Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được tiến hành theo trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy cụ thể trình tự giải quyết tranh chấp ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Mẫu hợp đồng

Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Thế nào là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mang bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng về quyền sử dụng đất.

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
  • Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
  • Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho

Trình tự thủ tục

Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng tặng cho

Thẩm quyền giải quyết

Đối các tranh chấp đất đai nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp tự hòa giải.

Thứ nhất, trường hợp các bên hòa giải không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thứ hai, nếu UBND cấp xã hòa giải không thành thì sẽ có 02 trường hợp:

  • Trường hợp đương sự có đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu các bên trong tranh chấp là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Nếu các bên trong tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng tặng cho nhà đất cho con

Hồ sơ cần thiết

Khởi kiện tranh chấp

Khởi kiện tranh chấp hợp đồng tặng cho

Hồ sơ cần thiết khi yêu cầu hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã:

  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất.
  • Tài liệu kèm theo như bản sao quyết định hành chính, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp,…

Trường hợp khởi kiện đến Tòa án thì hồ sơ cần có:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Các giấy tờ liên quan khác nhằm chứng minh tình trạng đất đai liên quan đến vấn đề khởi kiện.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho đất

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu nhiều lĩnh vực pháp luật, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
  • Tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng tặng cho.
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho.
  • Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Nếu bạn đọc có thắc mắc quy định về tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc cần được tư vấn luật đất đai chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được gặp trực tiếp Luật sư đất đai TƯ VẤN MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn!



January 31, 2021 at 01:50PM

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Tư vấn giải quyết tranh chấp góp tiền mua đất

Tranh chấp góp tiền mua đất vẫn thường diễn ra trong đời sống xã hội. Nguyên nhân chủ yếu vì đất đai là tài sản có giá trị lớn vì vậy không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để tự mua cho mình một mảnh đất, người tham gia mua chung đất lại thường là những người thân quen nên thường không làm giấy tờ, thủ tục góp tiền. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ một số vấn đề về tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp góp tiền mua đất

Thỏa thuận góp tiền mua đất có cần công chứng, chứng thực không?

Pháp luật hiện hành không có quy định về việc bắt buộc lập thành văn bản hay công chứng, chứng thực hợp đồng (thỏa thuận) góp tiền mua đất. Tuy nhiên, đất đai là tài sản lớn, có giá trị, thời gian sử dụng lâu dài vì vậy người tham gia góp tiền mua đất vẫn nên công chứng, chứng thực hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình khi phát sinh tranh chấp.

Nhiều người góp tiền mua đất thì sổ đỏ đứng tên ai?

Mua đất sổ đỏ đứng tên ai

Người được cấp Sổ đỏ đối với đất sở hữu chung

Thửa đất được nhiều người góp tiền mua là tài sản thuộc sở hữu chung của những người tham gia góp tiền mua đất theo Khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015. Mỗi chủ sở hữu đều có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt theo quy định tại các Điều 216, 217, 218.

Việc xác định người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất Điều 98 Luật Đất đai 2013. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Giải quyết tranh chấp góp tiền mua đất

 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp góp tiền mua đất

Tranh chấp góp tiền mua đất thường là tranh chấp quyền sử dụng đất nên trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tuân theo quy định của Luật Đất đai. Theo đó, Căn cứ điều 202 Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

Tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp

Khi phát sinh tranh chấp góp tiền mua đất, cần thu thập các tài liệu, chứng cứ sau đây:

  • Hợp đồng, thỏa thuận góp tiền mua đất: Đây là chứng cứ quan trọng chứng minh quyền đối với quyền sử dụng đất;
  • Nhân chứng đã chứng kiến việc góp vốn mua đất;
  • Các đoạn ghi âm, ghi hình về quá trình góp tiền mua đất.

>>> Xem thêm: CÁCH LỰA CHỌN LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Những điều cần lưu ý khi góp tiền mua đất

Góp tiền mua đất là hoạt động diễn ra khá phổ biến trong đời sống. Cùng với đó, các tranh chấp liên quan đến giao dịch này cũng xảy ra thường xuyên. Do đó, khi góp tiền mua đất cần lưu ý những điểm sau:

  • Hợp đồng góp tiền mua đất cần được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia;
  • Thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật;
  • Nếu không lựa chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc không có đủ điều kiện lập thành văn bản, hợp đồng phải thực hiện bằng lời nói thì cần có các đoạn ghi âm, ghi hình để chứng minh giao dịch;
  • Áp dụng theo quy định của pháp luật, yêu cầu mỗi chủ sở hữu đều có một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp lựa chọn một người đại diện đứng tên cần có giấy tờ chứng minh thỏa thuận cho người đó đại diện đứng tên.

Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp góp tiền mua đất

Luật sư giải quyết tranh chấp

Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp góp tiền mua đất

Giải quyết tranh chấp đất đai luôn là vấn đề phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, chi phí. Vì vậy, vai trò của người am hiểu pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng là vô cùng quan trọng góp phần làm quá trình này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp đất đai, Long Phan PMT sẽ hỗ trợ quý khách các hoạt động giải quyết tranh chấp, cụ thể:

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo, điền đơn khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án.

Trên đây là bài viết tư vấn giải quyết tranh chấp góp tiền mua đất, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc góp tiền mua đất hoặc cần tư vấn luật đất đai vui lòng liên hệ 1900 63.63.87 để được Luật sư Đất đai tư vấn miễn phí.



January 28, 2021 at 07:48AM

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất?

Cách đòi lại đất khi người mượn đất không tự nguyện trả là câu hỏi thường gặp tại Công ty Luật Long Phan PMT khi quý khách hàng là người cho mượn, cho ở nhờ đất không đòi đất được vì người mượn đất “không tự nguyện trả” hoặc không nắm rõ các quy định của pháp luật dẫn đến khi đòi không thể bảo vệ đúng quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất.

đòi lại đất khi mượn không trả

Cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất

Quy định pháp luật về nguồn gốc sử dụng đất

Xác minh nguồn gốc sử dụng đất là điều kiện rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, là bằng chứng thừa nhận việc sử dụng đất của bên cho mượn là hợp pháp, có cơ sở để thực hiện đòi lại đất đã cho mượn. Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác minh nguồn gốc đất đai nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị xác minh nguồn gốc sử dụng đất;
  • Các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ, cán bộ địa chính kiểm tra, phố hợp với Ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Cho Người Khác Mượn Canh Tác Ngày Xưa

Quyền của bên cho mượn đất

Căn cứ theo Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cho mượn sẽ có các quyền sau:

  • Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;
  • Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
  • Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Vì vậy, khi một bên cho bên khác mượn đất, nếu như bên mượn đã đạt được mục đích hoặc bên cho mượn cần sử dụng lại đất thì có thể yêu cầu người mượn trả lại đất. Bên mượn đất có nghĩa vụ trả lại đất đã mượn theo đúng thời hạn hoặc theo yêu cầu của bên cho mượn.

Quyền của người cho mượn

Quyền của bên cho mượn đất

Cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất

Giải quyết tại ủy ban nhân dân

Đòi lại đất thông qua giải quyết tại Ủy ban nhân dân khi người mượn đất không tự nguyện trả đất

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai tự hòa giải tại cơ sở, nếu như không thể hòa giải được hoặc người mượn không trả đất thì tiến hành gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để thực hiện hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Kết quả xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của các bên.

Hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:

  • Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (theo mẫu);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh khác như hợp đồng cho mượn đất (nếu có).

Đòi lại đất thông qua giải quyết tại Ủy ban nhân dân khi người mượn không tự nguyện trả đất

>>> Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Được Giao Nhưng Bị Người Khác Sử Dụng

Đòi lại đất thông qua khởi kiện tại Tòa án khi người mượn đất không tự nguyện trả đất

Sau khi thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành, bên cho mượn đất có thể thực hiện thủ tục khởi kiện người mượn đất tại Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp.

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì bên khởi kiện có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất,…

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.

>>> Xem thêm: Đất Bị Người Khác Đứng Tên Sổ Đỏ Thì Lấy Lại Bằng Cách Nào?

Luật sư hỗ trợ đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả

Đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả lại đất là dịch vụ tư vấn của Công ty Luật Long Phan PMT, được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư sẽ tham gia vào các giai đoạn có thể kể đến như sau:

  • Giải đáp về hành vi vi phạm pháp luật trên đất của khách hàng;
  • Tư vấn về hướng giải quyết giúp tiết kiệm công sức và thời gian nhất cho khách hàng;
  • Tham gia soạn thảo các văn bản cần thiết trong quá trình đòi lại đất do người mượn không tự nguyện trả đất;
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Các công việc liên quan khác.

Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trên đây là bài viết về cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất, nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào về việc đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất hoặc các vấn đề khác cần tư vấn luật đất đai có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT giải đáp thắc mắc.



January 27, 2021 at 01:47PM

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Người mượn đất xây nhà không xin phép phải giải quyết thế nào?

Người mượn đất xây nhà không xin phép phải giải quyết thế nào là câu hỏi thường được khách hàng tại Công ty Luật Long Phan PMT quan tâm, đây là một vấn đề thường xuyên xảy ra trên thực tế xoay quanh những vấn đề về việc phải xử lý thế nào khi cho mượn hoặc xin đất và người mượn đó lại xây nhà, sửa chữa không xin phép dẫn đến những rắc rối về việc liệu nhà đó có cần phải được cấp phép xây dựng hay không, tranh chấp về các loại giấy phép trong lĩnh vực nhà đất. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách giải quyết việc người mượn đất xây nhà không xin phép.

Mượn đất xây nhà không xin phép

Người mượn đất xây nhà không xin phép phải giải quyết thế nào?

Quy định pháp luật về nguồn gốc sử dụng đất

Xác minh nguồn gốc sử dụng đất là điều kiện rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, là bằng chứng thừa nhận việc sử dụng đất của bên cho mượn là hợp pháp, có cơ sở để thực hiện đòi lại đất đã cho mượn. Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác minh nguồn gốc đất đai nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị xác minh nguồn gốc sử dụng đất;
  • Các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ, cán bộ địa chính kiểm tra, phối hợp với Ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

Quy định pháp luật

Quy định pháp luật về nguồn gốc sử dụng đất

>>>Xem thêm: Đất Bị Người Khác Đứng Tên Sổ Đỏ Thì Lấy Lại Bằng Cách Nào?

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Nếu như đôi bên có xác lập hợp đồng cho mượn đất, có thể căn cứ theo Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015, bên cho mượn có thể thực hiện đòi lại đất từ bên mượn nếu bên mượn đã đạt được mục đích của việc mượn đất, hoặc tùy vào bên cho mượn mong muốn lấy lại đất tùy vào nhu cầu sử dụng khi trong trường hợp cấp bách thì có thể đòi lại đất từ bên mượn nhưng phải báo trước với bên mượn một khoảng thời gian hoặc đòi lại khi bên mượn không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận.

Căn cứ theo Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật;
  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thể hiện rằng Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ sở hòa giải.

>>>Xem thêm: Đất dính quy hoạch có bán được không?

Hướng giải quyết việc người mượn đất xây nhà không xin phép

Nếu như đôi bên có giấy tờ chứng minh việc cho mượn đất thì cụ thể trong trường hợp này, căn cứ theo khoản 2 Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên mượn đất đã tự ý xây nhà trên phần đất mượn mà không xin phép bên cho mượn, vì vậy bên mượn đã không sử dụng đúng mục đích đã giao kết trên hợp đồng mượn đất và bên cho mượn có thể thực hiện quyền đòi lại đất của mình một cách hợp pháp.

Trên tinh thần của pháp luật, bên cho mượn có thể dựa vào hợp đồng cho mượn đất để thực hiện hòa giải với bên mượn nhằm đòi lại đất. Đồng thời có thể thực hiện các biện pháp nhằm tự bảo vệ, ngăn chặn bên mượn đất đang thực hiện xây nhà trái phép, thực hiện thủ tục xin cấp sổ hồng bằng các biện pháp không trái quy định pháp luật.

Nếu như đôi bên không xác lập hợp đồng cho mượn đất, không thể thực hiện tự hòa giải có thể dựa vào đơn xác minh nguồn gốc đất để nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, bên mượn đất có thể bị phạt hành chính đồng thời phải thực hiện khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đó là phá dỡ nhà.

Sau khi thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành, bên cho mượn đất có thể thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên mượn đất phải trả lại đất theo đúng quy định của pháp luật.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.

Hướng giải quyết

Hướng giải quyết việc người mượn đất xây nhà không xin phép

>>>Xem thêm: Thủ Tục Kiện Đòi Lại Nhà Cho Thuê Do Người Thuê Không Trả

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Kết quả xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của các bên.

Hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:

  • Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (theo mẫu);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh khác như hợp đồng cho mượn đất (nếu có).

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì bên khởi kiện có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất,…

Vai trò luật sư giải quyết người mượn đất xây nhà không xin phép

Tư vấn và tham gia giải quyết việc người mượn đất xây nhà không xin phép được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đất đai. Công việc của luật sư đồng hành cùng khách hàng xuyên suốt quá trình có thể kể đến như:

  • Giải đáp về hành vi xây nhà không xin phép trên đất mà khách hàng đã cho người đó mượn;
  • Tư vấn hướng giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tham gia soạn thảo văn bản và thu thập các tài liệu;
  • Tham gia tranh tụng tại phiên Tòa;
  • Các công việc liên quan khác trong việc giải quyết người mượn đất xây nhà không xin phép,

Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn việc người mượn đất xây nhà không xin phép phải giải quyết thế nào, nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào xoay quanh việc giải quyết thế nào đối với người mượn đất xây nhà không xin phép hoặc các vấn đề khác liên quan đến pháp luật đất đai có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI giải đáp thắc mắc.



January 25, 2021 at 10:32AM

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Thủ tục giải quyết khi sổ đỏ bị cấp chồng lấn

Thủ tục giải quyết khi sổ đỏ bị cấp chồng lấn được pháp luật quy định như thế nào là thắc mắc của nhiều người bởi Sổ đỏ bị cấp chồng lấn là hiện tượng cùng một diện tích nhưng được ghi nhận trong sổ đỏ của hai gia đình. Sai sót này do cơ quan có thẩm quyền không kiểm tra và đo đạc kỹ KHI CẤP SỔ ĐỎ cho hai nhà. Vậy thủ tục giải quyết sổ đỏ bị chồng lấn ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề này.

Thủ tục giải quyết khi sổ đỏ bị cấp chồng lấn

Sổ đỏ bị chồng lấn

 >>> Xem thêm: TƯ VẤN XỬ LÝ KHI ĐẤT CỦA MÌNH BỊ CẤP SỔ CHO NGƯỜI KHÁC

Xác định nguồn gốc đất

Đầu tiên, phải chứng minh được phần đất này có nguồn gốc như thế nào. Vì vậy, cần tiến hành xác định nguồn gốc đất xem phần đất chồng lấn thuộc về ai.

Để xác định được nguồn gốc đất, liên hệ và làm đơn xin cấp toàn bộ hồ sơ đất đai thửa đất, gửi Phòng tài nguyên môi trường nơi được cấp GCNQSDĐ trước đây.

Sau khi có hồ sơ thửa đất, kiểm tra lại về các trình tự thủ tục, biên bản đo đạc trong bộ hồ sơ đã đầy đủ và chính xác chưa, nếu bộ hồ sơ đã thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục để cấp GCNQSDĐ thì có thể khẳng định, việc sai sót của UBND là đối với phần diện tích của gia đình bên cạnh. Bởi lẽ, trường hợp này phần đất chồng lấn đã được công nhận quyền sử dụng hợp pháp trước thời điểm gia đình bên cạnh được công nhận, nếu có sai sót trong đo đạc thực địa, thì việc sai sót đó là của gia đình bên cạnh.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất bị chồng lấn

Tranh chấp đất bị chồng lấn

Đính chính Giấy chứng nhận

Sau khi đã xác định được nguồn gốc đất, thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định tại Điều 106 Luật đất đai 2013:

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

  • Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
  • Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Để tiến hành thủ tục đính chính, hai nhà có phần đất chồng lấn nộp bản gốc giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trong trường hợp mà sự sai sót do việc sử dụng đất của hai gia đình thì ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì còn bổ sung thêm Đơn đề nghị đính chính.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

>>> Xem thêm: THỦ TỤC ĐÍNH CHÍNH SỔ NHÀ ĐẤT CẤP BỊ SAI THÔNG TIN

Thủ tục tách thửa đất

Hồ sơ tách thửa đất

Quy định tại Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ tiến hành thủ tục tách thửa đất bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Tư vấn thủ tục tách thửa đất

Tách thửa đất

Trình tự, thủ tục tách thửa

Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ thì có thể thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013.

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tiến hành các thủ tục cần thiết để tách thửa đất.

Thời gian giải quyết

Thời hạn giải quyết không quá 20 ngày (điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Trong trường hợp đã nộp hồ sơ với đầy đủ giấy tờ mà chưa được giải quyết thì có thể liên hệ tới Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết trong trường hợp nộp hồ sơ tại xã.

Luật sư hỗ trợ giải quyết đất bị cấp chồng lấn

Trong trường hợp sổ đỏ bị cấp chồng lấn, Luật sư có thể hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Tư vấn các quy định liên quan đến các trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề đất bị chồng lấn.
  • Soạn thảo các văn bản liên quan để gửi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
  • Nhận ủy quyền trực tiếp thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn các hướng giải quyết thủ tục tối ưu, đảm bảo quyền lợi tốt nhất.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Thủ tục giải quyết khi sổ đỏ bị cấp chồng lấn”. Nếu còn có thắc mắc về giải quyết sổ đỏ bị chồng lấn hoặc các vấn đề về pháp luật nhà đất, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!



January 18, 2021 at 01:23PM

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021

Điều kiện được mở lối đi qua bất động sản liền kề

Điều kiện để được mở lối đi qua bất động sản liền kề là gì? Căn cứ xác lậpchấm dứt quyền đối với lối đi qua được quy định như thế nào?Việc sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi nhiều bất động sản khác khá phổ biến, đặc biệt là các bất động sản có vị trí trong các con hẻm nhỏ. Vậy chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu các chủ sở hữu bất động sản vây bọc xung quanh mở cho mình một lối đi không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

quyền về lối đi qua

Quy định pháp luật về quyền về lối đi qua

Quyền về lối đi qua là gì?

Căn cứ Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Quyền về lối đi qua là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề, trong đó chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

>>> Xem thêm: Tư Vấn Hướng Giải Quyết Khi Đất Không Có Lối Đi

Điều kiện được mở lối đi qua bất động sản liền kề

Căn cứ Khoản 1, Điều 254 BLDS 2015, điều kiện để được mở lối đi qua bất động sản liền kề bao gồm:

  • Thứ nhất, có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác. Ở đây, bất động sản có thể bị vây bọc bởi một hoặc nhiều bất động sản khác.
  • Thứ hai, bất động sản vì bị vây bọc mà không có hoặc không có đủ lối đi ra đường công cộng. Không có lối đi nghĩa là không có bất cứ một lối đi nào thông thương ra đường công cộng; không đủ lối đi nghĩa là thực tế vẫn có lối đi nhưng do lối đi quá hẹp hoặc quá ngắn không đủ để đi ra đến đường công cộng và việc khai thác, sử dụng bất động sản bị hạn chế.

Như vậy, khi bất động sản đáp ứng được các điều kiện bên trên thì chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc đó có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi.

Tuy nhiên, việc mở lối đi qua bất động sản liền kề không được tùy tiện mà phải thuận tiệnhợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ÍT NHẤT cho bất động sản có mở lối đi.

Theo đó, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

quy định của pháp luật đối với quyền về lối đi qua

Điều kiện được mở lối đi qua bất động sản liền kề

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Lối Đi Chung

Quy định của pháp luật đối với quyền về lối đi qua

Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua

Căn cứ Điều 246 BLDS 2015, quyền về lối đi qua được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc như sau:

  • Xác lập theo quy định của luật thông qua quy định tại Khoản 1, Điều 254 BLDS 2015 như sau: Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc khi họ không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng có quyền yêu cầu được mở lối đi, quyền này được xác lập trực tiếp theo quy định của luật.
  • Xác lập theo thỏa thuận thông qua quy định tại Khoản 2, Điều 254 BLDS 2015, theo đó, chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc không được yêu cầu mở lối đi qua bất động sản liền kề theo ý mình mà cần phải thỏa thuận với các chủ sở hữu liền kề khác để việc mở lối đi ít gây thiệt hại nhất cho các chủ sở hữu này.
  • Xác lập theo di chúc: Nếu chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc để lại di chúc thể hiện nội dung để cho người thừa kế của họ được hưởng quyền về lối đi thì chủ sở hữu bất động sản vây bọc phải tôn trọng quyền này của người thừa kế.

Căn cứ chấm dứt quyền về lối đi qua

Theo quy định tại Điều 256 BLDS 2015, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của MỘT người.
  • Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

Hiệu lực của quyền về lối đi qua

Căn cứ Điều 247 BLDS 2015 quy định: quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Ví dụ: A là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền về lối đi qua bất động sản của B. Sau đó, A chuyển nhượng bất động sản của mình cho C, đồng thời sẽ phải chuyển giao luôn quyền về lối đi cho C. Và B có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền về lối đi của C.

căn cứ chấm dứt quyền lối đi qua

Hiệu lực của quyền về lối đi qua

>>> Xem thêm: MẪU ĐƠN TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Luật sư tư vấn các vấn đề về quyền đối với bất động sản liền kề

  • Tư vấn quy định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề;
  • Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối đối với bất động sản liền kề;
  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất đối với các tranh chấp liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề gửi đến cơ quan hành chính nhà nước;
  • Nhận ủy quyền trực tiếp thay mặt khách hàng tham gia tố tụng liên quan đến các tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề.

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ xác lập, chấm dứt và hiệu lực của quyền về lối đi qua. Nếu bạn đọc có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện được mở lối đi qua bất động sản liền kề hoặc các quyền đối với bất động sản liền kề, hãy liên hệ ngay hotline: 1900.63.63.87 để được Tư Vấn Luật Đất Đai thông qua tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



January 16, 2021 at 01:18PM

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

Giải quyết tranh chấp mua bán đất hộ gia đình không có sự đồng ý của các con

Việc hộ gia đình sở hữu chung quyền sử dụng đất đã gây ra nhiều tranh chấp mua bán đất hộ gia đình mà không có sự đồng ý của các con. Vậy pháp luật quy định ra sao về quyền định đoạt của các thành viên hộ gia đình đối với quyền sử dụng đất chung? Hướng giải quyết tốt nhất đối với các TRANH CHẤP trong việc cha, mẹ mua bán đất hộ gia đình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Tư vấn giải quyết tranh chấp

Tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán đất hộ gia đình

Hộ gia đình sử dụng đất là gì?

Căn cứ Khoản 29, Điều 3 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất CHUNG tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

Căn cứ Khoản 2, Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, quyền định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:

  • Định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận;
  • Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản phải có sự thỏa thuận của TẤT CẢ các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần

Vì vậy, khi chuyển nhượng đất hộ gia đình thì cần sự đồng ý của tất cả thành viên là người thành niên có đầy đủ hành vi năng lực hành vi dân sự.

Giải quyết tranh chấp mua bán đất mà không có sự đồng ý của các con

Căn cứ Khoản 5, Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 quy định về Giấy chứng nhận sử dụng đất như sau:

  • Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất).”
  • Do đó, các thành viên thành niên của hộ gia đình có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều có quyền lợi ngang nhau đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, đặc biệt là quyền định đoạt. Vì vậy, không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của hộ gia đình khi không được tất cả các thành viên đồng ý
  • Như vậy, khi cha mẹ muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình mà không cần sự đồng ý của các con thì cách duy nhất là phải tiến hành tách thửa và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phần của từng người sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Sau khi thửa đất được tách cho từng thành viên của hộ gia đình thì các thành viên có quyền tự định đoạt việc chuyển nhượng phần đất của mình mà KHÔNG cần sự đồng ý của các thành viên khác.

Mua bán đất hộ gia đình

Mua bán đất hộ gia đình không có sự đồng ý của các con

>>> Xem thêm: TƯ VẤN THỦ TỤC MUA BÁN ĐẤT ĐỨNG TÊN HỘ GIA ĐÌNH

Thủ tục tách thửa để chuyển nhượng đất của hộ gia đình

Căn cứ Khoản 11, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
  • Bản sao y các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất đã ký kết.
  • Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)
  • Văn bản ủy quyền, giấy tờ tùy thân người được ủy quyền.

Tiến hành tách thửa theo thủ tục sau:

  1. Nộp hồ sơ: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
  3. Xử lý yêu cầu tách thửa: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện yêu cầu tách thửa trong thời hạn không quá 15 ngày.

Thủ tục

Thủ tục tách thửa đất

>>> Xem thêm: THỦ TỤC TÁCH THỬA ĐẤT, SỔ ĐỎ CÁ NHÂN KHI MUA BÁN ĐẤT

Vai trò của luật sư tư vấn mua bán đất hộ gia đình

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tư vấn các quy định pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch về đất đai;
  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai;
  • Hỗ trợ khách hàng trong đàm phán, soạn thảo và ký kết các hợp đồng giao dịch về đất đai;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các đơn từ, hồ sơ để khiếu nại hoặc tố cáo các quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan quản lý hành chính;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính hoặc tham gia tố tụng đối với các vấn đề liên quan đến đất đai.

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp mua bán đất hộ gia đình mà không có sự đồng ý của các con thông qua thủ tục tách thửa. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc về thủ tục tách thửa hoặc các thủ tục hành chính về đất đai, hãy liên hệ ngay LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT qua số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai miễn phí. Xin cảm ơn.



January 03, 2021 at 10:47AM