Cách đòi lại đất khi người mượn đất không tự nguyện trả là câu hỏi thường gặp tại Công ty Luật Long Phan PMT khi quý khách hàng là người cho mượn, cho ở nhờ đất không đòi đất được vì người mượn đất “không tự nguyện trả” hoặc không nắm rõ các quy định của pháp luật dẫn đến khi đòi không thể bảo vệ đúng quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất.
Cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất
Quy định pháp luật về nguồn gốc sử dụng đất
Xác minh nguồn gốc sử dụng đất là điều kiện rất quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, là bằng chứng thừa nhận việc sử dụng đất của bên cho mượn là hợp pháp, có cơ sở để thực hiện đòi lại đất đã cho mượn. Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác minh nguồn gốc đất đai nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị xác minh nguồn gốc sử dụng đất;
- Các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ, cán bộ địa chính kiểm tra, phố hợp với Ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
>>>Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Cho Người Khác Mượn Canh Tác Ngày Xưa
Quyền của bên cho mượn đất
Căn cứ theo Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cho mượn sẽ có các quyền sau:
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;
- Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Vì vậy, khi một bên cho bên khác mượn đất, nếu như bên mượn đã đạt được mục đích hoặc bên cho mượn cần sử dụng lại đất thì có thể yêu cầu người mượn trả lại đất. Bên mượn đất có nghĩa vụ trả lại đất đã mượn theo đúng thời hạn hoặc theo yêu cầu của bên cho mượn.
Quyền của bên cho mượn đất
Cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất
Đòi lại đất thông qua giải quyết tại Ủy ban nhân dân khi người mượn đất không tự nguyện trả đất
Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai tự hòa giải tại cơ sở, nếu như không thể hòa giải được hoặc người mượn không trả đất thì tiến hành gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để thực hiện hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Kết quả xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của các bên.
Hồ sơ đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã gồm:
- Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (theo mẫu);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh khác như hợp đồng cho mượn đất (nếu có).
Đòi lại đất thông qua giải quyết tại Ủy ban nhân dân khi người mượn không tự nguyện trả đất
>>> Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Được Giao Nhưng Bị Người Khác Sử Dụng
Đòi lại đất thông qua khởi kiện tại Tòa án khi người mượn đất không tự nguyện trả đất
Sau khi thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành, bên cho mượn đất có thể thực hiện thủ tục khởi kiện người mượn đất tại Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì bên khởi kiện có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện hoặc giấy xác minh nguồn gốc sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo như hợp đồng cho mượn đất,…
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.
>>> Xem thêm: Đất Bị Người Khác Đứng Tên Sổ Đỏ Thì Lấy Lại Bằng Cách Nào?
Luật sư hỗ trợ đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả
Đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả lại đất là dịch vụ tư vấn của Công ty Luật Long Phan PMT, được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư sẽ tham gia vào các giai đoạn có thể kể đến như sau:
- Giải đáp về hành vi vi phạm pháp luật trên đất của khách hàng;
- Tư vấn về hướng giải quyết giúp tiết kiệm công sức và thời gian nhất cho khách hàng;
- Tham gia soạn thảo các văn bản cần thiết trong quá trình đòi lại đất do người mượn không tự nguyện trả đất;
- Tham gia tranh tụng tại Tòa án nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Các công việc liên quan khác.
Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
Trên đây là bài viết về cách đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất, nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc pháp lý nào về việc đòi lại đất khi người mượn không tự nguyện trả đất hoặc các vấn đề khác cần tư vấn luật đất đai có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT giải đáp thắc mắc.
January 27, 2021 at 01:47PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét