Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Hướng dẫn tách thửa đất trồng cây lâu năm đứng tên chung

Hướng dẫn tách thửa đất trồng cây lâu năm đứng tên chung sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các điều kiện, trình tự và thủ tục khi TÁCH THỬA. Hiện nay, để tặng cho, chuyển nhượng một phần thửa đất nên chúng ta phải tách thửa. Vậy tách thửa đất trồng cây lâu năm có khác gì tách thửa đất thông thường. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Tách thửa đất trồng cây lâu năm đứng tên chung

Tách thửa đất trồng cây lâu năm đứng tên chung

Tách thửa là gì?

Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.

Tách thửa đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm hay đất thổ canh là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Là diện tích đất chuyên trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và các loại cây lâu năm khác (kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm) được trồng cả trong và ngoài khu dân cư, có thời gian sinh trưởng trên một năm mới được thu hoạch sản phẩm. Trong đó đất vườn ươm cây giống cũng được xem là đất nông nghiệp lâu năm.

Đất thổ canh là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp

Đất thổ canh là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp

Đất trồng cây lâu năm được nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức. Mục đích sử dụng của loại đất này chính là trồng các cây lâu năm. Từ đó, mang lại những lợi ích thiết thực cho kinh tế, đời sống cũng như môi trường.

>> Xem thêm: Không Đủ Diện Tích Tách Thửa Có Mua Bán Đất Được Không?

Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm

Việc thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm phải đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Đất trồng cây lâu năm phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất tách thửa không thuộc diện tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại và vẫn đang trong trong thời gian sử dụng.
  • Đất tách thửa không nằm trong diện có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Trong suốt quá trình sử dụng đất, người sở hữu đất không vi phạm các quy định về Luật Đất đai.
  • Đất không nằm trong các trường hợp không được tách thửa theo quy định khác của pháp luật.
  • Thửa đất nông nghiệp mới được hình thành do tách thửa. Thửa đất còn lại phải đảm bảo kích thước và diện tích không được nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND tỉnh tại địa phương cư trú.
  • Bên cạnh diện tích tối thiểu quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm, đất tách thửa còn phải đảm bảo nhiều yếu tố về: chiều dài, chiều rộng, mặt tiền, chiều sâu mảnh đất; đất không gắn liền với nhà đang thuê; đất không nằm trong các dự án của Nhà nước quy hoạch;… và các quy định riêng do từng tỉnh địa phương quy định.

Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm

Căn cứ theo Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu của thửa đất được tách: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương”.

Điều này có nghĩa là, ở mỗi địa phương sẽ có quy định khác nhau về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất. UBND từng địa phương sẽ dựa trên điều kiện quỹ đất, phát triển kinh tế và quy hoạch xây dựng, sử dụng đất tại từng địa phương để đưa ra quy định hạn mức đất giao và diện tích tối thiểu tách thửa.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Theo đó, đất trồng cây lâu năm khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn so với quy định thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện về:

  • Thửa đất trồng cây lâu năm đang sử dụng được hình thành trước ngày có văn bản quy định về diện tích đất tối thiểu do Ủy ban nhân dân cấp của thuộc địa phương đó công bố và có hiệu lực thi hành.
  • Thửa đất đó có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Trường hợp thửa đất muốn tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì người xin tách thửa phải làm đơn xin tách thửa đồng thời với việc xin được hợp thửa đó với thửa đất khác liền kề nhằm tạo thành một thửa đất mới.

Thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm đứng tên chung

Về cơ bản, thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm cũng tương tự với thủ tục tách thửa đất thông thường, bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin tách thửa đất trồng cây lâu năm. Hồ sơ cơ bản cần một số loại giấy tờ sau: Đơn xin tách thửa (có thể viết tay hoặc làm theo mẫu sẵn), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cà các tài sản gắn liền với đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ tách thửa đất trồng cây lâu năm tại văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Văn phòng nơi người dân nộp hồ sơ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ tách thửa đất.

Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất.

Bước 5: Người đề nghị nhận kết quả tách thửa đất trồng cây lâu năm tại văn phòng.

Xử lý tranh chấp đất trồng cây lâu năm đứng tên chung như thế nào?

Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể tự thỏa thuận để giải quyết, nếu hòa giải không thành thì các bên có thể khởi kiện đến Tòa án.

 Khởi kiện tranh chấp đất trồng cây lâu năm đứng tên chung

Khởi kiện tranh chấp đất trồng cây lâu năm đứng tên chung

Hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện
  • Biên bản thỏa thuận giữa hai bên về việc giao tiền và thực hiện công việc, hoặc giấy tờ chứng minh cho việc thực hiện giao dịch,…
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết:

Nộp đơn yêu cầu hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không thành thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là bài viết hướng dẫn tách thửa đất trồng cây lâu năm đứng tên chung và thủ tục tách thửa.Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét