Giao dịch liên quan đến đất đai phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực
Quy định phháp luật về giao dịch quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:1. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản trong trường hợp sau:
· Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
· hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
2. Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
3. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Giá trị pháp lý của giao dịch quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay
Trường hợp mua bán đất bằng giấy tay được công nhận
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015, Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
· Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
· Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn chi tiết về quy định pháp luật cho từng trường hợp cụ thể; Tư vấn, hướng dẫn thân chủ những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất trong suốt quá trình giải quyết vụ việc;
Soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện;
Tư vấn và thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho giải quyết tranh chấp;
Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
· Làm việc với cơ quan chức năng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để bảo vệ cho thân chủ.
Phí luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Tùy theo từng vụ việc chi tiết, cụ thể thì sẽ có mức phí luật sư khác nhau. Nhưng thường phí luật sư giải quyết tranh chấp đất đai được chia ra làm 2 loại sau:
Phí cố định: sẽ được thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp.
Phí kết quả: thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng là thành viên đoàn luật sư Tp.HCM, đồng thời là giám đốc Công ty luật Long Phan PMT, chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề đất đai, và các ấn đề liên quan đến đất đai ổn thỏa và nhanh nhất. Với hơn 08 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng. Hãy liên hệ chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai một cách hiệu quả nhất. Xin cảm ơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét