Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán đất đai không có công chứng

Tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán đất không có công chứng giúp cho các bên trong giao dịch “mua bán” hiểu rõ hơn về hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán đất không có CÔNG CHỨNG, từ đó, đưa ra hướng giải quyết để các bên cùng có lợi.

luật sư giải quyết tranh chấp mua bán đất đai không có công chứng

Tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán đất đai không công chứng

Điều kiện để hợp đồng mua bán đất đai có hiệu lực

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để hợp đồng mua bán đất đai có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch mua bán đất đai được xác lập.
  2. Chủ thể tham gia giao dịch mua bán hoàn toàn tự nguyện.
  3.  Mục đích và nội dung của giao dịch mua bán đất đai không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Cụ thể đây là trường hợp luật quy định giao dịch mua bán đất đai phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

luật sư tư vấn điều kiện hợp đồng mua bán đất

Điều kiện để hợp đồng mua bán đất đai có hiệu lực

Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán đất đai không công chứng

Hợp đồng mua bán đất đai không công chứng là không tuân thủ quy định về hình thức, giao dịch mua bán đất đai vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 129 BLDS 2015, trường hợp sau đây thì hợp đồng mua bán đất đai không công chứng vẫn có hiệu lực pháp luật:

Giao dịch mua bán đất đai đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

>> Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Đất Chưa Có Sổ

Hướng xử lý khi có tranh chấp xảy ra

Trường hợp 1: Hợp đồng mua bán đất không công chứng nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch mà có tranh chấp xảy ra thì một hoặc các bên yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Trường hợp 2: Hợp đồng mua bán đất không công chứng nhưng không thuộc trường hợp 1 thì yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo quy định Điều 131 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Đất Có Xác Nhận Của Ủy Ban Xã

luật sư hỗ trợ tranh chấp

Hướng xử lý khi có tranh chấp

Thẩm quyền giải quyết

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hợp đồng mua bán đất đai có hiệu lực hoặc vô hiệu theo pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì yêu cầu phải trong thời hiệu theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 là 2 năm, kể từ ngày giao dịch mua bán được xác lập.

Nếu hết thời hiệu quy định mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Vai trò Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán đất đai không công chứng

Lấy chữ TÍN lên hàng đầu, chúng tôi – đội ngũ Luật sư Long Phan PMT đầy kinh nghiệm và chuyên môn, luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong các tranh chấp đất đai như:

  • Soạn thảo đơn từ, văn bản theo yêu cầu
  • Làm việc với cơ quan nhà nước, đại diện theo ủy quyền nếu khách hàng có nhu cầu
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp mua bán đất đai không công chứng
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác nếu khách hàng có nhu cầu,…

Trên đây là tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán đất đai không có công chứng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc các vấn đề về mua bán đất đai hoặc vấn đề khác có liên quan cần LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT hoặc TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387 , xin cảm ơn.



December 01, 2020 at 01:50PM

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phát sinh khi một trong các bên vi phạm hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Để biết được phương hướng, cách thức giải quyết tranh chấp theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý cũng như TƯ VẤN giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Quy định pháp luật về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định, bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai.

Nội dung và hình thức hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Nội dung của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất gồm:

  • Họ tên, địa chỉ của các bên;
  • Lý do cho thuê quyền sử dụng đất;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, ranh giới, tình trạng đất;
  • Thời hạn thuê, giá thuê;
  • Phương thức, thời hạn thanh toán;
  • Quyền của người thứ ba đối với đất cho thuê nếu có;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;
  • Giải quyết hậu quả khi hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất hết hạn.

Hình thức hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

hình thức hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê

Quyền của bên cho thuê

  • Yêu cầu bên thuê khai thác, sử dụng đất theo đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư và thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Yêu cầu bên thuê thanh toán tiền thuê theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Yêu cầu bên thuê chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu bên thuê giao lại đất khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng;
  • Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê gây ra.

Nghĩa vụ của bên cho thuê

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;
  • Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất;
  • Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Thông báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê;
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê

Quyền của bên thuê

  • Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất được cho thuê;
  • Yêu cầu bên cho thuê chuyển giao đất đúng diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Được sử dụng đất thuê theo thời hạn trong hợp đồng;
  • Khai thác, sử dụng đất thuê và hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất thuê;
  • Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra;
  • Quyền cho thuê lại (nếu có).

Nghĩa vụ của bên thuê

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;
  • Không được hủy hoại đất;
  • Thanh toán đủ tiền thuê quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Tuân theo quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;
  • Trả lại đất đúng thời hạn và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, đôi khi sẽ có những tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền và lợi ích của các bên. Để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, có thể áp dụng các cách sau:

  • Tiến hành thương lượng: nếu phát sinh tranh chấp, trước hết các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;
  • Khởi kiện ra Tòa án: trong trường hợp không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT CÔNG ÍCH

Vai trò của luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Với trình độ chuyên môn vững vàng và nhiều năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực đất đai, luật sư sẽ thực hiện các công việc sau để tư vấn khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất:

  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn các hướng giải quyết, phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;
  • Đại diện khách hàng tham gia thương thượng, hòa giải;
  • Hỗ trợ hoặc thay mặt khách hàng soạn thảo đơn yêu cầu, đơn khởi kiện, các thủ tục liên quan;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNGgiải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. Nếu quý khách còn có thắc mắc về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Trân trọng cảm ơn!



December 01, 2020 at 07:32AM

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất khi bên mua không chịu trả tiền

Thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất khi bên mua không chịu trả tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm trong việc mua bán nhà đất hiện nay. Vậy khi bên mua KHÔNG CHỊU TRẢ TIỀN thì việc CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG sẽ xảy ra như thế nào? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất

Dịch vụ tư vấn mua bán nhà đất.

Điều kiện được phép chấm dứt hợp đồng mua nhà đất.

Điều kiện chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • “Hợp đồng” đã được hoàn thành;
  • Theo thỏa thuận của các bên;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  • Hợp đồng “chấm dứt” khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Việc “không” chịu trả tiền “khi” mua bán nhà đất là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng nên hợp đồng này sẽ bị hủy bỏ theo Điều 423 Bộ luật dân sự 2015. Theo những điều kiện nêu trên thì việc bên mua không chịu trả tiền thuộc trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ do một bên không thực hiện nghĩa vụ.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên mua không chịu trả tiền.

Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất.

Theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:

  • Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc “chấm dứt hợp đồng”, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  • Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Như vậy, việc chấm dứt hợp đồng “mua bán” “nhà” “đất” khi “bên mua đất không chịu trả tiền” thì bên bán có quyền đơn phương chấm dứt dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại cho bên mua.

Căn cứ theo Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 thì bên bán có quyền yêu cầu “bên mua” đất bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại, còn có thể yêu cầu người mua chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất.

Căn cứ theo Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 thì hậu quả pháp lý khi cấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất như sau:

  • Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
  • Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất.

Đưa ra lý do chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp này bên bán có thể đưa ra lý do như sau: bên “mua” không chịu trả tiền cho hợp đồng mua bán nhà đất đã thỏa thuận là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng, nên chúng tôi quyết định chấm dứt hợp đồng.

Thông báo cho bên mua về mong muốn chấm dứt hợp đồng của mình.

Bên bán chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên mua biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

>>> Tham khảo: Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Viết đơn lên Tòa án và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nộp đơn yêu cầu Tòa án chấm dứt “hợp đồng mua bán” và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp chấm dứt hợp đồng mua bán bất động sản thì cần nộp tại Tòa án huyện mình cư trú để giải quyết.

Tòa án thụ lý và đưa ra phán quyết.

>>> Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng mua bán nhà đất.

điều kiện chấp dứt mua bán nhà đất

Dịch vụ luật sư.

Vai trò của luật sư khi làm thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất.

  • Giúp khách hàng đưa ra các lý do hợp lý, khả quan về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải để có thể chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Chúng tôi sẽ thông báo cho bên thứ hai về mong muốn chấm dứt hợp đồng của khách hàng.
  • Giúp khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị các tài liệu liên quan, cần thiết.
  • Luật sư thay mặt khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Với kiến thức chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm của mình, Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là bài viết về thủ tục chấm dứt hợp đồng mua bán nhà đất khi bên mua không chịu “trả tiền” được thực hiện như thế nào. Nếu bạn đọc còn gì thắc mắc hay cần tư vấn thêm về hợp đồng mua bán nhà đất thì liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 hoặc dịch vụ luật sư nhà đất để được tư vấn chi tiết hơn.



November 28, 2020 at 07:39AM

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Thủ tục đòi lại đất được giao nhưng bị người khác sử dụng

Bạn đang có quyền sử dụng đất được Nhà nước giao nhưng mảnh đất đó bị người khác sử dụng trái phép. Vậy thủ tục đòi lại đất được giao như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên dưới góc nhìn pháp lý.

thủ tục đòi lại đất được giao

Đòi lại đất được giao

Thế nào là đất được giao?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước giao đất, bao gồm:

  • Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:

  • Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013;
  • Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đất đai 2013;

Giao đất có thu tiền sử dụng đất

Căn cứ Điều 55 Luật Đất đai 2013, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
  • Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  • Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
  • Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.

Quyền của người sử dụng đất được giao

Dựa theo điều 166, điều 167 của Luật Đất Đai 2013 người sử dụng đất được giao sẽ hưởng được những quyền chung sau đây:

  • Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Riêng đối với tổ chức sử dụng đất được giao cần lưu ý:

Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Đối với người sử dụng đất được giao cần lưu ý về quyền như sau:

Do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ đất được Nhà nước giao nên người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác sẽ bị hạn chế về thời gian sử dụng đất. Cụ thể, thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với loại đất có thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất khi bị người khác sử dụng trái phép

khởi kiện đòi lại đất

Thủ tục đòi lại đất

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện theo mẫu
  • Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (hồ sơ tài liệu có liên quan đến yêu cầu khởi kiện)
  • Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)

>>>Xem thêm chi tiết: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những gì?

Thủ tục hòa giải khi đất bị người khác sử dụng trái phép

Trước hết người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên thỏa thuận với người có hành vi sử dụng trái phép để họ tự nguyện trả lại phần diện tích đất nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để hòa giải. (Theo  Điều 202 Luật Đất đai 2013)

Nếu không hòa giải được hoặc kéo dài thời gian giải quyết thì mới làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất bị người khác sử dụng trái phép

Để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện khi đất bị người khác sử dụng trái phép cần thực hiện đúng như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp

Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

Nếu hồ sơ đủ:

  • Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
  • Sau đó tòa sẽ thụ lý.

Bước 3: Sau xét xử sơ thẩm, nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu TAND cấp Tỉnh  giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Vai trò luật sư hỗ trợ các thủ tục khởi kiện đòi lại đất như thé nào?

luật sư hỗ trợ các thủ tục khởi kiện đòi lại đất

Luật sư hỗ trợ

Khi đất bị sử dụng trái phép, nếu người sử dụng đất muốn lấy lại thì Luật sư sẽ có vai trò hỗ trợ những công việc như sau:

  • Tư vấn thủ tục khởi kiện cần thiết đúng quy định pháp luật để
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ cần thiết cho việc khởi kiện;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến đất đai khi khách hàng yêu cầu;
  • Nhận ủy quyền khách hàng để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền khi khởi kiện;
  • Tham gia trố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Trên đây là bài viết chi tiết về thủ tục đòi lại đất được giao nhưng bị người khác sử dụng nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về thủ tục đòi lại đất cần được làm rõ vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 hoặc truy cập vào TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI để được hỗ trợ kịp thời.



November 21, 2020 at 10:00AM

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Trong đời sống tại các vùng nông thôn nước ta, thỏa thuận đổi đất thường xuyên được thực hiện để thuận tiện cho việc canh tác sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều thỏa thuận được xác lập bằng miệng, thiếu căn cứ chứng minh. Do đó, rất nhiều tranh chấp phát sinh trong vấn đề này. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về hiệu lực của thỏa thuận đổi đất và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai.

giai quyet tranh chap thoa thuan doi dat bang mieng
Tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi đất

Hợp đồng trao đổi đất là một hình thức hợp đồng cụ thể thuộc hợp đồng trao đổi tài sản. Theo đó, hợp đồng trao đổi đất là hợp đồng có đền bù, trong đó các bên sẽ trao đổi đất và quyền sở hữu cho nhau. Do đó, nếu trao đổi không đúng đối tượng sẽ gây thiệt hại cho bên kia.

Hợp đồng trao đổi đất được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Vì đối tượng của hợp đồng trao đổi đất là bất động sản nên quyền sở hữu của các bên phát sinh đối với tài sản của mỗi bên kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm xác lập quyền sở hữu cũng là thời điểm chấm dứt hợp đồng trao đổi đất.

Khi có tranh chấp về hợp đồng trao đổi đất cần phải áp dụng các quy định về hợp đồng trao đổi tài sản, quy định về đất đai, án lệ. Ngoài ra còn phải áp dụng các quy định về hợp đồng mua bán tài sản để giải quyết.

Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

Tham khảo thêm >>> Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình

Hiệu lực pháp lý của thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Như vậy, hợp đồng trao đổi đất được xác lập bằng lời nói (bằng miệng) là hợp đồng không đúng quy định về hình thức.

Theo đó, hợp đồng trao đổi đất bằng miệng vi phạm quy định về hình thức của giao dịch dân sự nên hợp đồng này vô hiệu (theo Điều 129 BLDS 2015).

Tuy nhiên, căn cứ theo án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 và được công bố theo Quyết định 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, nếu việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục thì căn cứ vào tình hình thực tế, tranh chấp sẽ được áp dụng theo Án lệ số 15 để giải quyết công nhận hiệu lực của thỏa thuận để tránh gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự.

Như vậy, hiệu lực của thỏa thuận trao đổi đất bằng miệng còn tùy thuộc vào tình hình thực tế mới có thể kết luận thỏa thuận có hiệu lực hay không.

Giải quyết tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

huong giai quyet tranh chap doi dat bang mieng
Giải quyết tranh chấp thỏa thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trao đổi đất bằng miệng

Căn cứ điều 202 Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thỏa thuận trao đổi đất bằng miệng

Nếu tranh chấp trao đổi đất bằng miệng không được hòa giải thông qua hòa giải cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì tranh chấp sẽ được giải quyết tùy trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất giải quyết;

Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định như sau:

Một, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu tranh chấp thuộc các trường hợp:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, …..

Hai, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Tham khảo thêm >>> Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

       >>> Khởi kiện tranh chấp đất đai thì án phí tòa án hết bao nhiêu?

Vai trò của Luật sư trong tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

giai quyet tranh chap thoa thuan doi dat bang mieng
Luật sư tư vấn luật đất đai

Nhằm đảm bảo quyền lợi khi có tranh chấp về đất đai người sử dụng đất phải nắm rõ các quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả mọi người đều có đủ điều kiện để tiếp nhận, tìm hiểu những kiến thức về Luật đất đai dẫn đến tình trạng quyền lợi hợp pháp không được đảm bảo, mất nhiều thời gian và chi phí trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

Để tránh những tình huống xấu nêu trên, luật sư tư vấn luật đất đai có vai trò vô cùng cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp vì họ là những người trong ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, sẵn sàng hỗ trợ gỡ bỏ những thắc mắc liên quan đến đất đai nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Trên đây là bài viết về hợp đồng trao đổi đất và tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc liên quan đến đất đai hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Nhà đất hỗ trợ chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn.



November 18, 2020 at 07:00AM

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Tư vấn tranh chấp hợp đồng thế chấp khi sổ đất bị hủy hoặc thu hồi

Tranh chấp hợp đồng thế chấp khi sổ đất bị hủy hoặc thu hồi diễn ra khá phổ biến và khiến nhiều người lúng túng. Liệu rằng hợp đồng thế chấp này có bị vô hiệu hay không? Hiện nay pháp luật đã thể hiện rất rõ quan điểm về vấn đề này, bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm ra câu trả lời.

tranh chap hop dong the chap khi gcnqsdd bi thu hoi
Tranh chấp hợp đồng thế chấp khi giấy CNQSDĐ bị thu hồi

Quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp tài sản

Hợp đồng thế chấp tài sản theo đó là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ.

Theo Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp);
  • Định nghĩa trên có nhấn mạnh việc tài sản được mang ra thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Và yêu cầu về quyền sở hữu này có thể là điều kiện khiến hợp đồng thế chấp trên vô hiệu theo Điều 123 Luật này;
  • Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp;
  • Cụ thể nếu trên phần đất mà người thế chấp sở hữu có các công trình như nhà ở, các công trình xây dựng khác,… Cũng thuộc sở hữu của bên thế chấp thì việc thế chấp đất sẽ đồng nghĩa với thế chấp cả các tài sản đó.
hop dong the chap quyen su dung dat
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) bị hủy hoặc thu hồi trong những trường hợp nào

Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định của luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi GCNQSDĐ trong các trường hợp sau:

  • Thu hồi GCNQSDĐ đã cấp trái pháp luật;
  • Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất; có thay đổi ranh giới thửa đất mà phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai;
  • Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất Trường hợp nếu các quyết định thu hồi GCN không có căn cứ thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan mà đã thu hồi GCN của bạn.

Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

Hủy Giấy chứng nhận hay còn gọi là hủy Sổ đỏ đã cấp là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy trong một số trường hợp theo quy định. Cụ thể:

  • Hủy Giấy chứng nhận bị mất;
  • Hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận mới;
  • Không giao nộp Giấy chứng nhận: Căn cứ theo khoản 7 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các trường hợp yêu cầu nộp lại giấy chứng nhận nhưng người sử dụng không chấp hành, thì đó là căn cứ để Văn phòng đăng ký đất đai báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp.

Hợp đồng thế chấp có còn hiệu lực khi sổ đất bị hủy hoặc bị thu hồi?

Nếu đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân thủ quy định pháp luật thì trong trường hợp cơ quan nhà nước thu hồi, hủy bỏ giấy CNQSDĐ thì việc thu hồi, hủy bỏ giấy GCNQSDĐ không làm mất đi quyền sử dụng phần đất hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó cần phải xác định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

Thông qua thực tiễn xét xử, Án lệ số 36/2020 về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) khi chứng nhận QSDĐ bị thu hồi, hủy bỏ được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao thông qua và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA thì vô hiệu do đối tượng hợp đồng (giấy CNQSDĐ) không còn là không đúng. … Trường hợp này, cơ quan xét xử phải xác định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật. Tòa án các cấp chính thức áp dụng Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp QSDĐ khi giấy CNQSDĐ bị thu hồi, hủy&b;bỏ từ ngày 15-4-2020.

hop dong the chap van co hieu luc khi gcnqsdd bi thu hoi
Hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực khi giấy CNQSDĐ bị thu hồi hoặc hủy bỏ

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp như thế nào

Tranh chấp về các loại hợp đồng dân sự là loại tranh chấp vô cùng phổ biến hiện nay. Để có thể được hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thế chấp một cách tốt nhất thì Luật sư chính là lựa chọn đúng đắn.

Công việc Luật sư sẽ giúp khách hàng về các loại tranh chấp này như sau:

  • Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ. Đây là việc vô cùng phức tạp vì thế Luật sư người nắm rõ các quy trình, cách thức sẽ có thể giúp bạn thực hiện các công việc về soạn thảo văn bản liên quan đến việc khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ đầy đủ để tránh việc Tòa án có thể yêu cầu bổ sung vô cùng rắc rối;
  • Để hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả nhất trong quá trình tố tụng thì Luật sư sẽ thay mặt bạn tham gia tố tụng với tu cách người đại diện theo ủy quyền, hoặc có thể là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bạn;
  • Với kiến thức, kinh nghiệm của mình Luật sư sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong việc tìm ra hướng giải quyết có lợi nhất cho thân chủ của mình. Tìm cách tốt nhất để tối ưu lợi ích thân chủ có được dựa trên quy định pháp luật.

>> Tham khảo thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÀ ĐANG THẾ CHẤP NGÂN HÀNG

Trên đây là bài viết về tư vấn tranh chấp hợp đồng thế chấp khi sổ đất bị hủy hoặc thu hồi của chúng tôi. Để giải đáp các thắc mắc hoặc tìm hiểu thông tin về các vấn đề liên quan tới luật đất đai thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới qua hotline 1900.63.63.87 trên website của chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!



November 17, 2020 at 07:00AM

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp của người đi nước ngoài giao lại

Giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp của người đi nước ngoài giao lại là một vấn đề khá nan giải đối với các cơ quan có thẩm quyền. Đất nông nghiệp là loại đất đặc thù nên các tranh chấp về việc ai là người có quyền sử hữu đối với quyền sử dụng thực tế còn nhiều bất cập. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

dat nong nghiep nguoi di nuoc ngoai giao lai
Đất nông nghiệp người đi nước ngoài giao lại

Đất nông nghiệp là gì? Phân loại đất nông nghiệp

Khái niệm

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.

Phân loại đất nông nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013 nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác.

Tranh chấp đất nông nghiệp do người đi nước ngoài giao lại

Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai của người nước ngoài giao lại

Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo quy định trên thì chỉ các bên xảy ra tranh chấp đất đai mới có quyền khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Do đó, tranh chấp đất đai trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (UBND cấp xã) nếu muốn khởi kiện. Trường hợp không hòa giải tại UBND cấp xã thì không đủ điều kiện khởi kiện.

Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Như vậy, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp do người nước ngoài giao lại khi các bên không đạt được thỏa thuận tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

toa an giai quyet tranh chap dat nng nghiep
Tòa án giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp

Thời hạn giải quyết đơn khởi kiện

Sau thời gian 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện tòa án sẽ phải ra một trong các quyết định : tiến hành thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện biết nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác hoặc trả lại đơn khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Khi giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục khởi kiện tại Tòa án thì trình tự thủ tục, thời hạn giải quyết sẽ tuân theo trình tự luật định theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra việc giải quyết nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên. Đồng thời phụ thuộc vào giấy tờ,tài liệu chứng cứ, chứng minh của vụ việc.

Bên có ưu thế trong tranh chấp đất nông nghiệp do người đi nước ngoài giao lại

Việc xảy ra các tranh chấp thuộc trường hợp người đi định cư ở nước ngoài đòi lại đất nông nghiệp mà mình đã giao lại diễn ra thường xuyên và phổ biến. Qua thực tiễn xét xử thì Tòa án nghiêng về phía người sử dụng đất nông nghiệp lâu dài và ổn định. Từ đó hình thành bản  Án lệ số 35/2020/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05/02/2020 và được công bố theo Quyết định 50/QĐ-CA ngày 25/02/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng

Người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao lại đất  nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng; người ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa án sẽ xem xét đến đến yếu tố: Người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không?

Trường hợp này, Án lệ xác định người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

Tuy vậy không phải mọi trường hợp người giao lại đất nông nghiệp để đi định cư nước ngoài sẽ bị mất quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất. Để đảm bảo quyền lợi của mình, việc am hiểu luật pháp, cũng như thỏa thuận chặt chẽ với người được giao lại đất nông nghiệp sẽ giúp họ tránh những rủi ro về sau.

nguoi trong nuoc su dung dat on diinh
Người trong nước sử dụng ổn định đất nông nghiệp được công nhận làm chủ sở hữu

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp của người nước ngoài

Sẽ là cần thiết nếu các bên có tranh chấp có liên quan đến quyền sở hữu quyền sử dụng đất nông nghiệp nhờ đến nhờ đến sự tư vấn của Luật sư. Bởi họ là người am hiểu pháp luật hơn ai hết, giúp đòi lại công bằng, quyền lợi cho thân chủ. Liên quan đến vấn đề này, Luật sư sẽ hỗ trợ:

  • Tư vấn chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp;
  • Tư vấn làm rõ các quy định pháp luật về tranh chấp đất nông nghiệp;
  • Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp;
  • Thực hiện soạn thảo đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện; chuẩn bị tài liệu chứng cứ cũng như các giấy tờ cần thiết khác;
  • Đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện khách hàng nộp đơn khởi kiện cũng như tham gia tố tụng tại Tòa án;
  • Các yêu cầu khác liên quan đến giải quyết tranh chấp trên thực tế.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp của người đi nước ngoài giao lại. Nếu bạn đọc có thắc mắc, cần hiểu rõ thêm thông tin hoặc để biết thêm chi tiết về chủ đề này thì vui lòng liên hệ với với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai và các vấn đề pháp lý khác  .Xin cảm ơn!



November 16, 2020 at 01:00PM

Tư vấn tranh chấp đất đã đặt cọc trước khi bị thế chấp ngân hàng

Tranh chấp đất đai đã đặt cọc trước khi bị thế chấp tại ngân hàng là một vấn đề khá phức tạp nhưng lại rất được quan tâm hiện nay. Nguyên nhân là do quyền sử dụng đất có giá trị rất lớn. Để giúp khách hàng giải quyết những vấn đề rắc rối liên quan, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc hướng GIẢI QUYẾT tranh chấp khi gặp phải vấn đề nói trên.

the chap quyen su dung dat tai ngan hang
Thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng

>> Tham khảo thêm: Các chứng cứ cần có trong tranh chấp đất đai.

Quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất

Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng

Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

  • Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 188 Luật Đất Đai 2013, khi thế chấp quyền sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để xác định tính xác thực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản;
  • Nhận bản gốc Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định;
  • Lập và ký Hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất), thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng.
  • Đăng ký thế chấp  tại Văn phòng đăng ký đất đai.
thu tuc the chap quyen su dung dat
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất

Đặt cọc quyền sử dụng đất là gì?

Đặt cọc quyền sử dụng đất là một hình thức bảo đảm được quy định trong BLDS, theo đó, bên mua sẽ giao cho bên bán một số tiền gọi là “tiền cọc” để đảm bảo cho việc mua đất của mình.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn giải quyết đất tranh chấp có sổ đỏ.

Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc và thế chấp

Thương lượng

  • Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
  • Đây là phương pháp rất được khuyến khích sử dụng, vì giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp. Ngoài ra, khi các bên giải quyết bằng phương thức này sẽ đảm bảo được mối quan hệ xã hội giữa các bên.

Hòa giải

  • Hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả.
  • Hòa giải: là cách thức giải quyết tranh chấm mà với sự tham gia và thuyết phục của bên thứ ba các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa các bên tranh chấp.
  • Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên thường ưu tiên hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp, chỉ hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án giải quyết. 

Khởi kiện tại cơ quan tài phán

Trường hợp sau khi tiến hành hòa giải mà các bên trong tranh chấp hợp đồng thuê tài sản vẫn không thống nhất được cách giải quyết. Một hoặc các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để tiến hành giải quyết tranh chấp.

Công việc Luật Long Phan sẽ thực hiện

  • Tư vấn hỗ trợ khách hàng các quy định của pháp luật về hợp đồng thuê tài sản, , cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo văn bản, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khác như: đơn khởi kiện,… để tiến hành giải quyết tranh chấp trong trường hợp khách hàng muốn giải quyết bằng con đường khởi kiện.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để tham gia hoạt động tố tụng tại Tòa án.
khoi kien tai toa an de yeu cau giai quyet tranh chap
Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp

>> Tham khảo thêm: Những quy định giải quyết đất đang tranh chấp.

Công việc Luật Long Phan sẽ thực hiện

• Tư vấn hỗ trợ khách hàng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

• Hỗ trợ khách hàng soạn thảo văn bản, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khác như: đơn khởi kiện,… để tiến hành giải quyết tranh chấp trong trường hợp khách hàng muốn giải quyết bằng con đường khởi kiện.

• Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để tham gia hoạt động tố tụng tại Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến THỦ TỤC KHỞI KIỆN hoặc muốn tìm hiểu thêm về BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM, xin vui lòng xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cám ơn.



November 16, 2020 at 10:00AM

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Tranh chấp đất là suất tái định cư do người bán không thực hiện thỏa thuận

Tranh chấp đất là suất tái định cư do người bán không thực hiện thỏa thuận được giải quyết theo TRÌNH TỰ, THỦ TỤC như thế nào? Pháp luật quy định về mua bán NHÀ Ở TÁI ĐỊNH ra sao? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề trên.

tranh chap mua ban dat
Suất tái định cư

Suất tái định cư là gì?

  • Suất tái định cư là suất đất do Nhà nước bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nhằm giúp người dân ổn định lại đời sống. 
  • Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và quỹ đất hiện có của Nhà nước, người dân sẽ được bồi thường số lượng suất tái định cư phù hợp.

>>>> Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và không được hỗ trợ tái định cư thì có thề thực hiện: THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI SUẤT TÁI ĐỊNH CƯ

Quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Một số điều kiện riêng khác đối với từng loại đất.

Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

  • Hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp kinh doanh bất động sản

>>>> Hướng dẫn chi tiết về việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quý khách vui lòng tham khảo tại: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT ĐAI

Việc chuyển quyền sử dụng đất phải tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.
  • Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
  • Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.

>>>> Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quý khách vui lòng xem chi tiết tại: THỦ TỤC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT MỚI NHẤT

Quy định về mua bán nhà ở tái định cư

suat tai dinh cu
Quy định về mua bán nhà ở

Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật nhà ở 2014, nhà ở tái định cư phải đáp ứng ĐỦ các ĐIỀU KIỆN sau đây mới được tham gia giao dịch:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Về nguyên tắc: Đất chưa có GCN QSDĐ thì không đủ điều kiện để chuyển nhượng. Trên thực tế người được hưởng suất tái định cư vẫn chuyển nhượng bằng hình thức làm hợp đồng ủy quyền (có nghĩa là ủy quyền cho người mua đất toàn quyền sử dụng, làm sổ, cấp số nhà, xây dựng, chuyển nhượng ..) 

Khi người mua có hợp đồng ủy quyền coi như đã có toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên, khi nhà nước thực hiện việc cấp GCN QSDĐ cho lô đất đó thì người được ủy quyền (người mua) không được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ do vậy người mua chỉ có thể thay người bán đi làm thủ tục và nhận trả hồ sơ cấp GCN. 

Về pháp luật thì người được hưởng suất tái định cư đó sẽ là người đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ và được nhà nước công nhận là người sử dụng hợp pháp chứ không phải người mua.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất là suất tái định cư

tranh chap suat tai dinh cu
Khởi kiện tại toà án

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

  1. Trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc các Giấy tờ chứng minh QSDĐ quy định tại Đ100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án giải quyết;
  2. Trường hợp đương sự không có các giấy tờ trên thì đương sự lựa chọn 1 trong 2 hình thức giải quyết sau:
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng.

>>>> Về việc nên lựa chọn hình thức giải quyết nào trong 2 hình thức trên, quý khách có thể tham khảo tại: TRANH CHẤP ĐẤT NÊN KHỞI KIỆN Ở TOÀ ÁN HAY NỘP ĐƠN Ở UỶ BAN

>>>> Trường hợp muốn khởi kiện ra Toà án, đương sự cần viết đơn đề yêu cầu toà án giải quyết, chi tiết tại: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

>>>> Trình tự giải quyết sau khi nộp đơn khởi kiện, quý khách vui lòng xem tại: THỦ TỤC KHỞI KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp đất

Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ thực hiện 

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục, hồ sơ khởi kiện;
  • Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của khách hàng

Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng

  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tham vấn cho khách hàng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp hành chính

Nhận uỷ quyền làm việc với cơ quan chức năng

  • Đại diện khách hàng nộp đơn khởi kiện
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tranh chấp mua bán suất đất tái định cư giải quyết như thế nào. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc có nhu cầu hỗ trợ SOẠN THẢO ĐƠN KHỞI KIỆN, xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn miễn phí. Xin cám ơn.



November 13, 2020 at 01:00PM

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng

Theo quy định của pháp luật đất đai, đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được phép gia hạn. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó, người sử dụng đất không thực hiện thủ tục gia hạn thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất. Các tranh chấp đất nông nghiệp phát sinh chủ yếu dựa trên nguyên nhân đó. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho bạn đọc hướng giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng và một số lưu ý liên quan.

dat-nong-nghiep-het-han-su-dung
Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng, xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 126 Luật đất đai 2013, đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì khi hết thời gian sử dụng đất có thể được xem xét tiếp tục sử dụng đất nếu có nhu cầu và phù hợp với quy hoạch, cụ thể:

  • Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm.
  • Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định.

LƯU Ý: Các trường hợp không phải gia hạn đất theo Khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm:

  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
  • Nếu như có nhu cầu xác nhận tờ khai mốc thời gian sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất theo thủ tục chung.

Thủ tục gia hạn đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng

Căn cứ theo Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục xin gia hạn đất nông nghiệp được tiến hành như sau:

  1. Nộp hồ sơ tại cơ quan tài nguyên môi trường: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
  2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì giao Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trình UBND cùng cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất.
  3. Trong trường hợp được gia hạn sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp Giấy chứng nhận đã cấp, chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho cơ quan tài nguyên và môi trường.
  4. Đối với trường hợp được gia hạn sử dụng, văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
  5. Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND xã để trao lại nếu như người gia hạn nộp hồ sơ tại cấp xã;
  6. Đối với trường hợp không đủ điều kiện gia hạn sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

LƯU Ý: Thời gian thực hiện gia hạn quyền sử dụng đất là 7 ngày (Theo quy định tại điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điểm e Khoản 2 Điều Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

>> Tham khảo thêm: THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN THƯỜNG KÉO DÀI BAO LÂU ?

Hướng giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp đã hết thời hạn sử dụng

co-quan-giai-quyet-tranh-chap
Cơ quan giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng

Căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai 2013, Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, thủ tục chung khi giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng được thực hiện như sau:

  1. Các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau.
  2. Nếu không tự hòa giải được thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  3. Khi tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ giải quyết.

LƯU Ý:

  • Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải
  • Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc hòa giải

Các tranh chấp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng phổ biến hiện nay thường rơi vào trường hợp có giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà đất đã hết hạn nhưng chưa gia hạn. Theo đó, căn cứ vào điểm d Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, một trong các điều kiện để thực hiện quyền của người sử dụng đất là đất phải trong thời hạn sử dụng. Như vậy, trừ những trường hợp quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013 thì trước khi tiến hành chuyển giao quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất theo quy định. Trường hợp người sử dụng đất không thực hiện gia hạn mà vẫn bán đất cho người khác thì giao dịch chuyển nhượng vô hiệu.

LƯU Ý: Căn cứ theo điểm d Khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013, trường hợp đất hết hạn sử dụng mà không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất. Khi đó, đất bị thu hồi sẽ không được bồi thường theo đúng quy định tại Điều 43 Luật Đất đai năm 2013.

>> Tham khảo thêm: NHỮNG QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐANG TRANH CHẤP

Nội dung luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp

giai quyet tranh chap
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn cách xác định nguồn gốc đất, hiện trạng, quá trình sử dụng đất
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án, thủ tục hòa giải tại UBND
  • Tư vấn các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
  • Tư vấn thời hiệu, thời hạn giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn các thủ tục giao dịch nhà đất
  • Tư vấn thủ tục sang tên đất, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Tư vấn soạn thảo, hồ sơ, giấy tờ có liên quan

Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu, Long Phan PMT sẵn sàng cung cấp dịch vụ luật sư đất đai trực tiếp tham gia giải quyết thực hiện thủ tục cho khách hàng, soạn thảo đơn từ, tài liệu, đại diện ủy quyền giải trình hồ sơ với cơ quan nhà nước,..

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng. Trường hợp bạn đọc có khó khăn, thắc mắc về nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.



November 12, 2020 at 10:00AM

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

Thủ tục đòi lại đất khi mẹ cho con ở nhờ không chịu trả

Tranh chấp liên quan đến kiện đòi nhà ở đang ngày càng diễn ra phổ biến trong giai đoạn hiện nay nhất là giữa những người thân trong gia đình trong vấn đề cho ở nhờ. Đây là loại tranh chấp phức tạpphổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về thủ tục đòi lại đất khi mẹ cho con ở nhờ không chịu trả.

huong-dan-thu-tuc-doi-lai-dat
Hướng dẫn thủ tục đòi lại đất

Mẹ cho con ở nhờ có đòi lại được không

Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Theo Điều 166 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  • Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Như vậy, trường hợp mẹ cho con ở nhờ có thể đòi lại được đất.

Các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết Luật đất đai.

Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp, bên tranh chấp có các giấy tờ Chứng nhận hoặc có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì sẽ căn cứ vào các giấy tờ này để giải quyết tranh chấp.
Trình tự đòi lại đất khi con ở nhờ trên đất của mẹ không trả

trinh-tu-thuc-hien-thu-tuc
Trình tự thực hiện thủ tục

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Mặc dù theo quy định của pháp luật dân sự thì người ở nhờ phải trả lại nhà cho gia chủ khi đến hạn, nhưng nhiều trường hợp họ cố tình không muốn trả lại nhà ở. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình bên cho ở nhờ có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền như sau:

Bước 1. Xác định thẩm quyền Tòa án. Vì nhà ở là bất động sản nên theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có nhà ở.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện và kèm theo tài liệu, chứng cứ. Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện và các tài liệu để minh chứng cho việc mình là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà như: hợp đồng về cho mượn nhà ở, giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất…

Bước 3. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn hòa giải, chuẩn bị xét xử.

Bước 4. Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự, thủ tục sơ thẩm.

Luật sư hỗ trợ khách hàng đòi lại đất cho con ở nhờ

dich vu luat su
Dịch vụ Luật sư tại Long Phan PMT

Khi sử dụng dịch vụ Luật sư tại Long Phan PMT trọng việc giải quyết đòi lại đất cho con ở nhờ. Bạn sẽ được hỗ trợ những công việc như:

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;
  • Tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện;
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khởi kiện.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiêm và nhân viên pháp lý có kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực đất đai, am hiểu sâu sắc pháp luật Việt Nam. Long Phan PMT cam kết có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn về thủ tục đòi lại đất khi mẹ cho con ở nhờ không chịu trả. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý về các vấn đề về nhà đất, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn luật đất đai qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tận tình và tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



November 08, 2020 at 10:00AM

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất nhưng không bán nhà

Tranh chấp hợp đồng bán đất nhưng không bán nhà khá phổ biến hiện nay khi mà giữa các bên có mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng . Vậy có các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất nhưng không bán nhà nào? Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất ra sao? Bài viết sau đây sẽ trình bày cụ thể nội dung trên.

huong-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-ban-dat-nhung-khong-ban-nha
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất nhưng không bán nhà

Khi nào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực

Theo Điều 503 BLDS 2015 quy định việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai.

Tại Điều 167 Luật Đất Đai 2013 quy định  hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

Điều 188 Luật Đất đai quy định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là kể từ ngày công chứng, chứng thực. Đồng thời phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và hoàn thành kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

>> Tham khảo thêm: MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ

>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT MỚI NHẤT

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất không bán nhà

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng bán đất thì các bên có thể lựa chọn các phương pháp giải quyết sau đây:

  • Thương lượng: Là việc hai bên tự đàm phán với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
  • Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp.
  • Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án thông qua con đường khởi kiện.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (hợp đồng chuyển nhượng…).

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

>> Tham khảo thêm: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

mau don khoi kien tranh chap dat dai
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Căn cứ theo quy định của BLTTDS 2015, trình tự khởi kiện được tiến hành như sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện
  2. Tòa án nhận và thụ lý đơn khởi kiện
  3. Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm

LƯU Ý:

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
  • Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải, nếu các bên hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
  • Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.

Luật sư hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất nhưng không bán nhà

Luật sư hỗ trợ khách hàng giải quyết công việc sau:

  • Rà soát tính pháp lý của hợp đồng, xem xét toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quan đến các thỏa thuận hợp đồng;
  • Đề ra những phương án cụ thể và tốt nhất cho thân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật
  • Hướng dẫn và tư vấn trình tự thủ tục, thời hiệu, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đầy đủ theo đúng quy định pháp luật
  • Đại diện ủy quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp cho thân chủ;
  • Làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền;
luat-su-ho-tro-tu-van
Luật sư hỗ trợ tư vấn

Cam kết chất lượng     

Công ty Luật Long Phan PMT với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và chuyên viên pháp lý năng động, sáng tạo, với tôn chỉ “tận tâm – uy tín – hiệu quả” chúng tôi xin được cam kết với quý khách hàng:

  • Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận của các bên, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật và đạo đức hành nghề luật sư.

Trên đây là nội dung bài viết về Giải quyết tranh chấp hợp đồng bán đất nhưng không bán nhà. Nếu như quý bạn đọc có thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn luật đất đai hãy liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



November 07, 2020 at 07:00AM

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng nhất

Khởi kiện một vụ án tranh chấp đất đai cần các điều kiện gì? Và cách viết đơn khởi kiện tranh chấp trên đúng ? Các điều luật hiện hành liên quan? Đất đai là một loại tài sản đặc biệt vì vậy quy trình tố tụng, xét xử khá phức tạp. Bài viết sau đây sẽ giải thích các vấn đề trên giúp quý khách hàng dễ dàng hơn trong việc khởi kiện tránh trường hợp bị trả lại đơn.

khoi kien tranh chap dat dai
Tranh chấp đất đai

Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai

  • Người khởi kiện có quyền khởi kiện;
  • Tranh chấp chưa được giải quyết;

Ngoài ra

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP phải tiến hành hòa giải tại tại Uỷ ban nhân dân cấp xã mới có đủ điều kiện khởi kiện.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

cach viet don khoi kien
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có các nội dung chính sau đây:

Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng nhất

don khoi kien giai quyet tranh chap
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp

Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có nội dung và hình thức thỏa mãn điều kiện tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Phải do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện viết.

Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

  • Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
  • Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
  • Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng.

Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.

Đơn khởi kiện phải có các nội dung như đã nêu ở phần trên.

Quý khách hàng có thể truy cập vào: https://luatlongphan.vn/mau-don-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai

Để được hướng dẫn chi tiết hơn cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

  • Xác định điều kiện khởi kiện;
  • Xác định vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cụ thể;
  • Thu thập tài liệu chứng cứ;
  • Chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án và các thủ tục khác.

Luật sư hỗ trợ, tư vấn khách hàng giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tư vấn sơ bộ các vấn đề tranh chấp trong giao dịch đất đai và những giao dịch có liên quan;
  • Cung cấp các mẫu đơn khiếu nại, khởi kiện các giấy tờ liên quan khác và hỗ trợ trực tiếp soạn thảo;
  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến pháp luật đất đai;
  • Tư vấn và trực tiếp tham gia từ khâu hòa giải, khởi kiện cho đến xét xử theo ủy quyền;
  • Tiến hành việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc tranh chấp và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp tối ưu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp tránh những thua thiệt không đáng có;
  • Tính toán các loại phí, lệ phí phải đóng trong quá trình tố tụng.

Bài viết trên đã hướng dẫn khách hàng cách viết đơn khởi kiện và thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức. Trường hợp quý khách hàng gặp khó khăn trong quá trình khiếu nại, khởi kiện hoặc các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ HOTLINE 1900636387 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



November 02, 2020 at 01:00PM