Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Tranh chấp thừa kế di chúc viết tay giải quyết như thế nào?

Thừa kế di chúc viết tay đã được Bộ luật Dân sự điều chỉnh. Theo đó, di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm để lại tài sản cho người khác. Hiện nay, bên cạnh việc soạn thảo di chúc bằng máy tính thì một số người vẫn có thói quen viết tay di chúc. Vậy trong trường hợp phát sinh tranh chấp thừa kế di chúc viết tay thì giải quyết như thế nào? Nội dung bài viết sẽ được làm rõ dưới đây.

huong dan giai quyet tranh chap di chuc bang giay tay
Di chúc viết tay thường dễ xảy ra tranh chấp, gây nhiều trở ngại cho những người thừa kế

1. Quy định của Bộ luật Dân sự về di chúc viết tay hợp pháp

Di chúc viết tay chính là một hình thức thể hiện di chúc bằng văn bản. Theo (Điều 628 BLDS 2015), di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Một di chúc thường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài những nội dung trên, di chúc còn có thể có những nội dung khác. Cần lưu ý khi soạn di chúc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Bên cạnh đó, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay chế di chúc do chính mình lập. Theo Điều 640 BLDS 2015:

  • Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

2. Điều kiện để di chúc viết tay hợp pháp

Di chuc phai tuan thu cac dieu kien co hieu luc
Di chúc viết tay cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực

Di chúc “viết tay hợp pháp” thì phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Nếu một bản di chúc viết tay mà không công chứng, chứng thực thì chỉ hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện trên.

Ngoài những điều kiện cơ bản trên thì di chúc viết tay còn phải đảm bảo những điều kiện cụ thể khác trong trường hợp di chúc được lập ra từ những chủ thể đặc biệt.

  • Nếu di chúc viết tay do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi lập thì phải được phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Nếu di chúc viết tay do người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ lập thì di chúc này phải được công chứng hoặc chứng thực.

3. Giải quyết tranh chấp về di chúc viết tay

Cach giai quyet thua ke di chuc viet tay tot nhat la giai quyet tai toa an
Khi có tranh chấp di chúc viết tay, cần phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn

3.1 Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tranh chấp thừa kế di chúc viết tay

Tranh chấp thừa kế về di chúc viết tay có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:

  • Trong quá trình lưu giữ có thể dẫn đến bị hư hại làm cho nội dung trong di chúc không còn nguyên vẹn dẫn đến không thể hiện được đầy đủ nội dung di chúc hoặc lợi ích giữa những người thừa kế không cân bằng nên dẫn đến việc tranh chấp;
  • Di chúc có thể bị thất lạc trong quá trình lưu giữ;
  • Di chúc có thể bị giả mạo;
  • Tranh chấp giữa những người thừa kế theo pháp luật với người thừa kế theo di chúc, giữa người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với người hưởng thừa kế theo di chúc….

Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc viết tay bằng con đường hòa giải, các bên tranh chấp có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Khi khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì người khởi kiện phải biết được thẩm quyền Tòa án, trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết tranh chấp.

3.2 Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc bằng giấy tay

Tranh chấp liên quan đến di chúc bằng là một trong những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tai khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015. Người khởi kiện phải thực hiện theo thủ tục sau:

  1. Xác định thẩm quyền của Tòa án: Căn cứ Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 thì tranh chấp thừa kế di chúc viết tay thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
  2. Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện với nội dung, hình thức tuân theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015. Cùng với việc soạn đơn khởi kiện, người khởi kiện phải thu thập tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong Tố tụng dân sự.
  3. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng với tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp kèm được tài liệu chứng cứ kèm theo thì nộp kèm tài liệu chứng cứ mà mình hiện có.
  4. Tòa án thông qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện. Tòa án cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện nếu nhận đơn trực tiếp, nếu nhận thông qua bưu điện hoặc nhận trực tuyến thì phải thông báo cho người khởi kiện về việc Tòa án đã nhận được đơn.
  5. Nếu đơn khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tạm ứng án phí. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí lại cho tòa. Lúc này, vụ án sẽ chuyển qua giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Sau khi Tòa án thụ lý, vụ án sẽ Tòa án giải quyết thông qua quá trình chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm. Xem thêm: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.

Trên đây là bài viết hướng dẫn của Thạc sĩ Luật sư Phan Manh Thăng giải đáp tranh chấp thừa kế. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT hoặc liên hệ qua số HOTLINE bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!



February 29, 2020 at 01:00PM

Tranh chấp thừa kế của cháu ngoại giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp thừa kế thường kéo dài và làm xấu đi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh những người như cha, mẹ, con cái của người đã mất thì cháu ngoại có được hưởng thừa kế của ông bà ngoại không, pháp luật sẽ bảo vệ họ như thế nào khi có tranh chấp về thừa kế xảy ra? Chúng tôi xin hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại qua bài tư vấn sau.

chau ngoai co the duoc huong thua ke cua ong ba ngoai
Cháu ngoại được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai

1. Có những loại thừa kế nào?

Hiện nay, pháp luật nước ta quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

1.1 Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để một di chúc được công nhận là hợp pháp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội;
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật;

Theo Điều 644, những đối tượng sau được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những đối tượng trên sẽ đương nhiên được hưởng 2/3 suất di sản của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật nếu họ không được người để lại di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó.

1.2 Thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 (viết tắt là BLDS 2015):

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp, không tuân thủ các điều kiện của một di chúc;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Một trong những căn cứ quan trọng để phân chia di sản của người chết để lại là việc xác định hàng thừa kế. Và theo quy định tại Điều 651, “hàng thừa kế theo pháp luật” được xác định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi mà tất cả những người ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Cháu ngoại được hưởng di sản thừa kế như thế nào?

chau ngoai duoc huong thua ke theo di chuc
Cháu ngoại có thể được hưởng di sản của ông bà ngoại theo di chúc, theo pháp luật và thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật
  1. Hưởng thừa kế theo di chúc: Nếu ông, bà ngoại chết có để lại di chúc và định đoạt một phần di sản cho cháu ngoại thì cháu ngoại vẫn được hưởng di sản.
  2. Hưởng thừa kế theo pháp luật: Cháu ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông, bà ngoại nên nếu không có người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc tất cả các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất không có quyền hưởng di sản, từ chối di sản thì cháu ngoại sẽ được hưởng thừa kế.
  3. Hưởng thừa kế thế vị: Khi mẹ cháu là đối tượng được hưởng thừa kế mà lại chết trước hoặc cùng lúc với ông hoặc bà ngoại thì cháu sẽ là người thừa kế thế vị, hưởng phần thừa kế của mẹ mình (Điều 652 BLDS 2015).

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế của cháu ngoại

thu tuc giai quyet tranh chap thua ke cua chau ngoai
Phiên Tòa xét xử giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại

Khi cháu là người có quyền lợi bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện việc chia di sản của ông, bà ngoại nhưng các bên không thể tự thỏa thuận, hòa giải được thì có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu giải quyết theo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

  1. Người khởi kiện soạn đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về hình thức theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất.
  2. Người khởi kiện cũng phải thu thập những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm để nộp kèm đơn khởi kiện đến tòa án.
  3. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện bằng cách nộp trực tiếp tại Tòa, gửi bằng đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua thư điện tử đến Tòa án.
  4. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu người khởi kiên nộp đơn trực tiếp tại Tòa án. Trường hợp gửi bằng dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến, Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện trong thời hạn luật định.
  5. Tòa án xem xét đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện không có đủ những nội dung theo quy định hoặc hình thức không hợp lệ thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện về việc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện.
  6. Tòa án thông báo cho người khởi kiện về việc đóng tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp. Sau khi người khởi kiện đóng tạm ứng án phí và nôp lại biên lai cho Tòa án thì Tòa án thụ lý vụ án. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí, Tòa án thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện.

Sau khi được thụ lý, vụ án sẽ bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử. thời hạn chuẩn vị xét xử là 04 tháng, có thể được Chánh án Tòa án ra hạn thêm không quá 02 tháng. Trong giai đoạn này, Tòa án thực hiện các công việc nhằm thu thập chứng cứ, mời các bên lên hòa giải.

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu vụ án được đưa ra xét xử thì sẽ được xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án. Xem thêm: Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Liên hệ qua hotline bên dưới hoặc đến công ty Luật Long Phan (PMT) để được hỗ trợ. Xin cảm ơn



February 29, 2020 at 10:00AM

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài?

Quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, điều chỉnh quá trình chuyển giao tài sản từ người chết cho người thừa kế. Đặc biệt liên quan đến đương sự là Việt Kiều về thừa kế đất đai thì khi có tranh chấp được giải quyết như thế nào? Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài qua bài viết sau.

Nha dat duoc nguoi Viet o nuoc ngoai thua ke
Tranh chấp thừa kế của người Việt ở nước ngoài

1. Người Việt định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà tại Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:

  • Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài và về mặt pháp lý thì họ vẫn mang quốc tịch Việt Nam;
  • Người gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở phải là đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam (Điều 8 Luật Nhà ở 2014).

Theo đó, họ có thể được chuyển giao quyền sở hữu nhà thông qua các hình thức như: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình và cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Nha o duoc nguoi Viet Nam dinh cu o nuoc ngoai so huu
Người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2. Quyền thừa kế về đất của người Việt Nam định cư nước ngoài.

Đối với đối tượng được sở hữu đất đai.

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, thì một trong những hình thức mà họ được nhận quyền sử dụng đất là thừa kế với mục đích là để ở. 

Đối với đối tượng không được sở hữu đất đai.

Nếu tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất (khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013) như sau:

  • Họ có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đứng tên trực tiếp trên Hợp đồng chuyển nhượng.
  • Có quyền tặng cho quyền sử dụng đối với các đối tượng là các nhân, hộ gia đình hoặc người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở. Người nhận thừa kế vẫn được đứng tên là bên tặng cho trong văn bản tặng cho, tuy nhiên giao dịch tặng cho này phải phù hợp với pháp luật về nhà ở.
  • Trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Trong số những người nhận thừa kế có cả người không được sở hữu nhà và có người được quyền sở hữu nhà mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính (khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013).

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp.
  • Đối với trường hợp không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết như khoản 3 Điều 186 trên.
Thua ke dat dai cua nguoi Viet dinh cu o nuoc ngoai
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế đất đai

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

TRANH CHẤP THỪA KẾ về đất của người Việt Nam ở nước ngoài được hiểu là một dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Vì vậy, có hai phương án mà chúng tôi kiến nghị khi phát sinh tranh chấp:

Tiến hành tự hòa giải, thương lượng.

  • Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định các bên không bắt buộc phải hòa giải, thương lượng là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế về đất đai. Tuy nhiên, đây là phương án tối ưu nhất mà các bên cần tiến hành trước hết.
  • Trong quan hệ tranh chấp thừa kế thì thông thường các đương sự là những người có cùng máu mủ, ruột thịt với nhau hoặc ít nhiều đều biết nhau, vì vậy để giữ gìn tình cảm, tránh xung đột mà gây bất hòa thì các bên nên ngồi lại và tự thương lượng với nhau.
  • Khi tiến hành thương lượng, hòa giải phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Khởi kiện tại Tòa án.

Trường hợp đương sự không thể thỏa thuận, thương lượng với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 35, và căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi có đất thừa kế.

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án được thực hiện như sau:

  1. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình.
  2. Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử, hòa giải.
  3. Cuối cùng, nếu các đương sự vẫn không hòa giải được với nhau thì Tòa án sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư Phan Mạnh Thăng. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!



February 29, 2020 at 07:02AM

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Thủ tục cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn

Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn hiện nay rất phổ biến trong xã hội. Khi không thể trả bằng tiền thì người vay mượn thực hiện nghĩa vụ bằng cấn trừ đất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Trình tự thủ tục thực hiện cấn trừ đất như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.

thu tuc can tru dat
Mượn tiền không trả có được cấn trừ đất hay không?

Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn là gì?

Cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn là hình thức đảm bảo tài sản trong giao dịch vay tài sản. Người vay khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn hoặc không có khả năng trả bằng tiền thì lấy tài sản khác (đất) để hoàn thành nghĩa vụ.

Trao quyền sử dụng đất cho người vay chỉ khi bên cho vay không còn bất cứ tài sản để trả nợ thì mới xem xét đến việc cấn trừ đất trả tiền.

Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp này bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ.

Quy định pháp luật về hợp đồng vay mượn tài sản

vay tien khong tra bi can tru dat
Nghĩa vụ vay tiền người khác được thực hiện theo hợp đồng

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có trong thỏa thuận.

Khi giao kết hợp đồng vay mượn tiền, nếu việc lấy đất để cấn trừ tiền được quy định cụ thể trong hợp đồng thì bên cho vay có quyền thực hiện. 

Nghĩa vụ thực hiện thanh toán hợp đồng

  • Bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn.
  • Trường hợp vay không có lãi mà đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định.
  • Trường hợp không có tiền để thực hiện thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án cấp quận (huyện) nơi bên vay đang cư trú.
  • Trong trường hợp khi thi hành án, người phải thi hành án không còn tài sản (tiền) thì Cơ quan thi hành án sẽ lấy đất để bảo đảm việc thi hành án.

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ

  • Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
  • Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
  • Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.
  • Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
  • Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  • Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Trình tự thủ tục cấn trừ đất do không trả tiền vay mượn

can tru dat
Thẩm quyền giải quyền tranh chấp của Tòa án
  1. Khởi kiện ra Tòa

Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận (huyện) nơi người vay mượn cư trú.

Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, có quyền yêu cầu Tòa án thanh lý tài sản là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định Điều 429 Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2. Thụ lý đơn

3. Nộp tạm ứng án phí

4. Hòa giải và chuẩn bị xét xử

5. Mở phiên tòa xét xử

Bài viết trên cung cấp thông tin pháp lý về việc cấn trừ đất khi thực hiện vay tiền nhưng không có khả năng trả, giúp người đọc biết thêm quy định của pháp luật. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết hoặc các yêu cầu pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:



February 27, 2020 at 01:00PM

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Đất chưa có sổ đỏ phân chia thừa kế như thế nào?

Chia thừa kế đất chưa có sổ đỏ là hiện trạng khá phổ biến hiện nay. Việc chưa được cấp sổ đỏ khiến cho nhiều người sử dụng đất gặp những khó khăn liên quan đến vấn đề chia theo thừa kế này. Chúng tôi giải đáp qua bài tư vấn sau.

Phan chia thua ke doi voi dat chua co so do theo quy dinh phap luat
Phân chia đất thừa kế khi chưa có sổ

1. Đất chưa có sổ đỏ là gì?

Khoản 16 (Điều 3 Luật Đất đai 2013) quy định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Vì vậy đây là loại giấy tờ rất quan trọng, là căn cứ để bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người chủ sở hữu trong các quan hệ giao dịch.

Trường hợp chủ sở hữu đất chưa có sổ đỏ (GCNQSDĐ) sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh căn cứ để bảo vệ quyền lợi, xác định nghĩa vụ và sẽ chịu nhiều thiệt thòi về đất trong việc hạn chế các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế hay thế chấp, đền bù khi thu hồi đất,…

2. Đất chưa có sổ đỏ có được để thừa kế không?

Thua ke dat khong co so do theo quy đinh phap luat
Thừa kế đất không sổ đỏ

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người đã chết để lại.

Trong đó nếu tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì người để lại di sản bên cạnh tuân theo các quy định của BLDS 2015 về thừa kế thì còn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về đất đai. 

Cá nhân được để lại thừa kế là quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại (Điều 188 Luật Đất đai 2013). Bên cạnh đó, thửa đất được để lại thừa kế cũng phải đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau thì được cấp GCNQSDĐ (đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận):

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 dơ cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ được quy định ở trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp GCNQSDĐ.

Với những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp GCNQSDĐ.

Ngoài ra theo nếu người sử dụng đất không có các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng có các giấy tờ được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng được cấp GCNQSDĐ.

Như vậy, với những quy định nêu trên, nếu người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn ở trên và đất đáp ứng điều kiện thừa kế thì có quyền lập di chúc để định đoạt thửa đất đó cho người thừa kế.

3. Phân chia di sản là đất chưa có sổ đỏ thực hiện như thế nào?

Phuong thuc phan chia di san là dat khong co so do
Cách phân chia di sản là đất chưa sổ đỏ

Theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành thì quyền sử dụng đất đối với đất chưa có sổ đỏ được xem là di sản thừa kế, bất kể thời điểm mở thừa kế là khi nào.

Theo BLDS 2015, thừa kế được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.

Đối với chia thừa kế theo di chúc.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản tùy theo từng điều kiện, trường hợp cụ thể.

Để một di chúc được công nhận là hợp pháp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Đối với thừa kế theo di chúc, pháp luật nước ta nhằm bảo vệ những mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng của người để lại di chúc nên theo Điều 644, những đối tượng sau là người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những đối tượng trên sẽ đương nhiên được hưởng 2/3 suất di sản của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật nếu họ không được người để lại di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Đối với chia thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 BLDS 2015.

Một trong những căn cứ quan trọng để phân chia di sản của người chết để lại là việc xác định hàng thừa kế. Và theo quy định tại Điều 651, hàng thừa kế theo pháp luật được xác định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. 
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi mà tất cả những người ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

4. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thu tuc khai nhan di san thua ke chua co so do
Chuẩn bị khai nhận di sản thừa kế

Việc khai nhận di sản thừa kế đất chưa có sổ đỏ được thực hiện tại Phòng công chứng, sau khi có kết quả sẽ tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014.

  1. Người thừa kế hoặc người được ủy quyền liên hệ tổ chức công chứng và xuất trình hồ sơ theo quy định.
  2. Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật, tổ chức Công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
  3. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;
  4. Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có đơn khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
  5. Sau khi có văn bản này, người thừa kế tiến hành thủ tục xin cấp GCNQSDĐ tại UBND cấp huyện nơi có đất.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề phân chia thừa kế đất chưa có sổ . Trường hợp Quý bạn đọc quan tâm hoặc thắc mắc bất kỳ vấn đề liên quan lĩnh vực trên, hãy liên hệ qua số hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 



February 23, 2020 at 10:00AM

Tranh chấp thừa kế là nợ giải quyết như thế nào?

Tranh chấp thừa kế là nợ không còn là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy ra, cả hai bên đều sẽ rất đau đầu để tìm ra một cách giải quyết hợp lý. Chính chủ nợ và những người thừa kế khi rơi vào hoàn cảnh người vay/người thân qua đời mà để lại nợ, họ sẽ không biết cách nào xử lý vừa đúng luật vừa không phi đạo đức. Vậy nên, qua bài viết này, chúng tôi xin gửi đến các bạn những hướng đi để giải quyết hết tất cả các vấn đề trên.

tranh chap thua ke la no thi lam sao de giai quyet
Thật khó khăn cho các đồng thừa kế khi phải trả nợ thay người chết

Nợ theo pháp luật được hiểu như thế nào ?

Trong đời sống thường ngày, khi nhắc đến nợ, ta có thể hiểu nó là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định, tính theo thời điểm…

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, nợ lại được định nghĩa như sau: Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hình ảnh Nợ theo pháp luật được hiểu như thế nào?
Cách xác định nợ do người chết để lại

Sau khi người vay nợ chết thì khoản nợ được xử lý như thế nào ?

Theo quy định tại (Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015) thì khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng dù người vay nợ chết thì việc trả nợ vẫn phải được thực hiện.

Sẽ có hai trường hợp xảy ra lúc này:

Trường hợp 1: Di sản người chết chưa được phân chia theo khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015

  • Lúc này, tài sản sẽ được giao cho người quản lý di sản trong coi, gìn giữ. Người quản lý di sản theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 là những người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc di chúc không chỉ định thì người đang chiếm hữu, quản lý di sản đó vẫn được quyền tiếp tục quản lý cho đến khi cử được người quản lý di sản mới. Trường hợp vẫn chưa xác định được ai là người quản lý di sản thì cơ quan Nhà nước sẽ thay mặt quản lý những di sản này.
  • Nghĩa vụ trả nợ lúc này vẫn sẽ được người quản lý di sản thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trường hợp 2: Di sản người chết đã được phân chia theo khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự

  • Trong trường hợp này, mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (Trừ trường hợp các đồng thừa kế có thỏa thuận khác)
  • Điều này đồng nghĩa với việc, dù di chúc có quy định rõ ai là người có nghĩa vụ trả hết toàn bộ số nợ. Thì họ cũng chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi tương ứng với phần di sản mình được nhận.
  • Một ví dụ cụ thể như sau:

Ông A, bà B có 3 người con là C, D, E. Ông bà nội ngoại đều mất sớm. Bà B cũng mất cách đây vài năm và đã chia di sản. Ông A thì có khoản nợ 2 tỷ đồng. Ngày ông A chết, ông A để lại khối di sản 4 tỷ đồng. Di chúc ông A có đề rõ rằng, C sẽ nhận được khối di sản trị giá 1 tỷ đồng nhưng phải trả hết nợ thay cho ông A. D được nhận 2 tỷ và E được nhận 1 tỷ còn lại.

Xét trường hợp này, C được nhận 25% khối di sản, D nhận được 50% khối di sản, E nhận được 25% khối di sản. Vì thế, căn cứ theo khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự thì C chỉ có nghĩa vụ trả phần nợ tương ứng là 25% tức là 500 triệu đồng. D phải trả khoản nợ tương ứng 50% là 1 tỷ và tương tự với E, phải trả khoản nợ tương ứng với 25% di sản nhận được, tức là 500 triệu đồng.

Các tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến hiện nay và cách giải quyết

hien nay co nhung tranh chap thua ke ve no pho bien nao
Thật đau đầu khi phải suy nghĩ về việc trả nợ cho người đã chết

Hiện nay, có hai loại tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến, bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ
  • Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ

Cách giải quyết thứ nhất: Các bên tổ chức gặp mặt và tiến hành hòa giải, thương lượng. Việc hòa giải, thương lượng dù có thành công hay không thì vẫn nên lập thành Biên bản để lưu trữ lại và sẽ lấy đó làm chứng cứ về sau nếu có xảy ra tranh chấp.

Cách giải quyết thứ hai: Khởi kiện ra Tòa án

Đối với loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ

  •  Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
  •  Thời hiệu khởi kiện: Bởi vì nghĩa vụ trả nợ phụ thuộc vào phần di sản người thừa kế nhận được. Vậy nên, các trường hợp tranh chấp về việc ai có nghĩa vụ trả nợ này dưới góc độ pháp lý đều được xem là khởi kiện nhằm bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Vậy nên, theo khoản 2 Điều 623 thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  •  Hồ sơ nộp Tòa: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ như: Di chúc, giấy báo tử, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, sổ đỏ,… Tất cả các tài liệu trên đều phải được sao y. Trường hợp lúc nộp đơn mà người khởi kiện thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì Tòa án vẫn sẽ nhận đơn và yêu cầu người khởi kiện bổ sung sau.
  •  Thời gian giải quyết: Theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ sẽ được Tòa án giải quyết nhanh nhất trong vòng 4 – 6 tháng.

Đối với loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ

  •  Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
  •  Thời hiệu khởi kiện: Căn cứ khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Chủ nợ có quyền khởi kiện bất kỳ lúc nào trong khoản thời gian 03 năm này.
  •  Hồ sơ nộp Tòa: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ như: Hợp đồng vay tài sản, Giấy nhận nợ, chứng minh nhân dân người khởi kiện, hộ khẩu,… Tất cả các tài liệu trên đều phải được sao y. Trường hợp lúc nộp đơn mà người khởi kiện thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì Tòa án vẫn sẽ nhận đơn và yêu cầu người khởi kiện bổ sung sau.
  •  Thời gian giải quyết: Theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có “nghĩa vụ trả nợ” sẽ được Tòa án giải quyết nhanh nhất trong vòng 4 – 6 tháng.

Trường hợp khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế hoặc đang cần tư vấn, hỗ trợ pháp lý, xin vui lòng liên hệ qua số hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ giải quyết.



February 22, 2020 at 03:16PM

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Thủ tục tố cáo người làm giả di chúc để hưởng gia tài ?

Tố cáo người làm giả di chúc là một trong những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các đồng thừa kế. Pháp luật Việt Nam quy định cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ có quyền lập di chúc một cách tự nguyện và có hiệu lực. Vậy với các trường hợp “anh em tranh giành” lập ra di chúc giả mạo nhằm chiếm đoạt gia tài thì cần phải làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục tố cáo hành vi trên.

nguoi lam gia di chuc co the bi to cao
Việc làm giả di chúc là vi phạm pháp luật

1. Di chúc được lập như thế nào là hợp pháp?

1.1. Căn cứ để lập di chúc hợp pháp

Cá nhân có quyền tạo ra di chúc để định đoạt tài sản của mình hoặc để lại tài sản của mình cho người khác với hai hình thức là bằng miệng và bằng văn bản. Theo quy định tại Điều 625 và Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc là người thành niên (Đủ 18 tuổi trở lên) và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, phải minh mẫn, sáng suốt trong khi tạo di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.
  • Nội dung và hình thức của di chúc không vi phạm điều cấm và không trái quy định của luật, không trái đạo đức xã hội.

Các trường hợp ngoại lệ:

  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được thể hiện thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng thực hiện thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

1.2. Thủ tục lập di chúc

Cá nhân có thể tự mình tạo di chúc hoặc đến các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện, cần đảm bảo di chúc có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm thực hiện di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người tạo di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Đối với cá nhân thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục theo Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  1. Người tạo di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  2. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người tạo di chúc đã tuyên bố.
  3. Người tạo di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
  4. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

2. Làm giả di chúc để chiếm đoạt di sản thì bị xử lý thế nào ?

Theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người có hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng gia tài sẽ không được quyền hưởng di sản (trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản).

lam gia di chuc bi phat nhu the nao
Truất quyền thừa kế là một trong những hình phạt đối với người làm giả di chúc

Khi việc giả mạo di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản đất đai thuộc sở hữu hợp pháp của người khác bằng thủ đoạn gian dối với tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 thì đó là hành vi vi phạm Tội “lừa đảo” chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự, trường hợp này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy mức độ vi phạm.

3. Thủ tục tố cáo theo quy định của pháp luật ?

cac buoc nop don to cao nguoi lam gia di chuc
Việc tố cáo người làm giả di chúc phải tuân theo thủ tục của pháp luật

Căn cứ Luật tố cáo 2018, việc tố cáo được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

  1. Nộp đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
  2. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo.
  3. Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo.
  4. Kết luận về nội dung tố cáo.
  5. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
  6. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục tố cáo người lập di chúc giả của chúng tôi. Quý khách hàng đang tranh chấp có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.



February 22, 2020 at 02:40PM

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Người giữ di chúc là người hưởng di sản thì có trái luật không?

Người giữ di chúc là người hưởng di sản khi người để lại di chúc chết có để lại tài sản cho họ. Việc chia thừa kế theo di chúc được pháp luật ưu tiên áp dụng nhằm theo ý chí của người lập di chúc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

co duoc huong di san khi ban than dang nam giu di chuc khong
Gửi giữ di chúc theo nguyện vọng của người lập di chúc

1. Thừa kế theo di chúc là gì ?

  • Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo nội dung di chúc. Hình thức của di chúc bao gồm: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

Một di chúc có HIỆU LỰC (di chúc hợp pháp) khi đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 630 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Cụ thể:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Lưu ý:

  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu:
  1. Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

2. Người lập di chúc gửi giữ di chúc ở đâu ?

Luu giu di chuc o dau
Mục đích của việc công chứng là để di chúc hợp pháp

Theo khoản 1 Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có thể:

  • Yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
  • Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và “pháp luật” về công chứng.

Như vậy,

  • Người lập di chúc được tự do thể hiện ý chí của mình về việc định đoạt tài sản sau khi chết và việc gửi giữ di chúc.
  • Điều này vừa thể hiện giá trị “đạo đức” giữa con người với con người, vừa thể hiện bản chất của Nhà nước và pháp luật.

Theo khoản 2 Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

  • Giữ bí mật nội dung di chúc;
  • Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
  • Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

3. Người giữ di chúc được hưởng di sản không ?

giu di chuc thi di san co duoc chia cho nguoi do
Các đồng thừa kế phân chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Từ những quy định trên cho thấy, người giữ di chúc vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế trong các trường hợp sau:

3.1. Nội dung di chúc hợp pháp thể hiện người hưởng di sản là người giữ di chúc

Hay nói cách khác, vào thời điểm mở thừa kế, những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng phần di sản theo nguyện vọng của người lập di chúc (kể cả là người giữ di chúc). Trừ trường hợp:

  • Người giữ di chúc không có quyền hưởng di sản;
  • Người giữ di chúc từ chối nhận di sản;
  • Người giữ di chúc bị truất quyền hưởng di sản.

3.2. Người giữ di chúc hưởng thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 650 BLDS 2015 thì người giữ di chúc được thừa kế “tài sản” theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3.3. Người giữ di chúc là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Theo Điều 644 BLDS 2015 quy định:  Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy,

  • Nếu người giữ di chúc là một trong những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
  • Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

4. Giải quyết tranh chấp về chia thừa kế như thế nào ?

Để giải quyết tranh chấp giữa các đồng thừa kế với nhau hoặc chia di sản sau thừa kế (đất đai, nhà ở, …), cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết TRANH CHẤP theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện như sau:

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện (gồm chứng minh nhân dân, mẫu đơn khởi kiện, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định;
  2. Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử;
  3. Xét xử sơ thẩm;
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.



February 20, 2020 at 10:00AM

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Hàng xóm tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong số các chủ thể tranh chấp đất đai thì quan hệ tranh chấp giữa hàng xóm diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ hơn quá trình giải quyết tranh chấp đất đai giữa hàng xóm cần thủ tục gì?

Tranh chap dat dai hang xom giai quyet nhu the nao
Tình trạng hàng xóm tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến trong đời sống hiện nay

1. Các vấn đề phát sinh tranh chấp đất đai giữa hàng xóm

Những hành vi chủ yếu làm phát sinh tranh chấp đất đai giữa hàng xóm bao gồm:

Thứ nhất là hành vi lấn đất, chiếm đất. Đây là hành vi có dấu hiệu của sự dịch chuyển, làm thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với thửa đất ban đầu.

Thứ hai là tranh chấp về lối đi chung được quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.

Thứ ba là tranh chấp ranh giới đất.

2. Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 BLDS 2015, ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng:

  • Thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
  • Tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Việc xác định ranh giới thửa đất thông qua cơ quan có thẩm quyền được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

Cán bộ đo đạc phối hợp với người sử dụng đất tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và lập bản đồ để làm căn cứ.

Ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã.

Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Hang xom tranh chap dat dai giai quyet nhu the nao
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai.

Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện.

4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp

Hang xom tranh chap dat dai giai quyet nhu the nao
Hòa giải tại cơ sở là biện pháp ưu tiên thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp

Theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định như sau.

4.1. Hòa giải tại cơ sở

Các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu không hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Ủy ban cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan.

Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên và thành viên Hội đồng hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

4.2. Hòa giải không thành

  1. Khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn luật đất đai giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban ủy ban cùng cấp.

2. Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT

Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết

Bộ trưởng Bộ TN&MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.

3. Khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

Khi phát sinh tranh chấp đương sự phải trải qua một quá trình giải quyết theo trình tự, thủ tục mà luật định nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, để giảm thiểu thời gian và công sức, khi phát sinh tranh chấp các đương sự nên ngồi lại và thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm:



February 18, 2020 at 10:00AM

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất do nhờ anh em trông coi

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Điều kiện nào để được hoãn thi hành án tranh chấp đất đai

Đối với tài sản là đất đai thì việc thi hành án rất phức tạp, tuy nhiên, để đảm bảo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà nước, công dân thì trong một số trường hợp sẽ được hoãn thi hành án. Để “hoãn thi hành án tranh chấp đất đai cần điều kiện gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

Dieu kien de duoc hoan thi hanh an tranh chap dat
Điều kiện để được hoãn thi hành án

1. Hoãn thi hành án dân sự là gì?

Hoãn thi hành án dân sự là chuyển việc thi hành bản án, quyết định dân sự sang thời điểm khác muộn hơn thời điểm đã được quyết định.

Hoãn thi hành án tranh chấp đất đai được hiểu là việc chuyển việc thi hành bản án, quyết định giải quyết tranh chấp sang thời điểm muộn hơn thời điểm quyết định thi hành án ban đầu.

2. Điều kiện hoãn thi hành án

cac dieu kien duoc co quan nha nuoc cho hoan thi hanh an ve dat dai
Hoãn thi hành án tranh chấp đất đai

Để được hoãn thi hành án tranh chấp đất đai, phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật sau đây:

  1. Theo quy định tại Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định hoãn thi hành án, thì việc hoãn thi hành án được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;
  3. Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
  4. Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;
  5. Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
  6. Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;
  7. Việc thi hành án đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định.
  8. Người có quyền yêu cầu hoãn thi hành án có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án.

Như vậy, khi có yêu cầu hoãn thi hành án đất đai và thuộc trường hợp được hoãn thi hành án,Cơ quan thi hành án sẽ xem xét ra quyết định hoãn thi hành án theo quy định.

3. Thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án tranh chấp đất đai

thu tuc yeu cau duoc hoan thi hanh ve dat dai
Phương thức hoãn thi hành án tranh chấp đất đai

Thủ tục hoãn thi hành án tranh chấp đất đai

  1. Yêu cầu hoãn thi hành án tranh chấp đất đai: Người có quyền yêu cầu nộp đơn tạm hoãn thi hành án đến cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền kháng nghị có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án tranh chấp đất đai ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế.

Theo khoản 2 Điều 48 Luật thi hành án dân sự quy định người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của tòa án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được”.

  • Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án tranh chấp đất đai

Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án hoặc phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền.

Trường hợp khi cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế mà đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi xét thấy cần thiết có quyền quyết định hoãn thi hành án.

Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.

  • Ra quyết định tiếp tục thực hiện thi hành án

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.

Về thời gian hoãn thi hành án:

Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án;

Việc hoãn thi hành án chấm dứt khi các căn cứ hoãn thi hành án không còn và khi hết thời hạn 3 tháng theo yêu cầu của Viện kiểm sát.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung trên. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.



February 15, 2020 at 01:00PM

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất chưa có sổ

Tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với việc mua bán đất chưa có sổ thì càng phức tạp hơn. Để giải quyết tranh chấp diễn ra đúng quy định pháp luật và nhanh chóng Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn giải quyết qua bài viết sau.

Giai quyet tranh chap hop dong mua ban dat chua co so
Mua bán đất chưa có sổ phát sinh tranh chấp

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013.

Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất mới là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai được quy định khác nhau.

Như vậy, việc tranh chấp HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT chưa có sổ là tranh chấp liên quan đến đất đai chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

2. Hòa giải tranh chấp hợp đồng mua bán đất chưa có sổ

Hoa giai truoc khi giai quyet tranh chap hop dong mua ban dat khong so
Hòa giải khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất chưa có sổ
  • Để thực hiện giải quyết tranh chấp khi chưa có sổ đỏ người yêu cầu cần thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ khi có đủ điều kiện được cấp. Để giải quyết trường hợp này, cần tiến hành trình tự như sau:
  • Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

Hồ sơ cần có:

Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với giấy tờ như sau:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Thủ tục thực hiện

  1. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện.
  2. Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ và giải quyết;
  3.  Giải quyết yêu cầu: Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết;
  4. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết: Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh:

Nếu các bên không đồng ý với kết quả giải quyết tiến hành khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Thủ tục thực hiện

  1. Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại tại UBND cấp tỉnh;
  2. Tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
  3. Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
  4. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất khi chưa có sổ

Trinh tu, thu tuc giai quyet tranh chap
Tòa án xét xử giải quyết vụ án

Khi các bên tiến hành giao dịch hợp đồng mua bán đất khi chưa có sổ mà phát sinh tranh chấp thì cần thực hiện theo thủ tục sau:

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Hợp đồng mua bán đất đai;
  • Giấy tờ của người khởi kiện: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…;
  • Các loại giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Thủ tục thực hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp

  1. Người khởi kiện tiến hành nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong ba hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường bưu điện;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

2. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của đương sự

Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án tiến hành thông báo nộp tạm ứng án phí cho người khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Cơ quan thuế sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án. Tòa án thực hiện thụ lý vụ án.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hoặc chưa đủ thì Tòa án hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.  

3. Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm tranh chấp

Trong thời hạn 4 tháng, đối với vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 2 tháng để Tòa án chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án tổ chức hòa giải và công khai chứng cứ, nếu hòa giải không thành Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án.

4. Sau khi có bản án sơ thẩm, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ, hoặc Viện kiểm sát tiến hành kháng nghị để xét xử phúc thẩm vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung trên, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.



February 13, 2020 at 07:00AM

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Trường hợp nào được miễn tạm ứng án phí trong vụ án dân sự

Trong một số trường hợp nhất định, các đương sự có thể được miễn tạm ứng án phí, án phí Tòa án. Bài tư vấn dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề này.

truong hop duoc mien tam ung an phi
Pháp luật cho phép được miễn giảm tạm ứng án phí khi đủ điều kiện

1. Các loại án phí trong vụ án dân sự                     

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Án phí có nhiều loại như án phí hình sự, án phí dân sự, án phí kinh tế, án phí lao động, án phí hành chính…

Căn cứ vào loại tranh chấp, án phí trong vụ án dân sự gồm có các loại án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,… 

Căn cứ vào giá trị tranh chấp và giai đoạn tiến hành tố tụng, án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

  • Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
  • Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
  • Án phí dân sự phúc thẩm.

Theo đó:

  • Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
  • Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.                                                                                            

2. Quy định về tạm ứng án phí

quy dinh phap luat ve an phi
Phân loại án phí trong dân sự

Khái niệm: Tuy dưới góc độ văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể, nhưng thực tiễn áp dụng có thể hiểu đây là khoản tiền mà pháp luật quy định bên có yêu cầu khởi kiện có nghĩa vụ nộp cho Tòa án nhằm để đảm bảo việc giải quyết các yêu cầu khởi kiện. Theo đó, tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.

Các loại tạm ứng án phí:

Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

3. Các trường hợp được miễn án phí

Theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 thì các trường hợp sau đây thì đương sự sẽ không phải nộp tạm ứng án phí dân sự:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
  • Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất;
  • Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình không phải nộp tiền tạm ứng án phí Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Các trường hợp khác luật có quy định…

4. Các trường hợp miễn nộp tạm ứng án phí dân sự

mien giam an phi dan su
án phí và tạm ứng án phí tại tòa án

Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 có quy định những trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí đối với vụ án dân sự:

  • Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
  • Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Tuy nhiên cần lưu ý, trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ đó thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí trên thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, Tòa án có thể xem xét trong một số trường hợp cụ thể sau nhằm giảm mức án phí của người có nghĩa vụ nộp, bao gồm:

  • Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí Tòa án và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí Tòa án mà người đó phải nộp.
  • Lưu ý: Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí thuộc trường hợp được giảm tiền án phí trên thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người thuộc trường hợp được giảm tiền án phí phải chịu theo quy định của Nghị quyết này. Phần án phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm

5. Thủ tục xin miễn giảm tạm ứng án phí

trinh tu xin mien giam tam ung an phi
Mẫu đơn xin được miễn, giảm tạm ứng án phí

Người đề nghị được miễn, giảm tạm ứng án phí phải có mẫu đơn xin miễn giảm án phí nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm. Theo đó đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí Tòa án, phải có các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
  • Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm

Thẩm quyền xét đơn đề nghị:

  • Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
  • Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.
  • Chuẩn bị phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.
  • Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.

Trình tự thủ tục nộp đơn:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí xin vui lòng gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Trường hợp nào được miễn tạm ứng án phí trong vụ án dân sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 12, 2020 at 01:00PM