Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai là được pháp luật quy định chặt chẽ, bài viết này sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc về THỜI HIỆU xử phạt hành chính cùng các kiến thức liên quan đến vấn đề như hình thức xử phạt vi phạm, các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm trong lĩnh vực đất đai, mời các bạn cùng theo dõi.

Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thời hiệu xử phạt là gì?

Theo quy định tại Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính.

“1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

  1. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.”

Và căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ – CP quy định về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
  2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
  • Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm hành chính về đất đai quy định tại Nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xác định là hành vi vi phạm đang được thực hiện.

Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ – CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Biện pháp khắc phục hậu quả

Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ – CP bao gồm:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;
  • Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
  • Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;
  • Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
  • Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;
  • Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;
  • Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;
  • Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;
  • Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;
  • Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
  • Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
  • Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
  • Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất quy định tại các Điều 15, 18, 19, 22, 26, 29, 30 và 32 của Nghị định này.

Vai trò của Luật sư hỗ trợ giải quyết vi phạm lĩnh vực đất đai

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Vai trò của Luật sư giải quyết vi phạm lĩnh vực đất đai

Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ giải quyết vi phạm lĩnh vực đất đai như sau:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về giải quyết vi phạm lĩnh vực đất đai
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan theo yêu cầu khách hàng
  • Soạn thảo đơn từ theo yêu cầu

Trên đây là bài viết về thời hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nếu Qúy bạn có thắc mắc về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính cần TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, xin vui lòng gọi đến HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí.



March 30, 2021 at 01:55PM

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

Kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những nội dung rất quan trọng của pháp luật đất đai. Khi nhà nước thu hồi đất buộc các tổ chức, cá nhân phải di chuyển tài sản gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Vậy thủ tục khởi kiện được tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc.

Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất

Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

Theo Điều 91 Luật đất đai về Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất thì:

  • Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường tại khoản 1 Điều này.

>> Xem thêm: Bồi thường giải phóng mặt bằng được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển khi thu hồi đất

Căn cứ kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất theo khoản 1 và khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Luật Tố tụng Hành chính 2015 là khi có:

  • Quyết định hành chính và Hành vi hành chính xâm phạm đến quyền lợi của người dân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hoặc hành vi hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai”.

Do đó khi phát hiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người sử dụng đất có quyền khởi kiện quyết định hành chính đó.

Vì vậy khi thỏa mãn những trường hợp trên, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền nộp đơn khởi kiện bồi thường tài sản để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển khi nhà nước thu hồi đất

Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Khiếu kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển do quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền lợi của người dân sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án theo Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính 2015, trừ các quyết định và hành vi sau đây:

  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong phạm vi bí mật quốc gia;
  • Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức;
  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống;
  • Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Khiếu kiện danh sách cử tri.

Lập hồ sơ khởi kiện

Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: thời gian làm đơn, thẩm quyền của bên giải quyết vụ án hành chính, thông tin cá nhân của các bên có liên quan và những yêu cầu sau:

  • Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
  • Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
  • Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
  • Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Nộp đơn khởi kiện

Việc nộp đơn khởi kiện quy định tại Điều 119 Luật Tố tụng Hành chính 2015 bằng một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Nếu đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.

Tòa án cũng có thể trả lại đơn khởi kiện nếu nhận thấy hồ sơ khởi kiện không thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật. Người khởi kiện có quyền khiếu nại việc trả lại đơn nếu thấy các căn cứ trả lại đơn của Tòa án không hợp lý.

Sau khi nộp đơn khởi kiện, người nộp đơn thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và đồng thời, người khởi kiện phải nộp biên lai cho Tòa án.

Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý vụ án.

>> Xem thêm: Thủ tục kiện đòi suất tái định cư khi bị thu hồi đất

thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Đơn cầu cứu khi bị Nhà nước thu hồi đất mà không được bồi thường chi phí di dời

Luật sư tư vấn kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

Luật sư tư vấn luật đất đai rất quan trọng vì họ là những người trong ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, sẵn sàng hỗ trợ những vấn đề pháp lý và cụ thể khi yêu cầu tư vấn luật, bạn sẽ được cung cấp những thông tin pháp lý về:

  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong các giao dịch đất đai
  • Quyền đền bù chi phí di chuyển khi bị nhà nước thu hồi đất
  • Thẩm quyền thu hồi đất và giải phóng mặt bằng
  • Thẩm quyền cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thủ tục khởi kiện về tranh chấp đất đai
  • Thủ tục khiếu kiện, KHIẾU NẠI về tranh chấp đất đai.
  • Thủ tục nhận di sản là đất đai có di chúc và không có di chúc thực hiện ra sao…

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục buộc di dời tài sản trên đất

Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Bồi thường chi phí di dời khi nhà nước thu hồi đất

Trên đây là bài viết của đội ngũ luật Long Phan về kiện đòi bồi thường chi phí di chuyển khi nhà nước thu hồi đất. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT SƯ LUẬT ĐẤT ĐAI xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



March 29, 2021 at 07:01AM

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào? Để được bồi thường khi thu hồi đất cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật đất đai và người dân cần nắm rõ các quy định pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về kiện đòi bồi thường thiệt thu hồi đất cho bạn đọc.

kiện đòi bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Nhà nước thu hồi đất

Nguyên tắc và điều kiện bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Nguyên tắc và điều kiện bồi thường về đất

Căn cứ Điều 74 Luật Đất đai 2013 về Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:

  • Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
  • Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
  • Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Điều kiện bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất:

  • Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
  • Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
  • Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo
  • Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
  • Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân
  • Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nguyên tắc và điều kiện bồi thường về tài sản

Căn cứ Điều 88 Luật Đất đai 2013 về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất:

  • Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
  • Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

Điều kiện bồi thường về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất:

  • Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi;
  • Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Bồi thường thiệt hạiđối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn quy định cụ thể tại các Điều 89, 90, 91, 94 Luật Đất đai 2013.

>> Xem thêm: Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất

Căn cứ kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Căn cứ kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất theo khoản 1 và khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Luật Tố tụng Hành chính 2015 là khi có:

  • Quyết định hành chính và Hành vi hành chính xâm phạm đến quyền lợi của người dân.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hoặc hành vi hành chính đó để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định:

Người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Do đó khi phát hiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người sử dụng đất có quyền khởi kiện quyết định hành chính đó.

Vì vậy, khi thỏa mãn những trường hợp trên, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền nộp đơn ;khởi kiện bồi thường tài sản để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

>> Xem thêm: Mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào ?

Quy định mới về bồi thường khi thu hồi đất

Đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Khiếu kiện đòi bồi thường tiền tài sản do quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm đến quyền lợi của người dân sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án theo Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính 2015, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong phạm vi bí mật quốc gia;
  • Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức;
  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống;
  • Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Khiếu kiện danh sách cử tri.

Lập hồ sơ khởi kiện

Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây: thời gian làm đơn, thẩm quyền của bên giải quyết vụ án hành chính, thông tin cá nhân của các bên có liên quan và những yêu cầu sau:

  • Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
  • Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
  • Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
  • Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Nộp đơn khởi kiện

Việc nộp đơn khởi kiện quy định tại Điều 119 Luật Tố tụng Hành chính 2015 bằng một trong các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Nếu đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.

Tòa án cũng có thể trả lại đơn khởi kiện nếu nhận thấy hồ sơ khởi kiện không thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật. Người khởi kiện có quyền khiếu nại việc trả lại đơn nếu thấy các căn cứ trả lại đơn của Tòa án không hợp lý.

Sau khi nộp đơn khởi kiện, người nộp đơn thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và đồng thời, người khởi kiện phải nộp biên lai cho Tòa án.

Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý vụ án.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất

Luật sư tư vấn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất

Việc nhờ công ty Luật tư vấn luật đất đai là điều vô cùng cần thiết vì họ là những người trong ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, sẵn sàng hỗ trợ gỡ bỏ những thắc mắc liên quan đến đất đai nhanh chóng, hiệu quả nhất, cụ thể khi yêu cầu tư vấn luật, bạn sẽ được cung cấp những thông tin pháp lý về:

  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong các giao dịch đất đai
  • Quyền đền bù tái định cư khi bị nhà nước THU HỒI
  • Thẩm quyền thu hồi đất và giải phóng mặt bằng
  • Thẩm quyền cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thủ tục khởi kiện về tranh chấp đất đai
  • Thủ tục khiếu kiện, KHIẾU NẠI về tranh chấp đất đai.
  • Thủ tục nhận di sản là đất đai có di chúc và không có di chúc thực hiện ra sao…

Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất

Trên đây là bài viết của đội ngũ luật Long Phan về kiện đòi bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



March 28, 2021 at 10:38AM

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt như thế nào?

Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt là một trong những vấn đề mà chủ thể quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất phải xem xét giải quyết khi xác lập, chấm dứt quyền bề mặt. Để giải quyết vấn đề này trước hết cần phải xác định được quyền bề mặt là gì? Bao gồm những gì? Những nội dung cần làm rõ như căn cứ xác lập, thời hạn sử dụng cũng như chấm dứt quyền bề mặt và đặc biệt là vấn đề xử lý tài sản như thế nào khi quyền bề mặt chấm dứt.

Quyền bề mặt và quyền sử dụng đất

Xử lý tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt khi chấm dứt

Quyền bề mặt trong quy định pháp luật dân sự

Quyền bề mặt là gì?

Quyền bề mặt theo quy định của bộ luật dân sự 2015 là quyền của chủ thể đối với các phần diện tích: mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất thuộc về chủ thể khác.

Chủ thể quyền bề mặt không những có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập trên đất. Khi quyền bề mặt được xác lập, chủ sở hữu đất và người có quyền bề mặt là hai chủ thể tách biệt nhau.

Căn cứ xác lập quyền bề mặt

Quyền bề mặt được xác lập như thế nào?

Căn cứ xác lập quyền bề mặt

Theo quy định tại Điều 267 BLDS 2015, quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

  • Quyền bề mặt được xác lập theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu đất và người có quyền bề mặt hoặc giữa người có quyền bề mặt với người khác trong trường hợp quyền bề mặt được chuyền giao.
  • Quyền bề mặt cũng được xác lập dựa trên thừa kế từ người có quyền bề mặt trước đó (căn cứ trên hành vi pháp lý đơn phương).
  • Trường hợp quyền bề mặt được xác lập theo quy định của pháp luật chưa được quy định rõ. Việc xác lập quyền bề mặt theo quy định của pháp luật được đưa ra nhằm tạo cơ sở cho những văn bản pháp luật sẽ được ban hành liên quan đến việc xác lập quyền bề mặt theo quy định của pháp luật.

Quyền bề mặt chấm dứt khi nào?

Người có quyền bề mặt có thời hạn nhất định đối với quyền bề mặt, thời hạn sử dụng đối với quyền bề mặt không lớn hơn thời hạn của quyền sử dụng đất. Điều 272 BLDS 2015 quy định quyền bề mặt chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết

Do quyền bề mặt được lập dựa trên cơ sở thỏa thuận, theo di chúc hoặc theo quy định của luật nên thời hạn sử dụng quyền bề mặt cũng được xác lập dựa trên cơ sở trên. Khi đến thời hạn được xác định thì quyền bề mặt đối với người có quyền cũng đương nhiên chấm dứt.

  • Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một

Có sự xuất hiện của quyền bề mặt là do có sự khác biệt giữa chủ thể có quyền sử dụng đất và chủ thể có quyền sử dụng đất, bởi người có quyền sử dụng đất thường sẽ bao gồm những quyền đối với những diện tích tiếp xúc với quyền sử dụng đất. Do đó, khi chủ thể có quyền sử dụng đất không xác lập quyền sử dụng đối với bề mặt cho người khác hoặc người có quyền bề mặt cũng có quyền sử dụng đất thì quyền bề mặt cũng đương nhiên chấm dứt.

  • Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình

Khi chủ thể có quyền bề mặt trong thời hạn sử dụng không có nhu khai thác, sử dụng đối với quyền bề mặt của mình và không muốn chuyển giao quyền bề mặt cho chủ thể khác thì chủ thể có quyền bề mặt có thể tuyên bố từ bỏ quyền bề mặt. Trong trường hợp này quyền bề mặt chấm dứt trước thời hạn đã xác định trước đó.

  • Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai

Trường hợp Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất thì quyền bề mặt được xác lập giữa người có quyền sử dụng đất với chủ thể có quyền bề mặt cũng bị chấm dứt.

>> Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Theo thỏa thuận của các bên

Khi không còn nhu cầu sử dụng quyền bề mặt hoặc người có quyền sử dụng đất muốn chấm dứt quyền sử dụng bề mặt trước thời hạn thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt quyền bề mặt bất kỳ lúc nào. Quyền bề mặt được chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.

Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

Căn cứ theo khoản 2 Điều 273 BLDS 2015, khi quyền bề mặt chấm dứt tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể có quyền bề mặt được xử lý như sau:

  • Trước khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể có quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp khi quyền bề mặt chấm dứt mà chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt. Chủ thể có quyền sử dụng đất có quyền định đoạt đối với những tài sản trên.
  • Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản cho chủ thể có quyền sử dụng đất.

Vai trò của luật sư khi giải quyết vấn đề liên quan đến quyền bề mặt bị chấm dứt

tranh chấp về quyền bề mặt

Vai trò của luật sư

Không thể phủ nhận vai trò của luật sư trong việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận và nắm bắt các quy định của pháp luật cũng như áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn để giải quyết những vấn đề khó khăn của khách hàng. Bởi không phải ai cũng có vốn hiểu biết sâu rộng cũng như biết cách áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề. Các vấn đề pháp lý thường khá phức tạp, một sự việc, tình tiết có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Về quyền bề mặt bị chấm dứt, luật sư có thể hỗ, trợ giải quyết cho khách hàng như:

  • Tư vấn, giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền bề mặt bị chấm dứt
  • Giải đáp thắc mắc, gỡ rối cũng như đưa ra hướng giải quyết cho khách hàng đối với vấn đề mà khách hàng gặp phải khi bị chấm dứt quyền bề mặt
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi có tranh chấp liên quan đến quyền bề mặt bị chấm dứt
  • Thay mặt khách hàng làm việc với các bên liên quan để giải quyết vấn đề

Tựu trung lại, bài viết đã cung cấp khá đầy đủ nội dung về vấn đề xử lý tài sản khi quyền bề mặt bị chấm dứt cũng như những nội dung khác xoay quanh vấn đề này. Luật Long Phan PMT hy vọng bài viết sẽ đáp ứng được thông tin mà quý bạn đọc cần. Trường hợp bài viết chưa đủ thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc hay có vấn đề cần giải đáp khác liên quan đến quyền bề mặt, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI miễn phí. Xin cảm ơn!



March 24, 2021 at 01:04PM

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Bán đất bằng sổ giả thì bị xử lý tội gì ?

Bán đất bằng sổ giả thì bị xử lý tội gì? Chắn chắn đây là câu hỏi gây thắc mắc của rất nhiều người trong suốt thời gian vừa qua. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thì đã kéo theo sự xuất hiện tràn lan sổ đỏ giả khiến những người bán nhà, mua đất không khỏi những bất an, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật, cách nhận biết cũng như hậu quả pháp lý về hành vi sử dụng SỔ GIẢ trong các giao dịch đất đai.

Tội làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đúng theo quy định

Quy định pháp luật đối với hành vi bán đất bằng sổ giả

Thế nào là “sổ đỏ giả” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả)

Hiện nay chúng ta không quá lạ khi nghe về “sổ đỏ giả” hay “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả”. Vậy sổ đỏ giả có thể được hiểu là loại giấy tờ khi nhìn bề ngoài sẽ tương tự như mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đất đai. Vì những đặc điểm như họa tiết, hoa văn, nội dung,… rất giống nhau nên đã gây đến sự nhầm lẫn không chỉ đối với người mua nhà đất mà còn qua mắt được những người có trình độ chuyên môn cao như Công chứng viên khi kiểm tra.

quy định hành vi bán đất bằng sổ giả

Hồ sơ xin cấp Giấy CNQSDĐ

Hiện nay các đối tượng làm giả giấy tờ, con dấu thực hiện hành vi ngày càng “tinh vi” thì dấu hiệu để nhận biết sổ giả hay sổ thật càng khó khăn hơn. Do vậy, khi kiểm tra sổ đỏ chúng ta cần phải xem kỹ những điểm sau:

  • Kiểm tra thông tin về chủ sở hữu đất.
  • Xem kỹ thông tin về nhà đất như vị trí, số thửa, số tờ bản đồ là những thông tin quan trọng của thửa đất đó, đồng thời cũng không được bỏ qua địa chỉ như số nhà, tên đường,…
  • Diện tích nhà đất, mục đích sử dụng đất, nguồn gốc và thời hạn sử dụng của thửa đất.
  • Kiểm tra con dấu và chữ ký.
  • Xem kỹ hình thức, sổ giả thường được ép plastic để dễ dàng gây nhầm lẫn với sổ thật. Thường in màu từng mặt sau khi quét lại sổ thật rồi dán lại với nhau. Tuy nhên, nếu sờ tay lên bề mặt sổ không thấy phần in nổi mà chỉ thấy hình ảnh nhẵn, thì khả năng đây là sổ giả rất cao.

Dấu hiệu để cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi các đối tượng sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để thực hiện các giao dịch mua bán đất nền hay giao dịch liên quan đến đất đai thì rất có thể cấu thành “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rõ về này khi có các căn cứ sau:

  • Mặt khách quan: Hành vi dùng thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể ở đây là làm giả sổ đỏ và đưa ra những thông tin giả nhưng làm cho người khác tin là thật và bán nhà đất cho người khác nhằm chiếm đoạt tài sản (giao tiền). Về giá trị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên, tuy nhiên dưới hai triệu đồng thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc người phạm tội đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xoá án tích mà còn tiếp tục vi phạm thì người thực hiện hành vi mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này;
  • Về khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ. Cụ thể là quyền tài sản của người đi mua nhà, đất;
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Thực hiện với lỗi cố ý. Biết rằng hành vi làm giả sổ đỏ và thủ đoạn gian dối của mình sẽ gây thiệt hại cho người mua bán đất nền nhưng mong muốn thực hiện và bỏ mặc hậu quả xảy ra;
  • Chủ thể: Chủ thể thường từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hậu quả pháp lý đối với hành vi bán đất bằng sổ giả

Căn cứ theo Điều 341 BLHS 2015 quy định về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.””.

Hành vi làm sổ đất giả đang phổ biến hiện nay gồm:

  • Phôi thật bị lấy cắp ra bên ngoài sử dụng và làm giả nội dung in trong sổ đỏ giả như vị trí, chữ ký, … ;
  • Làm giả phôi hoàn toàn và cả nội dung được in trên đó.

Sổ đỏ giả có công chứng được không

Sử dụng sổ đỏ giả nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác

Như vậy, hành vi của các đối tượng đã làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan chức năng nhằm mục đích thu lợi bất chính gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Vai trò Luật sư tư vấn khi bị lừa đảo giao dịch đất đai bằng sổ giả

Trong trường hợp khách hàng bị lừa trong giao dịch đất đai thực hiện bằng sổ đỏ giả, Công ty Luật Long Phan MPT có thể hỗ trợ pháp lý những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về cách xử lý khi bị lừa đảo trong giao dịch nhà, đất và các quy định khác liên quan;
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục phù hợp với tranh chấp đang xảy ra;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo, cũng như các đơn từ khác có liên quan;
  • Nhận ủy quyền trực tiếp thực hiện các yêu cầu của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các hướng giải quyết thủ tục theo đúng trình tự tối ưu, đảm bảo quyền lợi tốt nhất.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề pháp lý khi thực hiện giao dịch đất đai bằng sổ đỏ giả. Nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc về giải quyết các giao dịch thực hiện bằng sổ đỏ giả hoặc các vấn đề về pháp luật nhà đất, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



March 19, 2021 at 01:37PM

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Bồi thường tiền chi phí đầu tư, trang trí vào mặt bằng cho thuê khi nào?

Bồi thường tiền chi phí đầu tư, trang trí vào mặt bằng cho thuê khi nào? Nếu một chủ thể bỏ tiền để đầu tư, trang trí vào đất mà đất đó được thuê từ cá nhân, tổ chức hay được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hằng năm hoặc trả tiền thuê một lần thì khi Nhà nước thu hồi đất thì sẽ được bồi thường chi phí đầu tư, trang trí trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp vấn đề này.

chi phí đầu tư trang trí vào mặt bằng cho thuê

Chi phí đầu tư, trang trí mặt bằng cho thuê

Chi phí đầu tư vào đất còn lại là gì?

Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn CHƯA thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Như vậy, nếu chi phí đầu tư, trang trí vào mặt bằng cho thuê thỏa mãn điều kiện: phù hợp với mục đích sử dụng đất (cho thuê) và chưa thu hồi hết các chi phí này khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất thì được xem là chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Bồi thường tiền chi phí đầu tư, trang trí vào mặt bằng cho thuê khi nào?

Căn cứ Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 80 và Điều 81 Luật Đất đai 2013, khi tiền chi phí đầu tư, trang trí vào mặt bằng cho thuê thỏa mãn các điều kiện để được coi là chi phí đầu tư vào đất còn lại như đã đề cập bên trên thì sẽ được bồi thường khi:

  • Đất cho thuê bị Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng không được bồi thường về đất, bao gồm: đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (trừ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng);
  • Đất cho thuê bị thu hồi là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân: được bồi thường đối với diện tích đất nông nghiệp vượt quá hạn mức quy định tại Điều 129 Luật Đất Đai 2013;
  • Đất cho thuê bị Nhà nước thu hồi là đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí này không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước;
  • Đất cho thuê bị thu hồi là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân: đất cho thuê được miễn tiền thuê đất sẽ được bồi thường chi phí đầu tư, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
  • Đất cho thuê bị thu hồi là đất phi nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.

Bồi thường tiền chi phí đầu tư

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với đất cho thuê

Căn cứ Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại là:

  • Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Hồ sơ, chứng từ chứng minh đầu tư vào đất cho thuê

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất bao gồm những giấy tờ sau:

  • Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất;
  • Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.
  • Để được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại thì cần chuẩn bị các giấy tờ trên. Nếu không có, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Hồ sơ, chứng từ chứng minh đầu tư

Xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại

>> Xem thêm: Bồi thường giải phóng mặt bằng được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

  • Tư vấn quy định pháp luật về chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • Tư vấn giải quyết bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị Nhà nước thu hồi đất;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn khiếu nại đối với các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến bồi thường chi phí vào đất còn lại;
  • Tư vấn khởi kiện các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc tham gia tố tụng trực tiếp tại phiên tòa.

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định của pháp luật về bồi thường tiền chi phí đầu tư, trang trí vào mặt bằng cho thuê. Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bồi thường khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, hãy liên hệ ngay LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT thông qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI miễn phí. Xin cảm ơn.



March 15, 2021 at 10:47AM

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

Giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất là một trong những vấn đề phức tạp bởi lẽ tranh chấp ĐẤT ĐAI ngày nay diễn ra rất phổ biến với nhiều dạng tranh chấp khác nhau. Vậy giải quyết tranh chấp về “mục đích sử dụng đất” được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc.

tranh chấp mục đích sử dụng đất

Mục đích sử dụng đất

Thế nào là mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai?

Mục đích sử dụng đất là cách thức mà Nhà nước phân loại đất đai và yêu cầu người quản lý đất đai phải tuân thủ các quy định khi giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Tranh chấp phát sinh khi người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng đất của các bên, các quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền còn có thể sẽ xem xét tới hồ sơ địa chính về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu chứng minh mà các bên liên quan cung cấp.

>>> Xem thêm: Tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp giải quyết như thế nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Thủ tục hòa giải theo luật đất đai

Khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hoặc giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Thủ tục giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Tranh chấp mục đích sử dụng đất

Theo trình tự tố tụng dân sự

  1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án nơi có bất động sản đó.
  2. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, các tài liệu liên quan đến Tòa án có thẩm quyền và thực hiện việc tạm ứng án phí.
  3. Sau khi Tòa án đã thụ lý, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận về giải quyết vụ án. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành.
  • Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, sau 07 ngày các bên đương sự không thay đổi ý kiến gì thì tranh chấp kết thúc.
  • Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý, các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Theo trình tự tố tụng hành chính

  • Được áp dụng đối với những tranh chấp của các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.
  • Trường hợp tranh chấp về mục đích sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Trường hợp tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.
  • Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Vai trò luật sư tư vấn Giải quyết tranh chấp mục đích sử dụng đất

Luật sư tư vấn luật đất đai vô cùng quan trọng vì họ là những người trong ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, sẵn sàng hỗ trợ gỡ bỏ những thắc mắc liên quan đến đất đai nhanh chóng, hiệu quả nhất, cụ thể khi yêu cầu tư vấn luật sẽ được cung cấp những thông tin pháp lý về:

  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong các giao dịch đất đai
  • Quyền đền bù tái định cư khi bị nhà nước thu hồi
  • Thẩm quyền thu hồi đất và giải phóng mặt bằng
  • Thẩm quyền cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thủ tục khởi kiện về tranh chấp đất đai
  • Thủ tục khiếu kiện, khiếu nại về tranh chấp đất đai.
  • Thủ tục nhận di sản là đất đai có di chúc và không có di chúc thực hiện ra sao…

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp

Trên đây là bài viết của đội ngũ luật Long Phan về giải quyết tranh chấp về mục đích sử dụng đất. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



March 13, 2021 at 04:20PM

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Tranh chấp quyền sử dụng đất với người trông coi hộ khi ở nước ngoài

Tranh chấp đất với người trông coi hộ khi ở nước ngoàitranh chấp diễn ra phổ biến hiện nay. Đây có thể là đất thừa kế do cha mẹ để lại hay nhờ người khác đứng tên hộ. Vậy việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất với người trông coi hộ khi ở nước ngoài như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Người nước ngoài nhờ đứng tên mua đất

Nhờ người khác trông coi hộ đất khi ở nước ngoài

Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất do người khác coi hộ

Đất được thừa kế

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khởi kiện đòi lại tài sản được thừa kế do cha mẹ để lại là họ bị xâm phạm tới quyền chiếm hữu tài sản:

  • Mâu thuẫn về phân chia di sản thừa kế dẫn đến tranh chấp về tài sản;
  • “Di chúc” phân chia không đều dẫn đến phát sinh tranh chấp;
  • Do vấn đề CHĂM SÓC bố mẹ đã chết giữa các con (trong nước với nước ngoài);
  • Bảo lãnh: người Việt Nam định cư ở nước ngoài thỏa thuận với bên thứ ba (họ hàng, hàng xóm,…) thực hiện thay nghĩa vụ, trách nhiệm chăm sóc bố mẹ;
  • Vấn đề tặng cho di sản thừa kế: tặng cho tài sản không thuộc sở hữu chính chủ
  • Tài sản do cha mẹ đã mất để lại thuộc sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị sử dụng, định đoạt: mua bán, trả nợ,…
  • Các nguyên nhân khác.

Đất nhờ người khác đứng tên hộ

Theo quy định, có nhiều trường hợp người nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở Việt Nam nên việc hợp pháp hóa giấy chứng nhận sẽ do người Việt Nam đứng tên hộ. Tuy nhiên việc này có thể gặp nhiều rủi ro cho người nước ngoài khi phát sinh tranh chấp, muốn đòi lại tài sản.

Những tranh chấp thường gặp khi người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên hộ mua nhà đất như: Chị là người đã nhập quốc tịch nước ngoài, không còn quốc tịch Việt Nam gửi tiền về cho anh, chị em ruột mua nhà. Sau đó phát sinh tranh chấp, người đứng tên mua nhà không chịu trả nhà cho người chị đã gửi tiền về để mua. Đây là trường hợp phổ biến nhất hiện nay.

Cách xử lý tranh chấp quyền sử dụng đất với người trông coi hộ Kiện đất đai đứng tên dùm

Khởi kiện đòi lại đất nhờ người khác trông coi hộ

Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể tự thỏa thuận để giải quyết, nếu hòa giải không thành bên có thể khởi kiện đến Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện
  • Biên bản thỏa thuận giữa hai bên về việc giao tiền và thực hiện công việc, hoặc giấy tờ chứng minh cho việc thực hiện giao dịch,…
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết

  • Nộp đơn yêu cầu hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
  • Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không thành thì tranh chấp được giải quyết như sau:

Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và tài sản gắn liền với đất thì Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn nộp đơn giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

>> Xem thêm:

Những rủi ro khi nhờ người khác trông coi hộ nhà đất

  • Nhờ người khác nhận chuyển nhượng mà không có giấy ủy quyền thì khi người được nhờ đứng tên có ý chiếm đoạt không chịu sang tên trả lại sẽ phát sinh tranh chấp.
  • Khi Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường.
  • Người được nhờ đứng tên có quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
  • Người đứng tên trên Giấy chứng nhận chết thì đất đó sẽ là di sản thừa kế. Nếu người thừa kế không thừa nhận hoặc không biết được giao dịch “nhờ đứng tên giùm” khi đó có khả năng xảy ra tranh chấp.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất với người trông coi hộ khi ở nước ngoài

Việt kiều nhờ đứng tên mua nhà

Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại đất nhờ người đứng tên

Trường hợp Quý khách hàng đang gặp khó khăn trong việc đòi lại đất đai nhờ người khác trông coi hộ hãy liên hệ Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ:

  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đất nhờ người trông coi hộ.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại đất tranh chấp.
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG nếu được Quý khách hàng ủy quyền.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề tranh chấp đất nhờ người trông coi hộ khi ở nước ngoài, nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về tranh chấp đất đai nhờ người khác trông coi hộ khi ở nước ngoài, vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư đất đai tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn



March 10, 2021 at 01:08PM

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Đòi lại tiền mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối

Đòi lại tiền mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm hiện nay. Người xưa có câu “an cư lạc nghiệp”, việc có một chỗ ở ổn định lâu dài để phát triển sự nghiệp là rất quan trọng với mỗi người. Vậy nếu là mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối thì đòi lại tiền được không? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn đọc.

mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối

Mua nhà mà dính đất quy hoạch thì phải làm sao?

Đất quy hoạch

Căn cứ pháp lý

Đất quy hoạch là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, phân theo từng mục đích sử dụng như để sử dụng cho mục tiêu bảo vệ quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội,… và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ một số quy hoạch đất đai phổ biến như là quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…

Theo Điều 35 Luật Đất đai 2013 thì Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là:

  • Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
  • Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
  • Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
  • Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Dân chủ và công khai.
  • Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
  • Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Có nên mua đất trong quy hoạch?

Tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi người.

Trong trường hợp mục đích mua đất xác định là để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất này đang nằm trong quy hoạch làm đường giao thông, hay những loại quy hoạch khác không được xây dựng nhà ở thì không nên mua để tránh bị thu hồi trong quá trình sử dụng.

Trong trường hợp nhà đất này đang nằm trong quy hoạch mà được bán với giá rẻ thì tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể xem xét mua, vì quy hoạch là thứ có thể thay đổi theo thời gian, cho nên biết đâu quy hoạch này có thể bị thay đổi hoặc dỡ bỏ trong tương lai.

Làm thế nào để biết đất đang trong quy hoạch?

Người dân muốn tìm hiểu đất có đang trong quy hoạch hay không thì có thể tìm hiểu bằng các phương thức sau:

  • Kiểm tra quy hoạch dựa vào thông tin trên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc sổ hồng(giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất).
  • Nhờ công ty nhà đất, dịch vụ ở địa phương kiểm tra quy hoạch.
  • Tìm hiểu quy hoạch đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, khi mua đất, người mua cũng nên tìm hiểu một số thông tin khác về đất chẳng hạn như chủ đất đã có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa, mục đích sử dụng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có được xây dựng nhà cửa, công trình hay không, nguồn gốc của đất này là như thế nào, hay đất có đang nằm trong quy hoạch, trong tranh chấp, đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án…

giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối

Đất trong quy hoạch

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối

Theo Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 thì:

  • Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
  • Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
  • Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Như vậy, nếu bên kia có hành vi gian dối, không trung thực nhằm dụ dỗ chuyển nhượng mảnh đất đang quy hoạch cho bạn thì hợp đồng do hai bên ký kết sẽ không có hiệu lực pháp luật.

>>> Xem thêm: Đất dính quy hoạch có bán được không?

Hướng dẫn đòi lại tiền mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối

Trình tự thủ tục khởi kiện

Trường hợp này bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu buộc bên kia phải trả lại đúng số tiền mà bạn đã đặt cọc.

Theo Điều 189, 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trình tự khởi kiện như sau:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
    • Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
    • Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
    • Cá nhân thuộc hai trường hợp trên là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng.
  • Bước 2: Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
    • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
    • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
    • Gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có).

>>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi đặt cọc mua phải đất quy hoạch

Mức bồi thường

Theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 thì Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Luật sư tư vấn đòi lại tiền mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối

Trong vấn đề Đòi lại tiền mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối, Luật sư tư vấn của Luật Long Phan sẽ hướng dẫn về:

  • Thủ tục khởi kiện
  • Các bước giải quyết và nội dung cụ thể về điều kiện khởi kiện
  • Thu thập chứng cứ
  • Nộp hồ sơ khởi kiện
  • Tham gia tố tụng và các nội dung khác liên quan trong quá trình tố tụng

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán đất do bị lừa dối

khởi kiện đòi lại tiền mua đất dính quy hoạch

Đòi lại tiền mua nhà do dính đất quy hoạch

Trên đây là bài viết của đội ngũ luật Long Phan về đòi lại tiền mua nhà đất dính quy hoạch do bị lừa dối. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI hoặc TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



March 09, 2021 at 10:16AM

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh đã được pháp luật quy định cụ thể. Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh chỉ xảy ra khi tranh chấp này đáp ứng các điều kiện để được giải quyết tại UBND tỉnh theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu các bên trong tranh chấp không nắm rõ được trình tự thực hiện, nội dung thì sẽ khá phức tạp. Để hiểu rõ hơn về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh, cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây.

giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Quy định về tranh chấp đất đai

Quy định về tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013.

Điều này có nghĩa là những tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất mới là tranh chấp đất đai. Việc này để phân biệt với các tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… do thủ tục giải quyết khác nhau.

Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý, vì vậy đối tượng của tranh chấp đất đai sẽ không phải là quyền sở hữu đất hay chủ thể có quyền sở hữu đất đai.

Một số dạng tranh chấp đất đai thường gặp

Hiện nay, các tranh chấp về đất đai xảy ra khá phổ biến, đa dạng cả về chủ thể lẫn nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, có thể phân loại các tranh chấp đất đai thành một số dạng thường gặp sau:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

>>Xem thêm: TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh

Điều 203 Luật đất đai 2013 có quy định về trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh như sau:

Trường hợp 1:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013;
  • Đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau đã được giải quyết tại UBND cấp huyện nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết.

Trường hợp 2:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013;
  • Đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh

Đối với các tranh chấp đất đai, theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì các bên tranh chấp bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh nơi có đất

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì UBND cấp tỉnh thực hiện các công việc sau:

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công cho cơ quan tham mưu giải quyết;
  • Cơ quan tham mưu có trách nhiệm thẩm tra, xác minh vụ việc; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai nếu cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết tranh chấp

Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết tranh chấp.

>>Xem thêm: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CẤP XÃ NHƯ THẾ NÀO?

thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh

>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Cá Nhân, Hộ Gia Đình Với Tổ Chức

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh

Luật sư thực hiện các công việc sau để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh:

  • Tư vấn quy định về tranh chấp đất đai, trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh theo quy định pháp luật;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu;
  • Đại diện khách hàng tham gia hòa giải tranh chấp;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập, lưu giữ tài liệu, chứng cứ;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh. Nếu quý khách còn có nội dung nào vướng mắc về giải quyết tranh chấp đất đai hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.



March 08, 2021 at 04:00PM

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở hiện nay là nhu cầu phổ biến của đại đa số người dân bởi thị trường giao dịch bất động sản đang phát triển rất sôi động kèm với đó là những rủi ro liên quan. Công ty Luật Long Phan PMT với kinh nghiệm nhiều năm trong giải quyết tranh chấp nhà cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai. Chi tiết dịch vụ vui lòng tham khảo bài viết dưới đây.

dịch vụ tư vấn tranh chấp nhà ở

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Tại sao cần được tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở?

Hiện nay, tình trạng những tranh chấp đất đai, nhà ở khi đưa ra giải quyết thường GẶP PHẢI rất nhiều những khó khăn, phức tạp, tốn nhiều công sức, tiền của, gây bất lợi đến quyền và lợi ích của chủ nhà và những người có liên quan. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật để có thể tự bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của bản thân. Hiểu được điều này, công ty chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở, thay mặt khách hàng giải quyết những tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà ở, đồng thời TỐI GIẢN các thủ tục giải quyết tranh chấp, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của.

Nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

tranh chấp nhà ở với cá nhân nhà nước

Một số tranh chấp khác liên quan đến đất đai, nhà ở

Tranh chấp về quyền sử dụng đất, nhà ở

  • Tranh chấp về ranh giới với hàng xóm, họ hàng liền kề nhau
  • Tranh chấp về địa giới hành chính giữa hai địa phương, thôn, xóm với nhau
  • Tranh chấp đòi lại nhà đã cho mượn, ở nhờ
  • Tranh chấp đòi lại đất khai hoang

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng

  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở
  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo lãnh
  • Tranh chấp đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của Nhà nước
  • Tranh chấp về việc xác định mục đích sử dụng đất trong quá trình quy hoạch của nhà nước

Tranh chấp khác liên quan đến đất đai, nhà ở

  • Tranh chấp quyền thừa kế đất đai cha mẹ, ông bà để lại cho con, cháu.
  • Tranh chấp phân chia tài sản là đất đai, nhà ở sau ly hôn
  • Tranh chấp phân chia tài sản chung là nhà ở của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
  • Tranh chấp nhà ở giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức
  • Tranh chấp không có SỔ ĐỎ
  • Tranh chấp khi một bên vắng mặt

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp nhà ở

  • Thủ tục hòa giải tại UBND xã
  • Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, nhà ở tại Tòa án; thủ tục yêu cầu ủy ban các cấp giải quyết tranh chấp đất đai
  • Thủ tục khiếu kiện, khiếu nại quyết định hành chính về đất đai

Phí tư vấn

Phí tư vấn ban đầu hoàn toàn miễn phí. Trường hợp quý khách muốn tư vấn chuyên sâu về từng vấn đề cụ thể, chi phí sẽ được áp dụng căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và khả năng tài chính của quý khách. Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo hỗ trợ mức phí tối đa cho khách hàng nhưng vẫn mang lại hiệu quả pháp lý cao.

Cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ

luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở

Tôn chỉ TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ

  • TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ luôn là tôn chỉ hoạt động của Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng cùng đội ngũ luật sư cộng sự. Với kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cũng như bề dày kinh nghiệm trên thực tế, chúng tôi cam kết thực hiện công việc trên nền tảng đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
  • ĐẶT QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG LÊN HÀNG ĐẦU giúp chúng tôi không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn giúp mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ.
  • CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG một cách tuyệt đối theo quy định của pháp luật và phù hợp với Quy tắc đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.

Phương thức liên hệ tư vấn

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn” qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: luatlongphan@gmail.com
  • Tư vấn pháp luật qua TỔNG ĐÀI 1900 63.63.87
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại CÔNG TY, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
  • Miền Nam: Trụ sở chính: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
  • Tư vấn pháp luật TRỰC TUYẾN 24/7


March 02, 2021 at 10:52AM

Tư vấn khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm xã đã hòa giải không thành

Khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm xã hòa giải không thành là thủ tục dân sự được thực hiện khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi lấn chiếm đất của hàng xóm. Thủ tục khởi kiện cần được tiến hành như thế nào? Chuẩn bị những hồ sơ gì? Mức án phí đối với vụ việc là bao nhiêu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp những vấn đề trên.

khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm hoà giải không thành

Khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm xã đã hòa giải không thành

Quyền khởi kiện của người bị hàng xóm lấn chiếm đất

Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rằng cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, khi nhận thấy hàng xóm lấn chiếm đất đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người bị lấn chiếm có thể làm đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Pháp luật quy định về việc hòa giải tại UBND xã

Điều 202 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định về  việc hòa giải tranh chấp đất đai:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì “gửi đơn” đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Đối với trường hợp hòa giải THÀNH mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

>>> Xem thêm: Lấn chiếm đất có bị xử phạt không?

Thủ tục khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm tại Tòa

Thủ tục khởi kiện đất bị lấn chiếm

Thủ tục khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm tại Tòa

Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục khởi kiện

  • Đơn khởi kiện;
  • CMND của bạn (bản sao);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao);
  • Biên bản ghi nhận nội dung hòa giải không thành (bản sao);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao),
  • Giấy tờ liên quan đến nhân thân và quyền sử dụng đất của nhà hàng xóm.

Thủ tục thực hiện việc khởi kiện

  1. Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
  2. Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí sau khi nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án.
  3. Tòa án tiến hành giải quyết vụ án và ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Án phí đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất

Về mức án phí theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án khônggiá ngạch;
  • Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Án phí đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất

>>> Xem thêm: Trường hợp nào được miễn tạm ứng án phí trong vụ án dân sự

Luật sư tư vấn khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn cao, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tận tâm tư vấn, cũng như hỗ trợ quý khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm xã đã hòa giải không thành. Cụ thể:

  • Tư vấn rõ ràng, cụ thể và chi tiết về quyền khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm xã đã hòa giải không thành.
  • Đưa ra phương thức giải quyết phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể của khách hàng.
  • Trực tiếp làm việc với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Đại diện cho khách hàng khi được sự ủy quyền.
  • Tham gia TỐ TỤNG bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Tòa

Trên đây là bài viết tư vấn khởi kiện đất bị hàng xóm lấn chiếm xã đã hòa giải. Nếu quý đọc giả còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần được tư vấn luật đất đai cụ thể hơn về các vấn đề khác có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư Đất đai hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn.



February 24, 2021 at 07:15AM