Tranh chấp đất của người Việt Nam ở nước ngoài diễn ra rất phổ biến
Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.Quy định về quyền sở hữu đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Theo quy định tại Điều 169 Luật đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất;
· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
· Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.
Giao dịch về nhà đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Hòa giải cơ sở
· Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.· Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
· Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
Theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết
Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
· Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
· Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật này đã quy định tranh chấp tại khoản 3 Điều 35 thuộc về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
· Tư vấn thủ tục khởi kiện dân sự, án phí dân sự, án phí chia thừa kế
· Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, án phí tranh chấp đất đai
· Tư vấn cách thu thập chứng cứ, đưa ra các phương án hòa giải tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp thừa kế
· SOẠN THẢO ĐƠN KHỞI KIỆN, đơn KHIẾU NẠI và nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại tới Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
· Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án
· NHẬN ỦY QUYỀN thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp xã phường đến Tòa án, Thi hành án để giải quyết xong vụ việc tranh chấp nhà đất
Phí tư vấn luật đất đai
Đối với phí tư vấn sơ bộ ban đầu, Quý khách sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Sau khi Luật sư tiếp nhận hồ sơ, xem xét vụ việc cụ thể, mức phí tư vấn và hỗ trợ giải quyết sẽ được tính dựa trên sự phức tạp, tính chất của từng hồ sơ.Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng chuyên về lĩnh vực đất đai cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp đất đai sẽ hỗ trợ Quý khách hàng giải quyết hiệu quả các vấn đề, vướng mắc đang gặp phải. Vui lòng liên hệ chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất. Trân trọng!
Xem Thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét