Khởi kiện hủy hợp đồng ủy quyền liên quan đến nhà đất là phương án hữu hiệu cuối cùng giải quyết tranh chấp về ủy quyền liên quan đến nhà đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi hành vi do người được ủy quyền gây ra. Thủ tục khởi kiện được thực hiện thế nào? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.
1. Quy định của pháp luật về ủy quyền
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS) tại Điều 562 thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đối với hợp đồng ủy quyền nói chung và hợp đồng ủy quyền liên quan đến nhà đất nói riêng, bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ quy định tại Điều 565 BLDS:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng ủy quyền có một số mặt trái như lợi dụng hợp đồng ủy quyền để che giấu đi một giao dịch khác.
Ví dụ: A vay của B một khoản tiền, trong khi đó, A được C ủy quyền sử dụng mảnh đất của mình. Lợi dụng hợp đồng ủy quyền này, A thực hiện giao dịch CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT được ủy quyền sử dụng của C “sang” cho B như một biện pháp bảo đảm cho khoản vay của A. Trong trường hợp A không đủ khả năng trả nợ, B sẽ lấy mảnh đất đó. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của C.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, C có quyền khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án giải quyết hủy Hợp đồng ủy quyền với A, yêu cầu A hoàn trả lại mảnh đất và bồi thường thiệt hại nếu có.
Hệ quả pháp lý của việc hủy hợp đồng ủy quyền
Căn cứ quy định của Bộ Luật Dân sự tại Điều 124, Điều 127
- Hợp đồng ủy quyền bị hủy, không còn hiệu lực và giá trị pháp lý.
- Những giao dịch liên quan, phát sinh từ hợp đồng ủy quyền bị “hủy bỏ” bị vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên gây thiệt hại phải bồi thường.
2.Điều kiện khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền
- Hợp đồng ủy quyền được xác lập là giả tạo để che đậy cho một giao dịch khác gây thiệt hại đến người giao ủy quyền và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Hợp đồng ủy quyền được xác lập do sự lừa dối gây thiệt hại cho những người có quyền và nghãi vụ liên quan.
3.Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 và khoản 1 Điều 35 Điều 39 BLTTDS: đối với các tranh chấp về giao dịch dân sự, tòa án có thẩm quyền là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, nơi bị đơn có trụ sở hoặc theo thỏa thuận của các bên yêu cầu tòa án nơi nguyên đơn cư trú nếu là cá nhân, tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở nếu là tổ chức.
4.Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng ủy quyền bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Chứng cứ kèm theo chứng minh cho yêu cầu khởi kiện như: bản sao hợp đồng ủy quyền;
- Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…
5.Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án
- Nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Tòa án nhận đơn khởi kiện, xem xét, thụ lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;
- Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm;
- Xét xử phúc thẩm (nếu có).
Nếu Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng ủy quyền liên quan đến nhà đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
February 03, 2020 at 01:00PM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét