Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Ngân Hàng Phát Mãi Tài Sản Mà Không Qua Khởi Kiện Được Không?


Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản của khách hàng khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà khách hàng đã ký kết. Như vậy, ngân hàng có toàn quyền phát mãi tài sản hay không. Ngân hàng phát mãi tài sản mà không thông qua khởi kiện được không?
Khái niệm
Theo quy định tại Điều 299 BLDS, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp: 
  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Phát mãi tài sản là phương thức bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Theo quy định tại Điều 299 trên và Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14, Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản và tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm khi:
  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
  • Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật;
  • Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
  • Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;
  • Ngân hàng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại của pháp luật.

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp tranh chấp về quyền xử lý tài sản đảm bảo khi khách hàng cho rằng họ có quyền tự mình bán tài sản đảm bảo trên để trả nợ cho ngân hàng. Hoặc tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm khi khách hàng, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm là ngân hàng.
Ngân hàng phát mãi tài sản mà không qua khởi kiện được không?
Câu trả lời là không, khi đó, tranh chấp phải được giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Sau đó, nếu quyền xử lý tài sản đảm bảo, được giao tài sản đảm bảo thuộc về Ngân hàng, Ngân hàng sẽ được tiếp tục phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
Quy trình giải quyết tranh chấp
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 và Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP, khi giải quyết tranh chấp nói trên, Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ căn cứ sau:
Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Đơn khởi kiện về hình thức và nội dung được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ luật TTDS. Đính kèm theo các tài liệu gồm:
  • Hợp đồng tín dụng;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản nợ đang có tranh chấp là nợ xấu theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 42/2017/QH14;
  • Văn bản, hợp đồng bảo đảm và tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc đã đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm;
  • Tài liệu, chứng cứ về nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức 
Trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì phải có một trong các tài liệu, chứng cứ sau đây:
Văn bản thỏa thuận giữa đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP;
Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp và thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản của các đương sự có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung liên quan về Ngân hàng phát mãi tài sản mà không qua khởi kiện được không? Nếu quý khách còn vấn đề nào chưa rõ cần được giải đáp hoặc cần thực hiện tư vấn về Ngân hàng phát mãi tài sản mà không qua khởi kiện được không vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0908 748 368 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét