Giải quyết tranh chấp đất đai là thủ tục PHỔ BIẾN nhưng rất PHỨC TẠP, khó giải quyết và đôi khi còn để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho những người liên quan. Và không phải ai cũng am hiểu pháp luật để giải quyết khi cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Bài viết này sẽ đưa ra cách lựa chọn luật sư khi có tranh chấp đất đai xảy ra.
Tranh chấp đất đai là gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai?
Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là “tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Hay có thể hiểu là những tranh chấp mà xác định được người có quyền sử dụng đất. Từ đó, lưu ý những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp về mua bán quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai sau khi đã được HÒA GIẢI tại UBND cấp xã mà không thành thì sẽ được giải quyết như sau:
Giải quyết tại “Tòa án” nhân dân
Tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết tại TAND nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ thì đương sự khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của tố tụng dân sự.
- Không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền
Trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ được quy định theo pháp luật đất đai và không lựa chọn khởi kiện tại TAND thì đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền. Việc giải quyết được thực hiện:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền KHIẾU NẠI đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Công việc mà luật sư cần làm khi bảo vệ thân chủ trong vụ án tranh chấp đất đai
- Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ.
- Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
- Tư vấn, hướng dẫn thân chủ những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất.
- Làm việc với cơ quan chức năng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để bảo vệ cho thân chủ.
Thế nào là luật sư giỏi trong vụ tranh chấp đất đai
Một luật sư giỏi trong vụ tranh chấp đất đai là một luật sư đáp ứng được các điều kiện:
- Am hiểu quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
- Hiểu biết sâu rộng, nắm bắt được các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai.
- Tiếp xúc thực tế với các vụ án liên quan đến đất đai, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai.
- Biết cách thu thập, tìm kiếm chứng cứ bảo vệ cho thân chủ.
- Thấu hiểu hoàn cảnh thân chủ và đề xuất các phương án tính phí luật sư sao cho phù hợp với, thể hiện được tính nhân văn và thiên chức của một luật sư.
Các tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
- Năng lực của luật sư: là luật sư chuyên môn về đất đai; hiểu biết sâu rộng, toàn diện về pháp luật đất đai.
- Phẩm chất của luật sư: tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ quy định của pháp luật, hết lòng phụng sự khách hàng.
- Chi phí phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng và mức độ phức tạp của vụ việc.
Phí luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Tùy theo từng vụ việc chi tiết, cụ thể thì sẽ có mức phí luật sư khác nhau. Nhưng thường phí luật sư giải quyết tranh chấp đất đai được chia ra làm 2 loại sau:
- Phí cố định: sẽ được thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp.
- Phí kết quả: thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
Trên đây là hướng dẫn lựa chọn luật sư giải quyết tranh chấp của chúng tôi. Nếu các bạn đang cần tìm luật sư giải quyết tranh chấp đất đai hoặc LUẬT SƯ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI thì có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí. Chúng tôi đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí trên. Cảm ơn Quý bạn đọc.
August 24, 2020 at 10:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét