Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai

Thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin về quy định pháp luật về LẤN CHIẾM đất đai, hướng giải quyết lấn chiếm đất đai như thế nào cũng như là thẩm quyền giải quyết thuộc về ai để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho mình bởi đất là tài sản được xem là lớn nhất của người dân và tranh chấp thường phát sinh liên quan đến việc lấn chiếm đất đai.

Thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai

Quy định pháp luật về lấn chiếm đất đai

Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì hành vi lấn, chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Giải quyết lấn chiếm đất đai


Giải quyết lấn chiếm đất đai

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số  91/2019/NĐ-CPvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai,hành vi lấn, chiếm đất bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra có thể còn bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai:

  • Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  2. Phạm tội 02 lần trở lên;
  3. Tái phạm nguy hiểm.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trình tự giải quyết lấn chiếm đất đai

Hòa giải

Theo quy định khoản 3,4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình
  2. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
  3. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  5. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Khởi kiện ra Tòa án

Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
  2. Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử.
  3. Xét xử sơ thẩm
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có)


Khởi kiện ra Tòa án

Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đội ngũ Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về lấn chiếm đất đai
  • Soạn thảo đơn từ theo yêu cầu của khách hàng
  • Đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước

Trên đây là thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai, nếu Quý khách hàng có thắc mắc về thủ tục giải quyết lấn chiếm đất đai cần LUẬT SƯ PHAN MẠNH THĂNG, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

Luật sư Phan Mạnh Thăng

Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc Công ty Luật Long Phan PMT. 

Chuyên tư vấn luật Đất Đai, Nhà ở, Doanh Nghiệp, Hợp Đồng, Tư vấn thủ tục khởi kiện, tranh chấp thừa kế, ...

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TPHCM

Email: phanmanhthanglp@gmail.com

Phone: 1900636387

Blog: https://phanmanhthang.blogspot.com/

Website: https://luatlongphan.vn/luat-su/phanmanhthang

Site: https://sites.google.com/site/lsphanmanhthang/

Twitter: https://twitter.com/i/events/1394916420123652098









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét