Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Thủ tục khởi kiện hành vi không chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dân

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là thủ tục thay đổi mục đích sử dụng so với ban đầu của thửa đất. Khi hội đủ các điều kiện theo luật định, người sử dụng đất có quyền đề nghị cơ quan nhà nước thay đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơ quan chức năng lại không tiến hành chuyển đổi dù tất cả vấn đề pháp lý đều đã phù thỏa mãn. Vậy, trong trường hợp này, người sử dụng đất phải khởi kiện ra Tòa án như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục trên.
Khoi kien doi voi hanh vi khong chuyen muc dich su dung dat cho dan
Khi lợi ích bị xâm phạm thì khởi kiện ra Tòa sẽ là biện pháp giúp bảo vệ quyền lợi của mình

1. Quy định chung về chuyển mục đích sử dụng đất

1.1. Căn cứ cho phép chuyển mục đích

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi xác định được có căn cứ từ:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có “thẩm quyền” phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

1.2. Thủ tục thực hiện

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm:

  1. Người sử dụng đất nộp “Đơn xin phép” chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
  2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

  • Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

2. Các hướng giải quyết khi Ủy ban không chuyển đổi theo yêu cầu

2.1. Khiếu nại hành chính

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét duyệt lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2. Khởi kiện đến Tòa án

Căn cứ khoản 8 Điều 3 và Điều 5 Luật tố tụng hành chính 2015 có quy định rằng cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

Do vậy, trường hợp Ủy ban nhân dân không thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện hành vi hoặc quyết định này ra Tòa án nhân dân.

3. Những giấy tờ cần thiết để phục vụ quá trình kiện tụng

Nhung giay to can thiet de khoi kien
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để quá trình xử lý đơn khởi kiện trở nên nhanh chóng hơn

Căn cứ Điều 118 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015, người khởi kiện phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để nộp Tòa, chúng tôi xin gợi ý một số tài liệu như sau:

  • Đơn khởi kiện (bắt buộc);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
  • Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
  • Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
  • Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);
  • Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).

4. Thủ tục khởi kiện theo quy định của pháp luật

1.      Nộp hồ sơ khởi kiện

Chủ thể có quyền khởi kiện tiến hành nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo tại phòng văn thư của Tòa án.

2.      Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  1. Thư ký bắt buộc phải nhận đơn khởi kiện và lập biên bản giao nhận.
  2. Thư ký đóng dấu văn thư và gửi hồ sơ đến Chánh án của Tòa án nhân dân.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra thông báo trả kết quả.
Phan cong Tham phan xem xet don khoi kien truoc thu ly
Chánh án phân công Thẩm phán phù hợp sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ

3.      Trả kết quả

Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật tố tụng hành chính 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật tố tụng hành chính.

4.      Thụ lý và giải quyết

  1. Sau khi người khởi kiện đáp ứng đủ các yêu cầu như luật định và hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ban hành văn bản yêu cầu người nộp đơn đóng tạm ứng chi phí tố tụng.
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

5.      Giai đoạn chuẩn bị xét xử

  • Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, đương sự có quyền bổ sung thêm những tài liệu nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân. Ngoài ra, các bên còn có quyền thay đổi yêu cầu giải quyết vụ án (nếu yêu cầu này là đúng luật).
  • Khi nhận thấy cần thiết, Thẩm phán sẽ ban hành các văn bản thông báo triệu tập đương sự đến dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải để làm rõ các yêu cầu cũng như các tài liệu, chứng cứ đã cung cấp nêu trên.

6.      Đưa vụ án ra xét xử

Trong khoản thời gian từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu Thẩm phán nhận thấy các bên đã cung cấp đủ các chứng cứ hoặc gần hết thời hạn chuẩn xét xử, Thẩm phán giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử sở thẩm.

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục của chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện hành vi không chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 11, 2020 at 01:00PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét