Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Trong đời sống tại các vùng nông thôn nước ta, thỏa thuận đổi đất thường xuyên được thực hiện để thuận tiện cho việc canh tác sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều thỏa thuận được xác lập bằng miệng, thiếu căn cứ chứng minh. Do đó, rất nhiều tranh chấp phát sinh trong vấn đề này. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về hiệu lực của thỏa thuận đổi đất và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai.

giai quyet tranh chap thoa thuan doi dat bang mieng
Tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi đất

Hợp đồng trao đổi đất là một hình thức hợp đồng cụ thể thuộc hợp đồng trao đổi tài sản. Theo đó, hợp đồng trao đổi đất là hợp đồng có đền bù, trong đó các bên sẽ trao đổi đất và quyền sở hữu cho nhau. Do đó, nếu trao đổi không đúng đối tượng sẽ gây thiệt hại cho bên kia.

Hợp đồng trao đổi đất được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Vì đối tượng của hợp đồng trao đổi đất là bất động sản nên quyền sở hữu của các bên phát sinh đối với tài sản của mỗi bên kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm xác lập quyền sở hữu cũng là thời điểm chấm dứt hợp đồng trao đổi đất.

Khi có tranh chấp về hợp đồng trao đổi đất cần phải áp dụng các quy định về hợp đồng trao đổi tài sản, quy định về đất đai, án lệ. Ngoài ra còn phải áp dụng các quy định về hợp đồng mua bán tài sản để giải quyết.

Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

Tham khảo thêm >>> Mẫu đơn đổi đất giữa hai gia đình

Hiệu lực pháp lý của thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Như vậy, hợp đồng trao đổi đất được xác lập bằng lời nói (bằng miệng) là hợp đồng không đúng quy định về hình thức.

Theo đó, hợp đồng trao đổi đất bằng miệng vi phạm quy định về hình thức của giao dịch dân sự nên hợp đồng này vô hiệu (theo Điều 129 BLDS 2015).

Tuy nhiên, căn cứ theo án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 và được công bố theo Quyết định 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, nếu việc đổi đất giữa các bên là trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu sử dụng canh tác của các bên. Sau khi đổi đất, hai bên đã đăng ký, kê khai, được ghi nhận tại Sổ địa chính đối với diện tích đất đổi và trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục thì căn cứ vào tình hình thực tế, tranh chấp sẽ được áp dụng theo Án lệ số 15 để giải quyết công nhận hiệu lực của thỏa thuận để tránh gây xáo trộn không cần thiết việc sử dụng đất của các đương sự.

Như vậy, hiệu lực của thỏa thuận trao đổi đất bằng miệng còn tùy thuộc vào tình hình thực tế mới có thể kết luận thỏa thuận có hiệu lực hay không.

Giải quyết tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

huong giai quyet tranh chap doi dat bang mieng
Giải quyết tranh chấp thỏa thỏa thuận đổi đất bằng miệng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trao đổi đất bằng miệng

Căn cứ điều 202 Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thỏa thuận trao đổi đất bằng miệng

Nếu tranh chấp trao đổi đất bằng miệng không được hòa giải thông qua hòa giải cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì tranh chấp sẽ được giải quyết tùy trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân nơi có đất giải quyết;

Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định như sau:

Một, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu tranh chấp thuộc các trường hợp:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, …..

Hai, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Tham khảo thêm >>> Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

       >>> Khởi kiện tranh chấp đất đai thì án phí tòa án hết bao nhiêu?

Vai trò của Luật sư trong tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng

giai quyet tranh chap thoa thuan doi dat bang mieng
Luật sư tư vấn luật đất đai

Nhằm đảm bảo quyền lợi khi có tranh chấp về đất đai người sử dụng đất phải nắm rõ các quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả mọi người đều có đủ điều kiện để tiếp nhận, tìm hiểu những kiến thức về Luật đất đai dẫn đến tình trạng quyền lợi hợp pháp không được đảm bảo, mất nhiều thời gian và chi phí trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

Để tránh những tình huống xấu nêu trên, luật sư tư vấn luật đất đai có vai trò vô cùng cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp vì họ là những người trong ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, sẵn sàng hỗ trợ gỡ bỏ những thắc mắc liên quan đến đất đai nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Trên đây là bài viết về hợp đồng trao đổi đất và tranh chấp thỏa thuận đổi đất bằng miệng. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc liên quan đến đất đai hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Nhà đất hỗ trợ chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn.



November 18, 2020 at 07:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét