Bạn đang có quyền sử dụng đất được Nhà nước giao nhưng mảnh đất đó bị người khác sử dụng trái phép. Vậy thủ tục đòi lại đất được giao như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên dưới góc nhìn pháp lý.
Đòi lại đất được giao
Thế nào là đất được giao?
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước giao đất, bao gồm:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013;
- Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đất đai 2013;
Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Căn cứ Điều 55 Luật Đất đai 2013, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
- Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
- Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
Quyền của người sử dụng đất được giao
Dựa theo điều 166, điều 167 của Luật Đất Đai 2013 người sử dụng đất được giao sẽ hưởng được những quyền chung sau đây:
- Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Riêng đối với tổ chức sử dụng đất được giao cần lưu ý:
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Đối với người sử dụng đất được giao cần lưu ý về quyền như sau:
Do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ đất được Nhà nước giao nên người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác sẽ bị hạn chế về thời gian sử dụng đất. Cụ thể, thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với loại đất có thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất khi bị người khác sử dụng trái phép
Thủ tục đòi lại đất
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu
- Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (hồ sơ tài liệu có liên quan đến yêu cầu khởi kiện)
- Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)
>>>Xem thêm chi tiết: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những gì?
Thủ tục hòa giải khi đất bị người khác sử dụng trái phép
Trước hết người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên thỏa thuận với người có hành vi sử dụng trái phép để họ tự nguyện trả lại phần diện tích đất nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất đang xảy ra tranh chấp để hòa giải. (Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013)
Nếu không hòa giải được hoặc kéo dài thời gian giải quyết thì mới làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất bị người khác sử dụng trái phép
Để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện khi đất bị người khác sử dụng trái phép cần thực hiện đúng như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp
Bước 2: Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ đủ:
- Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Bước 3: Sau xét xử sơ thẩm, nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm thì có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu TAND cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Vai trò luật sư hỗ trợ các thủ tục khởi kiện đòi lại đất như thé nào?
Luật sư hỗ trợ
Khi đất bị sử dụng trái phép, nếu người sử dụng đất muốn lấy lại thì Luật sư sẽ có vai trò hỗ trợ những công việc như sau:
- Tư vấn thủ tục khởi kiện cần thiết đúng quy định pháp luật để
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ cần thiết cho việc khởi kiện;
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến đất đai khi khách hàng yêu cầu;
- Nhận ủy quyền khách hàng để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền khi khởi kiện;
- Tham gia trố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Trên đây là bài viết chi tiết về thủ tục đòi lại đất được giao nhưng bị người khác sử dụng nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về thủ tục đòi lại đất cần được làm rõ vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 hoặc truy cập vào TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI để được hỗ trợ kịp thời.
November 21, 2020 at 10:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét