Có Được Quyền Khởi Kiện Tập Thể Án
Dân Sự Không?
Theo khoản 2 điều 188 Bộ luật tố tụng
dân sự về phạm vi khởi kiện có quy định “Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể
cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp
luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong
cùng một vụ án.” Như vậy đây chính là trường hợp rất nhiều người hay còn gọi là
tập thể có thể cùng yêu cầu khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân
khác về những mối quan hệ pháp luật trong cùng một vụ án dân sự.
Đối với đơn khởi kiện của tập thể phải
thỏa mãn hình thức và nội dung quy định theo điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự
2015
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm
đơn khởi kiện.
Việc
làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
·
Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng
dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục
tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ
nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
·
Cá nhân là người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì
người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi
kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải
ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần
cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
·
Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm
a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người
không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm
chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng
lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
·
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải
ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp
pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức
khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh
nghiệp.
Đơn
khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
·
Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
·
Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
·
Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi
kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện
thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường
hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
·
Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền
và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được
bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
·
Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện
là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại,
fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc
hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi
có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
·
Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu
có).
Trường
hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
·
Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện
bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
·
Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu
có);
·
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
khởi kiện.
·
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu,
chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu,
chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để
chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi
kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa
án trong quá trình giải quyết vụ án.
Về trình tự thủ tục giải quyết khởi
kiện tập thể
Bước
1: Gửi đơn khởi kiện đến tòa án
Gửi
đơn khởi kiện trực tiếp tại tòa án có thẩm quyền, gửi qua đường bưu chính hoặc
nhanh nhất, iện lợi nhất chúng ta có thể gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử
qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước
2: Thủ tục nhận và xử lý đơn kiện
Trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án
phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được
phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định
sau đây:
·
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
·
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục
thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết
theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
·
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm
quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án khác;
·
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện
nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước
3: Nếu đủ các điều kiện sẽ chuyển qua bước thụ lý vụ án
·
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng
cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm
phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục
nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm
ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên
lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước
4: Phân công thẩm phán
·
Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm
phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm
phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên
Bước
5: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
·
Hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải
thành
·
Trường hợp hòa giải không thành sẽ tiến hành
thủ tục xét xử tại tòa
Bước
6: Tòa án sơ thẩm
·
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết
định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở
phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng
Bước 7: Xét xử phúc thẩm
·
Xét xử phúc thẩm là việc
Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa
án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
·
Đương sự, người đại diện
hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo
bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết lại.
·
Đơn kháng cáo phải được
gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Kèm
theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu
có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp
Trên đây là tư vấn của
chúng tôi đối với chủ đề khởi kiện tập thể, nếu các bạn còn thắc mắc hãy liên
hệ ngay Luật sư Phan Mạnh Thăng theo Hotline 0908 748 368 để được tư vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét