Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Thủ tục khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất khi nhận thấy và có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại này có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đáng có của người sử dụng đất và luôn được pháp luật bảo vệ, cụ thể được quy định tại các Điều luật như thế nào? 


Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì căn cứ vào Điều 204 quy định về vấn đề giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Đối tượng của các khiếu nại, khiếu kiện bao gồm:
  • Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Hành vi hành chính bị kiện là hành vi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 203 Luật Đất Đai 2013 thì trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Luật Khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại tại Điều 7 như sau:

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.


Thủ tục khiếu nại

Về thủ tục khiếu nại, khiếu kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất lần lượt được thể hiện tại các Điều 8,9,10,11 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

Về Hình thức khiếu nại: 

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
  • Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
  • Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
  • Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.

Về thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Về thủ tục rút khiếu nại

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

Lưu ý về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết

Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
  • Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
  • Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
  • Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
  • Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
  • Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
  • Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề “Thủ Tục Khiếu Nại Quyết Định Giải Quyết Tranh Chấp Đất?”. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn trực tiếp, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 0908.748.368, để được tư vấn miễn phí.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Cần điều kiện gì để được mua nhà tái định cư?

Nhà ở tái định cư là nhà ở được hỗ trợ cho người bị thu hồi đất ở. Tuy nhiên không phải ai cũng được hỗ trợ nhà ở tái định cư nên việc chuyển nhượng, mua, bán cũng được Nhà Nước quản lý chặt chẽ và chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện được quy định các chế định Luật liên quan. Vậy cụ thể quy định các điều kiện để được mua nhà tái định cư đã được ghi nhận như thế nào?




Quy định mua nhà tái định cư

Căn cứ khoản 6,7 Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định về nhà ở tái định cư như sau Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thực chất nhà ở tái định cư do nhà nước hoặc một chủ đầu tư thực hiện với mục đích làm quỹ nhà ở cho người bị thu hồi nhà đất tái ổn định cuộc sống sau gia đoạn bất ổn định vì di dời, phục vụ giải phóng mặt bằng.

Chính vì đặc trưng này và mà việc mua bán nhà ở phục vụ tái định cư có những điều kiện bắt buộc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh sử dụng quỹ đất hoặc nhà ở sai mục đích, lãnh phí, không đúng đối tượng. Do đó, quy định về mua bán nhà tái định cư sẽ cần đòi hỏi các thủ tục khó khăn và phức tạp hơn so với nhà ở thương mại thông thường.

Điều kiện mua nhà tái định cư

Nghị định 99/2015/NĐ-CP, ngày 20-10-2015 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Theo đó, Điều 30 của Nghị định quy định đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư như sau:

Thứ nhất, về đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư gồm:
  • Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;
  • Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.
Thứ hai, về điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:
  • Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu mua nhà ở thương mại hoặc thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành;
  • Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;
  • Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Như vậy chỉ những đối tượng có đủ các điều kiện theo Luật nhà ở tái định cư trên mới có quyền mua nhà tái định cư mà thôi. Hay nhà ở tái định cư với mục đích để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Loại hình nhà này chỉ được bán cho hộ dân thuộc diện bị giải tỏa của dự án.


Nhà tái định cư có được chuyển nhượng không? 

Nhà ở tái định cư có thể được bán, chuyển nhượng nếu như đáp ứng đủ các yêu cầu về giao dịch nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hiện hành. Điều 118 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch gồm có:
  • Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Căn cứ theo quy định về điều kiện giao dịch nhà ở trên thì loại hình nhà ở tái định cư hoàn toàn có thể tham gia giao dịch nếu như có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà, không thuộc đối tượng bị kê biên thi hành án, có quyết định thu hồi, giải tỏa hay có tranh chấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề “Cần điều kiện gì để được mua nhà tái định cư?”. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn trực tiếp, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 0908.748.368, để được tư vấn miễn phí.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Thủ Tục Đăng Ký Quyền Sở Hữu Tài Sản Gắn Với Đất Như Thế Nào?

Tranh chấp đất đai, nhà cửa, tài sản gắn liền với đất hiện nay diễn ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, do nguồn gốc đất, do quy hoạch, do thừa kế,… Người sử dụng đất, sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cần làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.


Yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 106, điểm b, c khoản 1 Điều 107 BLDS 2015, tài sản gắn liền với đất phải thực hiện đăng ký tài sản. 

Căn cứ khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013:

  • Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
  • Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký thì thực hiện đăng ký lần đầu.
  • Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.


Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hồ sơ đăng ký lần đầu bao gồm:
  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu công trình không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu công trình nộp hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đó theo quy định của pháp luật về xây dựng. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cùng với hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình.
  • Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
  • Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
  • Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?

Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất được quy định như sau: 
  • Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày; 
  • Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày.
Căn cứ khoản 1,2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
  • Người sở hữu tài sản khác gắn liền với đất nộp một bộ hồ sơ nêu trên để làm thủ tục đăng ký.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản.
  • Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có)
  • Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Sau khi người sử dụng đất nộp chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ, ký chứng nhận bổ sung vào trang 4 giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp bổ sung tài sản vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc ký cấp đổi giấy chứng nhận đồng thời bổ sung tài sản gắn liền với đất.
Trên đây là một số quy định của pháp luật hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp Quý bạn đọc cần thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hãy liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 0908 748 368.




Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Khi Nào Cơ Quan Điều Tra Được Phép Bắt Người Không Cần Lênh?

Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt, tạm giữ, tạm giam; bảo lĩnh; đặt tiền để bảo đảm; cấm đi khỏi nơi cư trú; tạm hoãn xuất cảnh. Cụ thể thì pháp luật quy định như thế nào về biện pháp ngăn chặn bắt người? Và khi nào Cơ quan điều tra (CQĐT) được phép bắt người không cần lệnh?


Các trường hợp được phép bắt người

Theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, các trường hợp được phép bắt người gồm:
  • Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
  • Bắt người phạm tội quả tang;
  • Bắt người đang bị truy nã;
  • Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
  • Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Thẩm quyền ra quyết định bắt người

Theo Điều 110, Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những trường hợp: bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì cần phải có lệnh bắt mới được phép bắt người:
  • Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc sau khi thực hiện tội phạm người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
  • Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. 
Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Lệnh bắt người phải có: ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt; chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Khi thực hiện lệnh bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Phải có đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến.

Khác với lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần có Viện kiểm sát phê chuẩn. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp sau đó phải được báo ngay cho Viện kiểm sát bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt. Việc bắt người không được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Các trường hợp bắt người không cần lệnh
Theo Điều 111, Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người. Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì không quy định phải có lệnh:
  • Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. 
  • Bắt người phạm tội đang bị truy nã là bắt người phạm tội đang lẩn trốn nếu đã có lệnh truy nã của CQĐT.
Khi bắt, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí, giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người không cần lệnh là một trong những biện pháp ngăn chặn nhằm can thiệp kịp thời, ngăn chặn những hành vi phạm tội tiếp tục diễn ra. Quy định về những trường hợp bắt người không cần lệnh là cần thiết.

Trên đây là bài viết về vấn đề “Khi nào Cơ quan điều tra được phép bắt người không cần lệnh?” Hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi nếu bạn đang có thắc mắc và cần giải quyết các vấn đề về pháp luật: Luật sư Phan Mạnh Thăng. Hotline: 0908748368.