Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Tranh chấp đất đai dòng họ để lại cần những thủ tục gì?

Do thuộc sở hữu chung nhằm phục vụ mục đích thờ cúng, duy trì tín ngưỡng, nên tranh chấp đất đai dòng họ là điều khó tránh khỏi. Để xác định quyền sở hữu, công sức đóng góp, cần xác định nguồn gốc tạo lập và hiện trạng sử dụng qua các giấy tờ liên quan. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc phương án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất nhà thờ họ.

tranh chap dat dong ho
Đất dòng họ để lại cho con cháu dễ xảy ra tranh chấp

Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do dòng họ để lại

nha tho dong ho
Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia

Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015), sở hữu chung được quy định như sau:

Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia. (khoản 3 Điều 211). Các thành viên của dòng họ cùng quản lý, sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của dòng họ. (khoản 2 Điều này).

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ cộng đồng dân cư.Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày (điểm a khoản 2 Điều 61 Nghị định này).      

Những tranh chấp đất đai dòng họ để lại thường xảy ra

tranh chap dẽ xay ra
Tranh chấp dễ xảy ra do người quản lý GCN âm thầm giao dịch nhà thờ họ

Trên thực tế, tranh chấp xảy ra trong dòng họ thường liên quan đến các vấn đề sau:

  • Yêu cầu hủy thế chấp nhà thờ họ, từ đường;
  • Đòi tiền công đóng góp, quản lý đất đai dòng họ;
  • Mâu thuẫn liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất được hưởng;
  • Tranh chấp liên quan đến việc thừa kế di sản thờ cúng và nghĩa vụ trả nợ
  • Tranh chấp diện tích đất chồng lấn
  • Các tranh chấp khác có liên quan.

Tranh chấp đất đai dòng họ do ai có thẩm quyền giải quyết

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp có GCNQSDĐ, các bên liên quan có thể hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Thời gian thực hiện không quá 45 ngày.

Nếu không đồng ý với kết quả hòa giải, các bên có quyền khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 61 Nghị định, Điều 88, 89 Nghị định này.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 01/2020/HĐTP, thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 203 LĐĐ 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ pháp lý quy định tại Điều 100 Luật này thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức

  1. Nộp đơn đến UBND huyện. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện (Thời gian giải quyết là không quá 45 ngày)
  2. Khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất.

Trường hợp lựa chọn giải quyết tại UBND cấp huyện, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. (khoản 3 Điều 203 LĐĐ 2013).

Những căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai dòng họ để lại

Nguồn gốc sử dụng đất

Căn cứ chứng minh nguồn gốc tạo lập đất và tài sản kèm theo gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cấp trước ngày 10/12/2009
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo quy định hiện hành)
  • Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Quá trình sử dụng đất

Trên thực tế, có những khu vực người dân đã sinh sống, sử dụng đất ổn định trong thời gian dài mà không có tranh chấp. Nhà nước vẫn công nhận quyền sử dụng đất đối với cộng đồng dân cư nói trên nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 101 LĐĐ 2013.

Thủ tục cấp GCN được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

  • Đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này
  • Đất không có tranh chấp,
  • Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng.

Hiện trạng sử dụng đất

Khi người có yêu cầu nộp đơn xin xác nhận hiện trạng sử dụng đất, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận nếu đủ điều kiện:

  • Có GCNQSDĐ
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Trường hợp có sai sót về thông tin địa chính, diện tích đất trên thực tế so với Giấy chứng nhận thì UBND cấp có thẩm quyền tiến hành đo đạc và chỉnh lý lại thông tin.

Luật sư hỗ trợ, tư vấn khách hàng giải quyết tranh chấp do dòng họ để lại

Không ai muốn xảy ra tranh chấp do dòng họ để lại. Tuy nhiên, khi xảy ra mâu thuẫn, các bên cần phải tìm ra cách giải quyết thống nhất, hợp tình và hợp lý.

Vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết nếu có sự tư vấn từ người am hiểu pháp luật. Tại Long Phan PMT, dịch vụ luật sư đất đai luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn cho để xử lý các bất đồng về đất trong dòng họ, gia đình. Mọi chi phí đều được minh bạch và thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Tại đây, quý khách sẽ được Luật sư tư vấn cặn kẽ về phương án giải quyết, hướng dẫn thủ tục thực hiện, cung cấp các biểu mẫu, đơn từ có liên quan.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai do dòng họ để lại. Nếu như Quý khách cần hướng dẫn chi tiết, hoặc quan tâm đến các gói dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư đất đai hỗ trợ miễn phí.



November 01, 2020 at 01:00PM

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Hướng xử lý khi anh chị em không chịu ký văn bản khai di sản thừa kế

Khi anh chị em không chịu ký văn bản khai di sản thừa kế thì có thể xử lý theo hướng khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản tại Tòa án có thẩm quyền. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về văn bản khai di sản thừa kế cũng như hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục khởi kiện.

van ban khai thua ke
Văn bản khai thừa kế

Văn bản khai di sản thừa kế là gì?

Văn bản khai di sản thừa kế được anh chị em ký nhằm xác lập quyền tài sản với di sản người chết để lại. Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng, chứng thực là một trong các căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

  • Căn cứ theo Điều 58 Luật công chứng, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  • Về việc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản tại UBND cấp xã, theo quy định tại Điểm h, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015, theo đó UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản là nhà ở.
  • Tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND, người có thẩm quyền chứng thực có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Như vậy, văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được các đồng thừa kế ký tên. Trường hợp anh chị em không chịu ký văn bản khai thừa kế thì bạn có thể khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền.

>> Tham khảo thêm: CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ NGƯỜI KHÔNG ĐỒNG Ý GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

toa an giai quyet tranh chap chia di san thua ke
Tòa án giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp về bất động sản: Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết thuộc về:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế;
  • Nếu di sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì Tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền giải quyết.

Tranh chấp về động sản: Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc về:

  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.
  • Trong trường hợp tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế

trinh tu thu tuc khoi kien
Trình tự, thủ tục khởi kiên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và gửi đến Tòa án có thẩm quyền

Hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện:
  • Di chúc ( nếu có);
  • Giấy chứng tử, quyết định Tòa án tuyên bố người để lại di sản đã chết;
  • Bản kê khai di sản;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản thừa kế: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh,..
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với di sản của người để lại di sản;
  • Tờ khai người từ chối nhận di sản ( nếu có)

Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý hồ sơ khởi kiện

Bước 3: Mở phiên Tòa sơ thẩm

Tham khảo thêm tại:

>> Tham khảo thêm:

THỦ TỤC KHỞI KIỆN BUỘC CHIA PHẦN THỪA KẾ LÀ NHÀ ĐẤT DO CHA MẸ CHẾT ĐỂ LẠI

CHA MẸ MẤT KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC THÌ ĐẤT ĐAI ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO ?

Luật sư tư vấn hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế.

  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại khi có tranh chấp về di chúc
  • Tư vấn cách xác định ai là người thừa kế, thời gian, địa điểm, thời điểm mở thừa kế, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
  • Tư vấn các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc: Hình thức, nội dung di chúc; điều kiện di chúc hợp pháp; thủ tục lập di chúc; sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; hiệu lực di chúc; những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
  • Tư vấn các quy định về thừa kế theo pháp luật: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật; người hưởng thừa kế theo pháp luật; thừa kế thế vị
  • Tư vấn quy định về thanh toán và phân chia di sản, thừa kế có yếu tố nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
  • Trực tiếp tham gia thu thập chứng cứ liên quan đến vụ việc;
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Kiến nghị, hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn hướng xử lý khi anh chị em không chịu ký văn bản khai thừa kế. Trường hợp bạn đọc có khó khăn, thắc mắc trong quá trình giải quyết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn, trực tiếp thực hiện công việc, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn.



October 31, 2020 at 01:00PM

Cách đòi lại tiền cọc mua đất nền từ công ty môi giới

Môi giới mua bán nhà đất là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải bên môi giới nào cũng thực hiện một cách thiện chí đặc biệt là khi bên mua đã giao tiền cọc cho bên môi giới. Như vậy, khi gặp trường hợp bên môi giới nhận tiền cọc nhưng bên mua không nhận được đất thì sẽ xử lý như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc ĐÒI LẠI TIỀN CỌC  từ bên môi giới. 

doi lai tien coc tu ben moi gioi
Đòi lại tiền cọc từ bên môi giới

Đặt cọc mua đất nền được quy định như thế nào?

Chủ thể

  • Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc là những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Bên nhận đặt cọc phải là chủ thể có quyền sử dụng đất.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền đặt cọc mua bán nhà đất

Mục đích đặt cọc

  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Mục đích của hợp đồng đặt cọc này là nhằm đảm bảo các bên sẽ thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất sau đó.

Nội dung hợp đồng đặt cọc

  • Nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc bao gồm:
  • Thông tin của bên đặt cọc,
  • Bên nhận đặt cọc;
  • Tài sản đặt cọc;
  • Mục đích đặt cọc;
  • Chữ ký của hai bên.

Hình thức hợp đồng

Hợp đồng đặt cọc để nhận chuyển nhượng đất được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng hợp đồng, chứng thực.

Công ty môi giới có được ký hợp đồng đặt cọc hay không?

  • Như đã phân tích ở trên, chủ thể nhận đặt cọc phải là chủ thể có quyền sử dụng đất. Hợp đồng đặt cọc mua nền là hợp đồng đảm bảo cho việc mua bán quyền sử dụng nền đất, do đó chủ thể của bên ký kết (bên nhận cọc) chỉ là chủ thể có quyền sử dụng đối với nền đất đó.
  • Bên môi giới (bên thứ ba) không có quyền định đoạt đối với nền đất nên chỉ không có quyền ký hợp đồng đặt cọc.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

huong xu ly de doi lai tien coc tu cong ty moi gioi
Hướng xử lý để đòi lại tiền cọc từ công ty môi giới

Các hướng xử lý đòi lại tiền cọc mua đất nền từ công ty môi giới

Thương Lượng

  • Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
  • Đây là phương pháp rất được khuyến khích sử dụng, vì giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp. Ngoài ra, khi các bên giải quyết bằng phương thức này sẽ đảm bảo được mối quan hệ xã hội giữa các bên.

Hòa Giải

  • Hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả.
  • Hòa giải: là cách thức giải quyết tranh chấm mà với sự tham gia và thuyết phục của bên thứ ba các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa các bên tranh chấp.
  • Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên thường ưu tiên hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp, chỉ hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án giải quyết. 

Khởi kiện

Trường hợp sau khi tiến hành hòa giải mà các bên trong tranh chấp đòi lại tiền cọc vẫn không thống nhất được cách giải quyết. Khách hàng có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để tiến hành giải quyết tranh chấp.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai.

dich vu luat su tu van doi lai tien coc tu cong ty moi gioi
Dịch vụ luật sư tư vấn đòi lại tiền cọc từ công ty môi giới

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng đòi lại tiền

Tư vấn các quy định liên quan đến đòi lại tài sản

  • Hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng các quy định liên quan đến đòi lại tài sản đã đặt cọc. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án nếu khách hàng muốn khởi kiện.
  • Tư vấn khách hàng cách soạn đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Tham gia với tư cách đại diện ủy quyền cho thân chủ

Trong tố tụng hành chính, người đại diện theo ủy quyền được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

Tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:

  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
  • Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
  • Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
  • Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.
  • Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 16, 17, 18, 19 và 20 Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự.
  • Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn các quy định liên quan đến đòi lại tiền cọc mua đất. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG hoặc muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI TIỀN CỌC, xin vui lòng liên hệ DỊCH VỤ LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cám ơn.



October 31, 2020 at 10:00AM

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Điều kiện đòi lại nhà đất đã cho con cái

Điều kiện đòi lại nhà đất đã cho con cái gồm những gì? Khi muốn đòi lại đất cha mẹ nên thực hiện khởi kiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý khách tất cả những vấn đề trên.

khoi kien doi dat da cho con cai
Điều kiện đòi lại nhà đã cho con

Quy định về tặng cho nhà đất cho con

Điều kiện để cha mẹ thực hiện quyền tặng cho nhà đất cho con

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, khi muốn tặng cho quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện chung trên, thì tuỳ thuộc vào từng loại đất mà sẽ có thêm những điều kiện riêng cần phải đáp ứng. Một số điều kiện riêng cụ thể:

  • Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,…
  • Không được nhận tặng cho đối với trường hợp pháp luật không cho phép;
  • Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa,…

Trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

tang cho nha dat cho con cai
Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, thì Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con, việc đầu tiên cần làm là đến một tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực Hợp đồng tặng cho này.

>>>> Một số trường hợp tặng cho cụ thể:

>>>> Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Nghĩa vụ thuế, phí sau khi con nhận tặng cho nhà đất

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP về miễn thuế thu nhập cá nhân thì: Thu nhập từ quà tặng là bất động sản giữa:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
  • Cha vợ, mẹ vợ với con rể.

Bên cạnh đó, Khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 23/2013/NĐ-CP thì các trường hợp tặng cho nhà đất giữa cha mẹ và con cũng được miễn nộp lệ phí trước bạ.

Khi nào thì cha mẹ được đòi lại nhà đất đã cho con

Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho bất động sản thì:

  • Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực;
  • Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;

Do đó, trường hợp nếu cha mẹ tặng cho nhà đất cho con thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tặng cho thì quyền sử dụng đất đó đã thuộc về người còn và cha mẹ không có quyền đòi lại.

Tuy nhiên, nếu việc tặng cho này là có điều kiện, cụ thể như sau:

  • Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
  • Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, nếu sau khi nhận tài sản mà người con không thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận trước đó thì bố mẹ có quyền yêu cầu đòi lại nhà đất đã tặng cho con.

>>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện

Một số trường hợp khác cha mẹ được đòi lại nhà đất đã tặng cho con:

  • Cha mẹ chứng minh được việc tặng cho thuộc vào các trường hợp giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Không đáp ứng được các điều kiện về tặng cho, trình tự thủ tục tặng cho theo quy định.

Cha mẹ khởi kiện đòi lại nhà đất đã cho con

dieu kien doi dat cua cha me cho con
Có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết

Trường hợp cha mẹ chứng minh được giao dịch tặng cho trên là vô hiệu thì có thể gửi đơn khởi kiện lên Toà án có thẩm quyền, yêu cầu Toà giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

>>>> Hướng dẫn chi tiết về điều kiện huỷ, trình tự thực hiện khởi kiện tại: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng tặng cho nhà đất cho con

>>>> Trường hợp tặng cho bằng lời nói và bị đòi lại, thì người con có thể tham khảo cách xử lý tại: Cách xử lý khi đất tặng cho bằng lời nói nay đòi lại

Công việc Long Phan thực hiện

Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ thực hiện

  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. 
  • Tư vấn pháp luật về khiếu kiện về bồi thường và nghĩa vụ tài chính liên quan đến nhà đất (đất đai – nhà ở).
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, bồi thường tái định cư, thu hồi đất…
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của Khách hàng.

Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng

  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tham vấn cho khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp hành chính;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại liên quan đến quá trình giải quyết vụ án hành chính.

Nhận uỷ quyền làm việc với cơ quan chức năng

  • Nhận uỷ quyền thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp xã phường đến Tòa án, Thi hành án để giải quyết xong vụ việc tranh chấp nhà đất;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Phí dịch vụ

Phí tư vấn ban đầu là MIỄN PHÍ.

Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về vấn đề cụ thể, chi phí sẽ được cập nhật căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và khả năng tài chính của khách hàng.

Chúng tôi có chính sách HỖ TRỢ phí đối với các trường hợp có gia cảnh đặc biệt nhưng vẫn đảm bảo việc tư vấn diễn ra hiệu quả, chuyên nghiệp nhất.

Cam kết chất lượng

Long Phan PMT với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, thuế, hình sự, hôn nhân và gia đình, hành chính…và đội ngũ chuyên viên năng động, nhiệt huyết, cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đem lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Chúng tôi cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giữ bảo mật thông tin tuyệt đối. Chúng tôi hy vọng có thể phục vụ càng nhiều khách hàng trong tương lai, góp phần tạo ra hành lang an toàn pháp lý cho giới doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi nâng tầm thương hiệu của mình trong lĩnh vực pháp lý tại Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về điều kiện đòi lại nhà đất đã cho con cái. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc liên quan đến THỦ TỤC SANG TÊN, TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI do bố mẹ LY HÔN, xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI qua HOTLINE: 1900.6363.87. Xin cám ơn.



October 29, 2020 at 01:00PM

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hoà giải?

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hoà giải hay không? Pháp luật quy định thế nào về việc hoà giải khi xảy ra tranh chấp giữa các bên? Nếu hoà giải không thành thì cần làm gì tiếp theo? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề trên.

hoa giai tranh chap dat dai co bat buoc
Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hoà giải?

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

>>>> Một số tranh chấp đất đai cụ thể:

Hoà giải tranh chấp đất đai

Trường hợp nào phải thực hiện hoà giải?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

Như vậy, việc hoà giải là do các bên tự nguyện, Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải.

Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Tóm lại, chỉ đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì mới bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.

Các trường hợp còn lại không bắt buộc phải thực hiện hoà giải.

Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai

quy dinh hoa giai tranh chap dat dai
Gửi đơn đến Uỷ Ban Nhân Dân để hoà giải

Bước 1: Tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải ở cơ sở.

Bước 2: Các bên không tự hoà giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hoà giải.

Bước 3: Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

>>>> Xem thêm: Các chứng cứ cần có trong vụ án tranh chấp đất đai

  • Thành lập Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai để thực hiện hoà giải.

Bước 4: Tổ chức cuộc họp hoà giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hoà giải tranh chấp đất đai và người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

  • Việc hoà giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
  • Trường hợp một trong các bên vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hoà giải không thành.

Bước 5: Kết quả hoà giải phải được lập thành biên bản và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hoà giải, các thành viên tham gia phải đóng dấu của UBND cấp xã.

  • Đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Bước 6: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hoà giải để xem xét, giải quyết.

  • Vẫn phải lập biên bản hoà giải thành hoặc không thành.

Bước 7: Trường hợp hoà giả không thành hoặc các bên tiếp tục thay đổi ý kiến về kết quả hoà giải thì UBND lập biên bản hoà giải không thành và hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Trường hợp hoà giải không thành

tranh chap dat dai co bat buoc hoa giai
Hoà giải không thành có thể khởi kiện ra Toà án
  1. Trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc các Giấy tờ chứng minh QSDĐ quy định tại Đ100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án giải quyết;
  2. Trường hợp đương sự không có các giấy tờ trên thì đương sự lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết sau:
  3. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền;
  4. Khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng.

>>>> Về việc nên lựa chọn hình thức giải quyết nào trong 2 hình thức trên, quý khách có thể tham khảo tại: Tranh chấp đất nên khởi kiện ở tòa án hay nộp đơn ở ủy ban?

>>>> Trường hợp muốn khởi kiện ra Toà án, đương sự cần viết đơn đề yêu cầu toà án giải quyết, chi tiết tại: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Công việc Long Phan thực hiện

Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ thực hiện

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục, hồ sơ khởi kiện;
  • Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của khách hàng

Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng

  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tham vấn cho khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp hành chính

Nhận uỷ quyền làm việc với cơ quan chức năng

  • Đại diện khách hàng nộp đơn khởi kiện
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Phí dịch vụ

Phí tư vấn ban đầu là MIỄN PHÍ. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về vấn đề cụ thể, chi phí sẽ được cập nhật căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và khả năng tài chính của khách hàng.

Chúng tôi có chính sách HỖ TRỢ phí đối với các trường hợp có gia cảnh đặc biệt nhưng vẫn đảm bảo việc tư vấn diễn ra hiệu quả, chuyên nghiệp nhất.

Cam kết chất lượng

Long Phan PMT với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, thuế, hình sự, hôn nhân và gia đình, hành chính…và đội ngũ chuyên viên năng động, nhiệt huyết, cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đem lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Chúng tôi cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giữ bảo mật thông tin tuyệt đối. Chúng tôi hy vọng có thể phục vụ càng nhiều khách hàng trong tương lai, góp phần tạo ra hành lang an toàn pháp lý cho giới doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi nâng tầm thương hiệu của mình trong lĩnh vực pháp lý tại Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hoà giải. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc liên quan đến QUY TRÌNH KHIẾU NẠI các QUYẾT ĐỊNH của UBND, xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI qua HOTLINE: 1900.6363.87. Xin cám ơn.



October 29, 2020 at 10:00AM

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị xâm phạm. Tuy nhiên, quy định pháp luật về thừa kế hiện nay khá phức tạp, người dân không nắm được quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào. Phạm vi bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT xin được tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp nêu trên.

tu van giai quyet tranh chap thua ke
Việc giải quyết tranh chấp thừa kế phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên

Thừa kế quyền sử dụng đất được pháp luật quy định thế nào?

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có thể để lại di sản của mình cho người khác thông qua di chúc hoặc theo pháp luật quy định.

Theo đó, có hai hình thức thừa kế tài sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Với mỗi hình thức thừa kế, pháp luật lại có những quy định cụ thể riêng biệt.

Thừa kế theo di chúc

Việc lập di chúc của người để lại di sản là quyền sử dụng đất mà người đó không minh mẫn, không sáng suốt, bị những người đồng thừa kế hoặc người khác đe dọa, cưỡng ép thì di chúc của họ không có hiệu lực quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Người lập di chúc có thể lập di chúc theo nhiều hình thức khác nhau như di chúc bằng văn bản, di chúc có người làm chứng, di chúc miệng, di chúc được công chứng, chứng thực.

Với mỗi hình thức lập di chúc khác nhau, pháp luật đều có quy định cụ thể cho từng hình thức và hình thức của di chúc phải đúng theo các quy định cụ thể này.

Hơn nữa, các hình thức của di chúc đều phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 BLDS 2015 thì mới được coi là di chúc hợp pháp, từ đó mới có cơ sở để xem xét hiệu lực của di chúc.

Thừa kế theo pháp luật

Hiện nay BLDS 2015 hiện hành quy định rằng nếu người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di chúc vô hiệu, di chúc bị rách nát hư hỏng mà không thể hiện được nội dung của di chúc  hoặc những người thừa kế được chỉ định trong di chúc từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được CHIA THEO PHÁP LUẬT.

Việc hưởng thừa kế theo pháp luật này được chia theo hàng thừa kế, theo đó pháp luật quy định có ba hàng thừa kế, các hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước không có ai hoặc họ từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu di sản là quyền sử dụng đất không được để lại bằng di chúc, hoặc di chúc bị vô hiệu, hết hiệu lực theo quy định của pháp luật thì di sản là quyền sử dụng đất sẽ được chia theo pháp luật cho người thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

Điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất

huong dan giai quyet tranh chap thua ke quyen su dung dat
Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất xảy ra khá phổ biến hiện nay

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 thì cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

ĐIỀU KIỆN được thừa kế quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:

  • Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168, Điều 188).
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất
  • Khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (khoản 1 Điều 168, Điều 188).
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất

Cách thức phân chia thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Những người thừa kế có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo chỉ định trong di chúc sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của người chết tương ứng với phần di sản được nhận.

Ngoài ra, để bảo vệ người thân của người để lại di sản, Điều 644 BLDS 2015 quy định rằng, những người sau đây vẫn được nhận phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không được hưởng di sản theo di chúc hoặc chỉ được hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, những người được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp đất đai thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực: trong trường hợp người để lại di sản là đất đai không lập di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực thì đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cách giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

thu tuc giai quyet tranh chap thua ke quyen su dung dat

Thủ tục giải quyết tranh chấp

  1. Thực hiện hòa giải tại cấp xã nơi có đất. Trường hợp hòa giải không thành thì có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh theo quy định tại Điều 34, 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.
  2. Khởi kiện tòa án có thẩm quyền

Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự 2015 thì đối với tranh chấp thừa kế đất đai có di chúc, những đồng thừa kế được hưởng di sản theo di chúc có quyền yêu cầu chia thừa kế trong thời hạn 30 năm
kể từ thời điểm mở thừa kế.

Nội dung đơn khởi kiện

  • Thông tin người khởi kiện,
  • Thông tin người bị kiện
  • Nội dung khởi kiện
  • Nội dung yêu cầu
  • Gửi kèm đơn khởi kiện là Tài liệu chứng minh đất
    có tranh chấp.

Thủ tục khởi kiện ở tòa án

  1. Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện gửi đến tòa án.
  2. Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục xem xét đơn và thụ lý vụ án.
  3. Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử như là thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc đất, xác minh di chúc, nội dung di chúc, xác minh nhân thân người thừa kế theo pháp luật, tiến hành các thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ và đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là những hướng dẫn chung về thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Nếu bạn đọc có vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư liên quan đến tư vấn hoặc thực hiện giải quyết tranh chấp pháp luật thừa kế, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.



October 15, 2020 at 02:07PM