Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Tranh chấp thừa kế là nợ giải quyết như thế nào?

Tranh chấp thừa kế là nợ không còn là vấn đề hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy ra, cả hai bên đều sẽ rất đau đầu để tìm ra một cách giải quyết hợp lý. Chính chủ nợ và những người thừa kế khi rơi vào hoàn cảnh người vay/người thân qua đời mà để lại nợ, họ sẽ không biết cách nào xử lý vừa đúng luật vừa không phi đạo đức. Vậy nên, qua bài viết này, chúng tôi xin gửi đến các bạn những hướng đi để giải quyết hết tất cả các vấn đề trên.

tranh chap thua ke la no thi lam sao de giai quyet
Thật khó khăn cho các đồng thừa kế khi phải trả nợ thay người chết

Nợ theo pháp luật được hiểu như thế nào ?

Trong đời sống thường ngày, khi nhắc đến nợ, ta có thể hiểu nó là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định, tính theo thời điểm…

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, nợ lại được định nghĩa như sau: Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hình ảnh Nợ theo pháp luật được hiểu như thế nào?
Cách xác định nợ do người chết để lại

Sau khi người vay nợ chết thì khoản nợ được xử lý như thế nào ?

Theo quy định tại (Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015) thì khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng dù người vay nợ chết thì việc trả nợ vẫn phải được thực hiện.

Sẽ có hai trường hợp xảy ra lúc này:

Trường hợp 1: Di sản người chết chưa được phân chia theo khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015

  • Lúc này, tài sản sẽ được giao cho người quản lý di sản trong coi, gìn giữ. Người quản lý di sản theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 là những người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc di chúc không chỉ định thì người đang chiếm hữu, quản lý di sản đó vẫn được quyền tiếp tục quản lý cho đến khi cử được người quản lý di sản mới. Trường hợp vẫn chưa xác định được ai là người quản lý di sản thì cơ quan Nhà nước sẽ thay mặt quản lý những di sản này.
  • Nghĩa vụ trả nợ lúc này vẫn sẽ được người quản lý di sản thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trường hợp 2: Di sản người chết đã được phân chia theo khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự

  • Trong trường hợp này, mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (Trừ trường hợp các đồng thừa kế có thỏa thuận khác)
  • Điều này đồng nghĩa với việc, dù di chúc có quy định rõ ai là người có nghĩa vụ trả hết toàn bộ số nợ. Thì họ cũng chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi tương ứng với phần di sản mình được nhận.
  • Một ví dụ cụ thể như sau:

Ông A, bà B có 3 người con là C, D, E. Ông bà nội ngoại đều mất sớm. Bà B cũng mất cách đây vài năm và đã chia di sản. Ông A thì có khoản nợ 2 tỷ đồng. Ngày ông A chết, ông A để lại khối di sản 4 tỷ đồng. Di chúc ông A có đề rõ rằng, C sẽ nhận được khối di sản trị giá 1 tỷ đồng nhưng phải trả hết nợ thay cho ông A. D được nhận 2 tỷ và E được nhận 1 tỷ còn lại.

Xét trường hợp này, C được nhận 25% khối di sản, D nhận được 50% khối di sản, E nhận được 25% khối di sản. Vì thế, căn cứ theo khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự thì C chỉ có nghĩa vụ trả phần nợ tương ứng là 25% tức là 500 triệu đồng. D phải trả khoản nợ tương ứng 50% là 1 tỷ và tương tự với E, phải trả khoản nợ tương ứng với 25% di sản nhận được, tức là 500 triệu đồng.

Các tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến hiện nay và cách giải quyết

hien nay co nhung tranh chap thua ke ve no pho bien nao
Thật đau đầu khi phải suy nghĩ về việc trả nợ cho người đã chết

Hiện nay, có hai loại tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến, bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ
  • Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ

Cách giải quyết thứ nhất: Các bên tổ chức gặp mặt và tiến hành hòa giải, thương lượng. Việc hòa giải, thương lượng dù có thành công hay không thì vẫn nên lập thành Biên bản để lưu trữ lại và sẽ lấy đó làm chứng cứ về sau nếu có xảy ra tranh chấp.

Cách giải quyết thứ hai: Khởi kiện ra Tòa án

Đối với loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ

  •  Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
  •  Thời hiệu khởi kiện: Bởi vì nghĩa vụ trả nợ phụ thuộc vào phần di sản người thừa kế nhận được. Vậy nên, các trường hợp tranh chấp về việc ai có nghĩa vụ trả nợ này dưới góc độ pháp lý đều được xem là khởi kiện nhằm bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Vậy nên, theo khoản 2 Điều 623 thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  •  Hồ sơ nộp Tòa: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ như: Di chúc, giấy báo tử, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, sổ đỏ,… Tất cả các tài liệu trên đều phải được sao y. Trường hợp lúc nộp đơn mà người khởi kiện thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì Tòa án vẫn sẽ nhận đơn và yêu cầu người khởi kiện bổ sung sau.
  •  Thời gian giải quyết: Theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ sẽ được Tòa án giải quyết nhanh nhất trong vòng 4 – 6 tháng.

Đối với loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ

  •  Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
  •  Thời hiệu khởi kiện: Căn cứ khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Chủ nợ có quyền khởi kiện bất kỳ lúc nào trong khoản thời gian 03 năm này.
  •  Hồ sơ nộp Tòa: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ như: Hợp đồng vay tài sản, Giấy nhận nợ, chứng minh nhân dân người khởi kiện, hộ khẩu,… Tất cả các tài liệu trên đều phải được sao y. Trường hợp lúc nộp đơn mà người khởi kiện thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì Tòa án vẫn sẽ nhận đơn và yêu cầu người khởi kiện bổ sung sau.
  •  Thời gian giải quyết: Theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có “nghĩa vụ trả nợ” sẽ được Tòa án giải quyết nhanh nhất trong vòng 4 – 6 tháng.

Trường hợp khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải quyết tranh chấp thừa kế hoặc đang cần tư vấn, hỗ trợ pháp lý, xin vui lòng liên hệ qua số hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ giải quyết.



February 22, 2020 at 03:16PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét