Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh đã được pháp luật quy định cụ thể. Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh chỉ xảy ra khi tranh chấp này đáp ứng các điều kiện để được giải quyết tại UBND tỉnh theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu các bên trong tranh chấp không nắm rõ được trình tự thực hiện, nội dung thì sẽ khá phức tạp. Để hiểu rõ hơn về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh, cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây.
Quy định về tranh chấp đất đai
Quy định về tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013.
Điều này có nghĩa là những tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất mới là tranh chấp đất đai. Việc này để phân biệt với các tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… do thủ tục giải quyết khác nhau.
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý, vì vậy đối tượng của tranh chấp đất đai sẽ không phải là quyền sở hữu đất hay chủ thể có quyền sở hữu đất đai.
Một số dạng tranh chấp đất đai thường gặp
Hiện nay, các tranh chấp về đất đai xảy ra khá phổ biến, đa dạng cả về chủ thể lẫn nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, có thể phân loại các tranh chấp đất đai thành một số dạng thường gặp sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
>>Xem thêm: TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh
Điều 203 Luật đất đai 2013 có quy định về trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh như sau:
Trường hợp 1:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013;
- Đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau đã được giải quyết tại UBND cấp huyện nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết.
Trường hợp 2:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013;
- Đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh
Đối với các tranh chấp đất đai, theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì các bên tranh chấp bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh nơi có đất
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì UBND cấp tỉnh thực hiện các công việc sau:
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh phân công cho cơ quan tham mưu giải quyết;
- Cơ quan tham mưu có trách nhiệm thẩm tra, xác minh vụ việc; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai nếu cần thiết, hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết tranh chấp
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết tranh chấp.
>>Xem thêm: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CẤP XÃ NHƯ THẾ NÀO?
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh
>>Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Cá Nhân, Hộ Gia Đình Với Tổ Chức
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh
Luật sư thực hiện các công việc sau để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh:
- Tư vấn quy định về tranh chấp đất đai, trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh;
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh theo quy định pháp luật;
- Soạn thảo đơn yêu cầu;
- Đại diện khách hàng tham gia hòa giải tranh chấp;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập, lưu giữ tài liệu, chứng cứ;
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND tỉnh. Nếu quý khách còn có nội dung nào vướng mắc về giải quyết tranh chấp đất đai hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
March 08, 2021 at 04:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét