Trong thị trường hoạt động thương mại
năng động và sôi nổi tại Việt Nam hiện nay, việc can thiệp quản lý của Nhà nước
thông qua các quy định của pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng. Khi xảy
ra tranh chấp, việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thỏa đáng là vấn
đề tất yếu được xem xét. Một trong những cách giải quyết phổ biến được nhiều cá
nhân, tổ chức áp dụng đó là thỏa thuận trọng tài thương mại. Từ đó, cũng đặt ra
câu hỏi thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu khi nào?
Quy định về sự vô hiệu của thỏa thuận trọng tài (ảnh: Internet) |
Khái niệm và nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài
Theo
khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010: trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo
quy định của Luật này.
Theo
khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại quy định thì thoả thuận trọng
tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp
có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Theo Điều 4 Luật trọng tài thương mại
quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
bao gồm:
1. Trọng
tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm
điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các
bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
4. Hội
đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình.
5. Giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai (trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác).
6. Phán
quyết trọng tài là chung thẩm.
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài
thương mại vô hiệu
Theo
Điều 18 Luật trọng tài thương mại quy định thì thoả thuận trọng tài vô hiệu
khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (ảnh: Internet) |
Thứ
nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng
tài. Theo đó, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương
mại được quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại bao gồm:
·
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt
động thương mại;
·
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong
đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
·
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật
quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Thứ
hai, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
Thứ
ba, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự.
Thứ
tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với các quy định như sau:
1. Thỏa
thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng;
2. Thoả
thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận
sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
·
Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa
các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật;
·
Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi
thông tin bằng văn bản giữa các bên;
·
Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên
hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
·
Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến
một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ
công ty và những tài liệu tương tự khác;
·
Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ
mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia
không phủ nhận.
Thứ
năm, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
Thứ
sáu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo đó, văn bản pháp
luật hiện hành không định nghĩa cụ thể về thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Tuy
nhiên, có thể rút ra được bản chất của thỏa thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận
trọng tài rơi vào tình trạng mất hiệu lực ngay từ ban đầu.
Hậu
quả khi thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu
Theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại
quy định thì trong trường hợp các bên tranh chấp đã
có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối
thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài
không thể thực hiện được.
Theo
đó, trong trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu thì tranh chấp sẽ
thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo Điều 7 Luật trọng tài thương mại quy định thì
trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm
quyền là Tòa án được các bên lựa chọn. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa
chọn Tòa án thì đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng
tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định.
Bên
cạnh đó, việc quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu cũng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng với cả các bên tranh chấp khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài, đồng
thời tạo cơ sở pháp lý cho Hội đồng trọng tài xác định thẩm quyền của mình cũng
như Tòa án khi cần đánh giá tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
Thứ
nhất, đối với các bên khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài, quy định về thỏa thuận
trọng tài vô hiệu giúp các bên tránh được các lỗi khiến thỏa thuận trọng tài vô
hiệu dẫn tới tranh chấp không giải quyết được bằng phương thức trọng tài.
Thứ
hai, đây là căn cứ để Hội đồng trọng tài xác định xem mình có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp không.
Ngoài
ra, khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp. Nếu trọng tài đã giải quyết thì quyết định Trọng tài đó sẽ
bị Tòa án hủy theo quy định của pháp luật.
Trên
đây là bài viết về “Thỏa thuận trọng tài
thương mại bị vô hiệu khi nào?”. Pháp luật hiện hành tuy không định nghĩa cụ
thể thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu nhưng cũng đã quy định các trường hợp
dẫn đến thỏa thuận vô hiệu. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định cụ thể
này thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án. Quy định về thỏa
thuận trọng tài thương mại cũng đem lại ý nghĩa quan trọng đối với các bên cũng
như cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh.