Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Bạc Liêu: Kháng nghị Giám đốc thẩm vụ tranh chấp đất kéo dài tại huyện Hồng Dân

 Liên quan vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa gia đình ông Quách Văn Phúc (nguyên đơn) với vợ chồng ông Quách Văn Lực (bị đơn), Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm đối với Quyết định Giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM.

Nhiều sai sót được chỉ ra


Trước đó, Pháp luật plus có bài viết “Bạc Liêu: Nghi vấn một bản án có dấu hiệu vi phạm tố tụng”, phản ánh những dấu hiệu thiếu khách quan và vi phạm tố tụng tại bản án phúc thẩm số 43/2017/DS-PT ngày 19/5/2017 của TAND tỉnh Bạc Liêu trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa gia đình ông Quách Văn Phúc (nguyên đơn) với vợ chồng ông Quách Văn Lực (bị đơn), xảy ra tại huyện Hồng Dân.

Vừa qua, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC) đã ban hành Quyết định số 14/QĐKNGĐT-VKS-DS kháng nghị Giám đốc thẩm đối với Quyết định Giám đốc thẩm số 63/2019/DS-GĐT ngày 4/4/2019 của TAND Cấp cao tại TP HCM.
Theo quyết định kháng nghị trên, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử Giám đốc thẩm theo hướng hủy Quyết định Giám đốc thẩm số 63/2019/DS-GĐT, hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 43/2017/DS-PT của TAND tỉnh Bạc Liêu và Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2017/DS-ST của TAND huyện Hồng Dân, giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Hồng Dân xét xử lại theo đúng quy định pháp luật; Tạm đình chỉ thi hành quyết định Giám đốc thẩm nêu trên đến khi có quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao.

Theo VKSNDTC, phần đất tranh chấp có diện tích hơn 15.000 m2, tại ấp Ninh Chùa, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân có nguồn gốc của ông Quách Văn Chánh (ông nội ông Phúc) để lại cho vợ chồng ông Phúc, bà Nguyễn Thị Sơn. Ngày 12/4/1994, ông Phúc được UBND xã Ninh Quới cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (mẫu “tất đất tất vàng”, sau đây gọi tắt là GCNQSDĐ). Ngày 01/01/1996, ông Phúc tiếp tục được UBND huyện Hồng Dân cấp GCNQSDĐ.

Vợ chồng ông Phúc cho rằng, năm 1990 có vay nợ của vợ chồng ông Lực, bà Út (bố mẹ chị Huyền) số tiền 3.000.000 đồng. Đến năm 1992, tính lãi lên 15.000.000 đồng nên phải cố đất trên cho vợ chồng ông Lực với giá 31,5 chỉ vàng 24k. Hai bên có làm giấy tay không thỏa thuận thời hạn cố đất, lúc nào có tiền thì chuộc. Nay giấy tay đã thất lạc.

Sau khi cố đất, vợ chồng ông Phúc đi làm ăn tại Cà Mau. Năm 2008, vợ chồng ông về chuộc lại đất. Tuy nhiên, vợ chồng ông Lực không thừa nhận việc cố đất mà cho rằng vợ chồng ông Phúc chuyển nhượng cho con gái ông bà là chị Huyền. Chị Huyền cho rằng, ngày 21/01/1994, chị trực tiếp giao dịch chuyển nhượng QSDĐ với vợ chồng ông Phúc diện tích đất trên với giá 31,5 chỉ vàng 24k; Khi chuyển nhượng, hai bên có làm giấy tay, có người làm chứng và xác nhận của chính quyền địa phương.

Ngày 7/8/1997, chị Huyền được cấp GCNQSDĐ. Vợ chồng chị sử dụng đất ổn định từ năm 1994 đến khi có tranh chấp hơn 15 năm.

Sau khi bản án phúc thẩm năm 2011 (tuyên phía ông Lực thua kiện - PV) có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng chị Huyền, anh Trần Thanh Dũng bị cưỡng chế buộc phải giao phần đất trên cho vợ chồng ông Phúc. Vợ chồng ông Phúc sử dụng đất từ năm 2011 đến nay.

Phần đất nhiều năm xảy ra tranh chấp giữa 2 gia đình.

Quá trình giải quyết vụ án, vợ chồng chị Huyền cung cấp: “Đơn xin chuyển nhượng ruộng đất” ngày 21/01/1994, “Đơn xin giao đất” ngày 8/01/1984 và “Đơn xin giao đất” ghi 881194 giữa chị và vợ chồng ông Phúc.

VKSNDTC nhận định, đối với “Đơn xin chuyển nhượng ruộng đất” ngày 21/01/1994 giữa vợ chồng ông Phúc và chị Huyền thấy rằng: Hình thức chuyển nhượng của hợp đồng có chữ ký của bên bán ông Phúc, bà Sơn và chữ ký bên mua là chị Huyền, tuy nhiên ông Phúc, bà Sơn không thừa nhận đã ký. Tại Kết luận giám định số 50/GĐ-2009 của Cơ quan giám định hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu và Kết luận giám định số 1280/C54B của Phân viện khoa học hình sự thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm tại TP HCM đều kết luận không khẳng định được chữ kí là của ông Phúc, bà Sơn.

Do đó không đủ căn cứ để chứng minh “Đơn xin chuyển nhượng ruộng đất” ngày 21/01/1994 là do vợ chồng ông Phúc, bà Sơn ký. Thực tế, năm 1994 vợ chồng ông Phúc được UBND xã Ninh Quới cấp GCNQSDĐ và GCN trên vợ chồng ông Phúc vẫn đang giữ nên không có cơ sở khẳng định vợ chồng ông Phúc chuyển nhượng đất cho chị Huyền.

Ngoài ra, các nhân chứng là ông Trương Minh Trường, ông Trương Công Nhâm đều cho rằng không trực tiếp chứng kiến việc chuyển nhượng đất giữa ông Phúc, bà Sơn với chị Huyền; Ban nhân dân Ấp do ông Nguyễn Hoàng Ân xác nhận ngày 25/01/1994 và UBND xã do ông Phạm Thành Tâm xác nhận ngày 28/5/1994 đều xác định có ký vào giấy chuyển nhượng trên nhưng không nhớ là ai mang đến cho ký, khi ký không có mặt các bên chuyển nhượng nên không có giá trị chứng minh.

Đối với “Đơn xin giao đất” ngày 8/01/1984 và “Đơn xin giao đất” ghi 881194 có chữ ký của ông Phúc. Theo chị Huyền, 2 đơn này do ông Phúc ghi lại, ông Phúc ghi nhiều lần không được mới kêu chị ghi lại “Đơn xin chuyển nhượng ruộng đất” ngày 21/01/1994. Quá trình giải quyết vụ án, ông Phúc không thừa nhận đã ghi các giấy này, trong khi đó 2 đơn xin giao đất trên mâu thuẫn với “Đơn xin chuyển nhượng ruộng đất” ngày 21/01/1994. Do đó không có cơ sở xác định ông Phúc, bà Sơn ghi giấy giao đất năm 1984 như lời trình bày của chị Huyền.

Đối với GCNQSDĐ đã cấp cho ông Phúc ngày 01/01/1996 và cấp cho chị Huyền ngày 07/8/1997, cụ thể GCNQSDĐ đã cấp cho ông Phúc có tổng diện tích 16.625m2 gồm 4 thửa: thửa 435, 539, 637, 679 đều thuộc tờ bản đồ số 3; GCNQSDĐ cấp cho chị Huyền có tổng diện tích 13.675m2 gồm 3 thửa: 435, 539, 679 đều thuộc tờ bản đồ số 3. Như vậy, ông Phúc và chị Huyền cùng được cấp GCNQSDĐ 3 thửa đất giống nhau, gồm 435, 539, 679. Hai GCNQSDĐ trên đều được cấp trong cùng một Quyết định 174/QĐ-UB ngày 29/6/1994 của UBND huyện Hồng Dân.

Tại Công văn số 07/UBND ngày 13/11/2011, UBND huyện Hồng Dân xác định: Theo cung cấp của Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho chị Huyền là không có hồ sơ… Do đó việc cấp GCN trên cho chị Huyền là sai quy định.

Cũng tại công văn trên, UBND huyện Hồng Dân xác định: “…việc cấp GCNQSDĐ cho ông Phúc là đúng quy định pháp luật”.

Vợ chồng ông Phúc nhiều năm qua vẫn kiên trì đi khiếu nại.

VKSNDTC cũng chỉ rõ, Quyết định Giám đốc thẩm căn cứ vào số tiền ông Phúc nhận của chị Huyền tương đương với giá trị chuyển nhượng năm 1994 để cho rằng ông Phúc chuyển nhượng đất cho chị Huyền, tuy nhiên, trên cơ sở tài liệu chứng cứ do chị Huyền cung cấp không đủ cơ sở xác định diện tích đất tranh chấp là do ông Phúc chuyển nhượng cho chị Huyền. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định đây không phải là giao dịch chuyển nhượng QSDĐ cũng như giao dịch cầm cố đất là không chính xác.

“Lẽ ra phải xác định đây là giao dịch cầm cố đất bởi từ khi cầm cố đất, ông Phúc chưa bao giờ từ bỏ quyền sử dụng đất của mình, bằng chứng là ông kê khai đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQDSĐ. UBND huyện Hồng Dân cũng khẳng định việc cấp giấy cho ông Phúc là đúng với quy định của pháp luật”, Quyết định kháng nghị của VKSNDTC nêu rõ.

Luật sư nói gì?


Theo Luật sư Phan Mạnh Thăng, Giám đốc Công ty Luật Long Phan PMT – Đoàn Luật sư TP HCM phân tích:

Những “lỗ hổng” trong quá trình giải quyết vụ án kéo theo việc “bỏ lọt” nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng của Tòa án đã đủ căn cứ để Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm tại Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS). Mặt khác, thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC đảm bảo trong khoảng thời gian từ 3 năm kể từ ngày Quyết định Giám đốc thẩm số 63/2019/DS-GĐT có hiệu lực pháp luật.

Khi đã đáp ứng đủ điều kiện nói trên, trong thời gian 4 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, theo Điều 339 BLTTDS 2015, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ tiến hành mở phiên tòa Giám đốc thẩm để xét kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC.

“Với niềm tin “cán cân công lý”, tránh để tình trạng oan sai do “án tại hồ sơ”, tôi hy vọng phiên xét xử Giám đốc thẩm sẽ xem xét cẩn trọng, đánh giá vụ án một cách khách quan, toàn diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân”, Luật sư Phan Mạnh Thăng cho biết.

Liên quan vụ án, sau khi nghiên cứu hồ sơ, đã có 3 luật sư, gồm: Luật sư Phan Mạnh Thăng - Giám đốc Công ty Luật Long Phan PMT, Luật sư Hà Ngọc Tuyền – Trưởng Văn phòng Luật sư Hà Tuyền và Luật sư Võ Thiện Hiển - Công ty Luật TNHH Apolo Lawyers (Đoàn Luật sư TP HCM) đã gửi nhiều văn bản kiến nghị các cơ quan tố tụng xem xét hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu và Quyết định Giám đốc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM nêu trên.

 



Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Cách xử lý khi bị hàng xóm tự ý mở lối đi qua

Khi bị hàng xóm tự ý mở lối đi qua thì phải xử lý khi thế nào? Vấn đề tranh chấp về lối đi chung hay lối đi qua không còn là hiện tượng xa lạ giữa những chủ sở hữu có bất động sản liền kề với nhau. Thế nhưng người bị thiệt hại lại chưa biết cách xử lý tranh chấp sao cho đúng trình tự pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy phạm vi bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc.

Cách xử lý tranh chấp

Tranh chấp về việc hàng xóm tự ý mở lối đi qua

Quy định của pháp luật về hành vi mở lối đi qua

Điều 254 BLDS 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản LIỀN KỀ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Hành vi tự ý mở lối đi qua của hàng xóm xảy ra khi một trong các chủ sở hữu bất động sản liền kề bị vây bọc không thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi, mà tự ý làm rào chắn, xây dựng hoặc lấn chiếm đất để tạo lối đi riêng.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai 

Theo quy định của pháp luật đất đai, việc giải quyết tranh chấp đất phải dựa vào 3 yếu tố gồm:

  • Nguồn gốc tạo lập
  • Quá trình sử dụng
  • Hiện trạng sử dụng

>> Xem thêm: Tư Vấn Hướng Giải Quyết Khi Đất Không Có Lối Đi

Cách thức giải quyết khi hàng xóm tự ý mở lối đi qua

Cách thức giải quyết

Cách thức giải quyết tranh chấp

Hòa giải

  • Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc tự ý mở lối đi qua thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.
  • Các bên làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp tự ý mở lối đi qua đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.
  • Trường hợp hòa giải không thành, có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết hoặc yêu cầu UBND cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai.

>>>> Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Lối Đi Chung

Tố cáo, khiếu nại

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

  • Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Khi phát hiện hành vi tự ý mở lối đi qua của hàng xóm, chủ sở hữu bất động sản có lối đi có thể thực hiện thủ tục tố cáo hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.
  • Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạtvi phạm hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Khởi kiện

Khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hàng xóm tự ý mở lối đi qua, chủ sở hữu bất động sản có thể khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp đất theo thủ tục TTDS:

  1. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
  2. Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
  3. Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.

>>>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn tranh chấp lối đi chung

Luật sư tư vấn khi bị hàng xóm tự ý mở lối đi qua

Tư vấn luật

Luật sư tư vấn cho khách hàng

Đội ngũ luật sư công ty Long Phan PMT sẽ tư vấn cho khách hàng về:

  • Tư vấn về quy định của lối đi qua, lối đi chung
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với lối đi chung
  • Tư vấn về lấn chiếm đất đai để làm lối đi qua
  • Soạn thảo đơn tố cáo, đơn khởi kiện
  • Tham gia TỐ TỤNG khi được khách hàng ủy quyền

Trên đây là bài viết của chúng tôi về cách xử lý khi bị hàng xóm tự ý mở lối đi qua, nếu quý bạn đọc có thắc mắc về nội dung tranh chấp lối đi qua hoặc muốn tìm kiếm các quy định pháp lý khác liên quan, xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!



December 29, 2020 at 10:56AM

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất ao hồ

Đất ao hồ là gì? Trình tự giải quyết tranh chấp đất ao hồ ra sao, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là ai? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin về vấn đề trên.

tranh chấp đất ao hồ

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất ao hồ

Đất ao hồ là gì?

Đất ao là là khu đất trũng sâu xuống, có nước đọng lại, được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo. Kích cỡ của mỗi ao thường không lớn, được dùng để làm cảnh hoặc nuôi thủy sản.

Theo quy định của pháp luật về các loại đất, đất ao được nhắc đến trong các trường hợp như sau:

  • Đất ao nằm trong cùng một thửa với đất có nhà trong khu dân cư được công nhận là đất ở theo Khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai 2013.
  • Đất ao nằm trong trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở, được xếp vào nhóm đất nông nghiệp.
  • Đất ao không cùng thửa với đất có nhà, sử dụng để nuôi trồng thủy sản được quy định là thuộc nhóm đất nông nghiệp.

>> Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Cho Người Khác Mượn Canh Tác Ngày Xưa

Đất ao hồ có được cấp sổ đỏ không?

Để được cấp sổ đỏ thì cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Phải chứng minh được quyền sở hữu đất hợp pháp bằng các loại “GIẤY TỜ” được chấp nhận. Nếu hộ gia đình không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì phải là trường hợp đã sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004 và được xác nhận không có bất kỳ tranh chấp nào và phù hợp với quy hoạch từ UBND cấp xã.
  • Phải nộp tiền sử dụng đất đầy đủ (trừ trường hợp thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất).
  • Thuộc đối tượng được cấp sổ đỏ theo quy định của Luật Đất Đai.

Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bắt buộc phải ghi rõ mục đích sử dụng đất. Do đó, bạn cần xác định rõ ràng thông tin về mảnh đất ao tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu đất ao đang sở hữu không được công nhận là đất ở thì muốn sử dụng để xây nhà, chuyển nhượng cần thực hiện chuyển mục đích sử dụng trước khi xin cấp sổ đỏ.

đất ao hồ có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất ao hồ

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2012 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

>> Xem thêm: Đất Bị Người Khác Đứng Tên Sổ Đỏ Thì Lấy Lại Bằng Cách Nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất ao hồ

Hồ sơ giải quyết tranh chấp

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất ao hồ được quy định bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất ao hồ.
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp.
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành;
  • Quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành do Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

luật sư giải quyết tranh chấp đất ao hồ

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp

Trình tự giải quyết tranh chấp

Đầu tiên, UBND xã phải tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Thủ tục hòa giải tại UBND xã không được phép kéo dài quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.

Nếu trong quá trình hòa giải có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; Gửi đến sở tài nguyên và môi trường đối với các trường hợp khác.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

Tòa tiến hành thụ lý vụ án, tiến hành “HÒA GIẢI”. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính: Trình tự này được áp dụng đối với trường hợp tranh chấp mà đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân.

>> Xem thêm: Tư Vấn Pháp Luật Về Tranh Chấp Ranh Giới Đất Đai

Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất ao hồ

  • Tư vấn quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất ao hồ
  • Soạn thảo các giấy tờ hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp đất ao hồ;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ tham gia tranh tụng giải quyết tranh chấp đất ao hồ;
  • Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình tranh tụng;…

Trình tự giải quyết tranh chấp đất ao hồ được quy định chặt chẽ trong Luật đất đai 2013. Nếu quý bạn đọc có những khó khăn/thắc mắc liên quan đến tranh chấp đất ao hồ hay những vấn đề khác liên quan đến “ĐẤT ĐAI” thì hãy liên hệ ngay qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai miễn phí. Xin cảm ơn.



December 23, 2020 at 01:22PM

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử lý như thế nào?

Hành vicản trở sử dụng đất của người khác bị xử lý như thế nào là câu hỏi thường gặp tại Công ty Luật Long Phan PMT nhằm giúp khách hàng bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác thực hiện hành vi cản trở việc sử dụng đất. Không những tìm được hướng xử lý mà bài viết này còn trình bày về mức phạt khi người đó bị xử phạt do cản trở việc sử dụng đất của người khác.

cản trở sử dụng đất của người khác

Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử lý như thế nào

Thế nào là cản trở quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có thể nhận biết hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác là một trong những hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải, chất độc hại hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên các thửa đất của mình hoặc đào bới, xây tường, làm hàng rào và các hành vi khác mà hành vi này gây sự cản trở lối đi chung, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

Theo đó những hành vi cản trở, ngăn cản, tranh chấp sử dụng đất của người khác tùy theo tính chất mức độ sẽ được giải quyết theo những cách thức khác nhau.

Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử phạt như thế nào

Cũng căn cứ theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với từng hành vi cụ thể như sau:

  • Đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
  • Hành vi đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình nhằm gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
  • Đào bới, xây tưởng, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • Ngoài ra còn các biện pháp khắc phục hậu quả như khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

xử phạt hành vi cản trở sử dụng đất

Hành vi cản trở sử dụng đất của người khác bị xử phạt như thế nào

Hướng xử lý khi bị người khác cản trở sử dụng đất

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi cản trở sử dụng đất của người khác

Tùy vào hành vi cản trở việc sử dụng đất lẫn mức xử phạt có thể xác định cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành vi này, cụ thể theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng, tức là các hành vi như đưa vật liệu xây dựng, vật liệu khác hay đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hay thửa đất của mình để thực hiện hành vi cản trở;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng sẽ bao gồm hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác;Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định này như khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, bạn có thể nộp đơn khởi kiện và yêu cầu Tòa án xét xử về hành vi cản trở sử dụng đất của một người.

>> Xem thêm: Thủ tục đòi lại tiền cọc đất do vi phạm bởi yếu tố khách quan

Trình tự thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên đất của mình

Tùy vào từng hành vi cản trở, chủ thể bị cản trở quyền sử dụng đất có thể gửi đơn tố cáo đến cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tùy vào từng hành vi nêu trên.

Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Đơn tố cáo (theo mẫu);
  • Sổ hộ khẩu sao y của người tố cáo;
  • Giấy tờ tùy thân của người tố cáo;
  • Các tài liệu, bằng chứng chứng minh về hành vi cản trở sử dụng đất;
  • Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…).

Ngoài ra, có thể thực hiện khởi kiện và yêu cầu Tòa án nơi có quyền sử dụng đất đang bị xâm phạm nhằm chấm dứt hành vi đó, hồ sơ như sau:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người khởi kiện;
  • Giấy tờ tùy thân của người tố cáo;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý khi hồ sơ hợp lệ và tiến hành thủ tục cần thiết để xét xử. Nếu không chấp nhận với bản án, quyết định sơ thẩm có thể làm đơn kháng cáo nhằm tiến hành xét xử phúc thẩm.

>> Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai thì án phí tòa án hết bao nhiêu?

thủ tục tố cáo hành vi cản trở sử dụng đất

Trình tự thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên đất của mình

Trên đây là bài viết tư vấn về các hướng xử lý đối với các hành vi cản trở sử dụng đất của người khác, nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề liên quan đến việc xử lý các hành vi cản trở sử dụng đất cần tư vấn luật đất đai có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT giải đáp thắc mắc.



December 22, 2020 at 01:49PM

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Chậm trễ làm thủ tục chuyển nhượng đất có được hủy hợp đồng đòi lại cọc không?

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập khi bên mua đặt cọc một số tiền cho bên bán để đảm bảo bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho bên mua. Thế nhưng, khi bên bán chậm trễ làm thủ tục chuyển nhượng đất hoặc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên mua có được hủy hợp đồng đòi lại cọc được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.

chậm trể làm thủ tục chuyển nhượng đất

Đặt cọc trong mua bán nhà đất

Thế nào là hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Khái niệm

  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 328 BLDS 2015.
  • Bên mua khi muốn mua mảnh đất nào đó sẽ phải tiến hành đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo bên có đất không chuyển nhượng cho người khác.

Đặc điểm hợp đồng đặt cọc

  • Đặt cọc thực hiện hai chức năng bảo đảm: có thể bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; có thể bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
  • Chủ thể của hợp đồng đặt cọc gồm hai bên: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên đặt cọc hoặc bên nhận đặt cọc.
  • Đặt cọc là hợp đồng thực tế. Hay nói cách khác, hợp đồng đặt cọc chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên đã chuyển giao cho nhau tài sản đặt cọc.
  • Đối tượng của đặt cọc: tài sản đặt cọc mang tính thanh toán cao. Nếu như tài sản cầm cố, thế chấp là bất kỳ tài sản nào đáp ứng được các yêu cầu luật định thì tài sản đặt cọc chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp gồm: tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các tài sản có giá trị khác.
  • Hợp đồng đặt cọc phải được lập bằng văn bản

>> Xem thêm: Trước khi kết hợp đồng đặt cọc cần lưu ý những gì?

Khi nào thì hủy hợp đồng đòi lại cọc là hợp pháp?

hủy hợp đồng đòi lại đất

Hủy hợp đồng đòi lại cọc hợp pháp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

  • Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  • Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  • Trường hợp khác do luật quy định

Do đó, khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng (tiêu biểu chậm trễ thực hiện hợp đồng, lừa dối,….) hay vi phạm điều kiện hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật thì một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Khi đó, hợp đồng đặt cọc không có hiệu lực, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận để giao kết hợp đồng chuyển nhượng. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại khoản 1, 2,3 Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

Khi hủy hợp đồng đặt cọc, bên yêu cầu cần xác định những yêu cầu bồi thường hợp lý.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất

Trường hợp được phép chậm trễ làm thủ tục chuyển nhượng đất

  • Nếu trong hợp đồng đặt cọc giao kết giữa các bên không quy định về thời hạn về thủ tục chuyển nhượng đất của bên bán thì việc bên bán chậm trễ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( trong khoản thời gian hợp lý ) thì bên mua không có quyền hủy hợp đồng và đòi lại cọc.
  • Hoặc trường hợp bên bán chậm trễ làm thủ tục chuyển nhượng đất do sự kiện bất khả kháng ( thiên tai, bão lũ,…) và đã có thông báo cho bên mua, được bên mua chấp nhận chậm trễ thực hiện.
  • Khi đất chuyển nhượng đang bị thế chấp Ngân hàng thì bên bán buộc phải tất toán khoản nợ với Ngân hàng và hoàn thành thủ tục xóa đăng ký thế chấp (tức là đã phát sinh điều kiện để thực hiện nghĩa vụ) và sau đó tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lúc này việc chậm trễ làm thủ tục chuyển nhượng đất được xét như việc thực hiện nghĩa vụ có điều kiện theo khoản 1 Điều 284 BLDS 2015.

Luật sư tư vấn về thủ tục chuyển nhượng đất và hợp đồng đặt cọc

tư vấn chuyển nhượng đất và hợp đồng đặt cọc

Luật sư tư vấn khách hàng

Nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấp xảy ra, đội ngũ luật sư của công ty Luật Long Phan PMT sẽ:

  • Tư vấn về hợp đồng đặt cọc
  • Tư vấn về các vấn đề cần kiểm chứng, kiểm tra trước khi đặt cọc
  • Tư vấn về hủy bỏ hợp đồng hợp pháp
  • Tư vấn về đòi lại tiền cọc và bồi thường thiệt hại hợp lý
  • Tư vấn về thủ tục khởi kiện đòi lại cọc
  • Tham gia TỐ TỤNG khi được khách hàng ủy quyền

Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc chậm trễ làm thủ tục chuyển nhượng đất có được hủy hợp đồng đòi lại cọc không, nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc, khó khăn về nội dung trên và mong muốn tìm kiếm vấn đề pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được chúng tôi tư vấn luật đất đai tận tình và miễn phí. Xin cảm ơn!



December 21, 2020 at 10:15AM

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Tư vấn thủ tục tranh chấp đất nhờ đứng tên hộ

Tình trạng nhờ đứng tên hộ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khá phổ biến hiện nay, nhờ họ hàng, anh, chị, em đứng tên nhưng vẫn có thể dẫn đến tranh chấp đất nhờ đứng tên hộ. Nhưng khi có TRANH CHẤP xảy ra thì có ĐÒI LẠI được đất do nhờ người khác đứng tên hộ hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp thắc mắc.

đất nhờ đứng tên hộ

Nhờ người khác đứng tên hộ mua nhà đất

Giao dịch “nhờ đứng tên giùm” mua nhà đất

Giao dịch “nhờ đứng tên giùm” mua nhà đất có thể hiểu là thỏa thuận giữa hai bên về việc nhờ đứng tên mua nhà đất. Trong đó bên “đứng tên giùm” là trung gian trong mối quan hệ với người “nhờ đứng tên giùm” và là người mua trong quan hệ mua bán tài sản “đứng tên giùm”.

Thực tế, pháp luật hiện hành không có quy định về giao dịch này nhưng giao dịch này vẫn tồn tại và xảy ra tranh chấp giữa các bên.

Giao dịch ngầm này thường được thiết lập bởi 02 nhóm đối tượng:

  • Đối tượng không có quyền thực hiện giao dịch, điển hình là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Đối tượng được thực hiện quyền giao dịch nhưng không muốn thực hiện, như cán bộ, viên chức nhà nước vì lo ngại việc công khai, kiểm kê tài sản, người vướng nợ nần có thể bị kiện hoặc đang bị khởi kiện, người đang bị thi hành án dân sự,…

Hình thức của giao dịch này thường được lập thành giấy viết tay, có chữ ký của hai bên nhưng không được công chứng, chứng thực. Cũng có khả năng không được lập thành giấy viết tay nhưng được bởi bản ghi âm, người làm chứng hoặc sao kê chuyển khoản ngân hàng,…

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất nhờ người khác đứng tên

tranh chấp đất nhờ đứng tên hộ

Tranh chấp đất nhờ người đứng tên giùm

Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể tự thỏa thuận để giải quyết, nếu hòa giải không thành bên “nhờ đứng tên giùm” có thể khởi kiện đến Tòa án.

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện
  • Biên bản thỏa thuận giữa hai bên về việc giao tiền và thực hiện công việc, hoặc giấy tờ chứng minh cho việc thực hiện giao dịch,…
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người khởi kiện

Thẩm quyền giải quyết

  • Nộp đơn yêu cầu hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
  • Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không thành thì tranh chấp được giải quyết như sau:

Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và tài sản gắn liền với đất thì Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn nộp đơn giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

>> Xem thêm:

Những rủi ro khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Vì vậy, khi nhờ người khác đứng tên hộ trên sổ đỏ có thể dẫn đến nhiều rủi ro như sau:

  • Nhờ người khác nhận chuyển nhượng mà không có giấy ủy quyền thì khi người được nhờ đứng tên có ý chiếm đoạt không chịu sang tên trả lại sẽ phát sinh tranh chấp.
  • Khi Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện được bồi thường thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận là người được bồi thường.
  • Người được nhờ đứng tên có quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
  • Người đứng tên trên Giấy chứng nhận chết thì đất đó sẽ là di sản thừa kế. Nếu người thừa kế không thừa nhận hoặc không biết được giao dịch “nhờ đứng tên giùm” khi đó có khả năng xảy ra tranh chấp.

rủi ro khi nhờ người khác đứng tên sổ đỏ

Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại đất nhờ người đứng tên

Luật sư tư vấn thủ tục đòi lại đất nhờ người khác đứng tên giùm

Trường hợp Quý khách hàng đang gặp khó khăn trong việc đòi lại đất đai nhờ người khác đứng tên hộ hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ:

  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đất nhờ người đứng tên hộ.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại đất tranh chấp.
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG nếu được Quý khách hàng ủy quyền.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề tranh chấp đất nhờ người đứng tên hộ, nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về tranh chấp đất đai nhờ người khác đứng tên, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư nhà đất tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!



December 19, 2020 at 07:50AM

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp khoảng không gian

Tranh chấp đất đai là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Những tranh chấp này phát sinh từ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,… Ngoài ra còn phát sinh tranh chấp về KHOẢNG KHÔNG GIAN bên trên mặt đất. Khi xảy ra tranh chấp khoảng không gian trên đất phải giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp thắc mắc.

lấn chiếm khoảng không gian

Xây dựng nhà ở lấn chiếm khoảng không

Quy định của pháp luật về khoảng không trên đất

Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 thì khoảng không gian trên đất được quy định như sau:

  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khoảng không gian theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất sẽ thuộc sở hữu của người có quyền sở hữu thửa đất đó.

Hành vi lấn chiếm khoảng không gian trên đất

Lấn chiếm khoảng không trên đất của người khác

Hành vi lấn chiếm khoảng không trên đất người khác là hành vi xây dựng ban công, mái che, mái nhà,… lấn chiếm sang khoảng không gian thuộc sở hữu của người khác.

Hành vi này vi phạm theo quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014, cụ thể là: “Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.”

Ngoài ra hành vi xây dựng lấn chiếm khoảng không gian trên đất của người khác còn vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, được quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2015: “…không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”

>> Xem thêm: Tự Ý Tháo Dỡ Công Trình Lấn Chiếm Đất Đai Của Người Khác Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Lấn chiếm khoảng không thuộc ngõ đi chung

Đối với những thửa đất liền kề không có lối ra, chủ sở hữu của các thửa đất thường thỏa thuận dành ra lối đi chung, tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp những cá nhân xây dựng ban công, mái che, cửa sổ,…lấn chiếm phần không gian bên trên ngõ đi chung.

Tương tự như hành vi lấn chiếm khoảng không trên đất người khác, hành vi lấn chiếm khoảng không thuộc lối đi chung vi phạm những quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và Điều 174 Bộ luật dân sự 2015.

Hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể là:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
  • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm

>> Xem thêm: Lấn chiếm đất có bị xử phạt không?

tranh chấp lấn chiếm khoảng không gian

Khởi kiện đòi lại khoảng không gian bị lấn chiếm

Cách đòi lại phần không gian bị lấn chiếm

  • Các bên có thể tự hòa giải: chủ sở hữu phần khoảng không bị lấn chiếm có thể yêu cầu cá nhân có hành vi lấn chiếm tháo dỡ phần nhô ra và trả lại phần diện tích bị lấn chiếm.
  • Nếu không tự hòa giải được có thể gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
  • Trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không thành, có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có thể nộp đơn yêu cầu đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

khởi kiện đòi lại phần đất không gian bị chiếm

Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi lại khoảng không gian

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về khoảng không gian

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn cho Quý khách hàng những vấn đề sau:

  • Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai.
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp lấn chiếm khoảng không gian.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tại Tòa án.
  • Tham gia vào quá trình TỐ TỤNG nếu được khách hàng ủy quyền.

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Đất Bị Lấn Chiếm Làm Sai Diện Tích Đất Trong Sổ Đỏ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề tranh chấp khoảng không gian trên đất. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp lấn chiếm khoảng không, vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư đất đaib/b> tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!



December 18, 2020 at 10:18AM

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm

Tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm là một trong các tranh chấp rất phổ biến về tranh chấp đất đai, khiến cho chủ sở hữu bị tổn thất, thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy làm sao để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi có tranh chấp xảy ra, phạm vi bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho quý bạn đọc về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP đất vườn trồng cây lâu năm.

đất vườn trồng cây lâu năm

Tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm

Các tranh chấp về đất vườn trồng cây lâu năm

Đất vườn trồng cây lâu năm có thể được hiểu là đất nông nghiệp trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp hay trồng cây dược liệu lâu năm. Đất vườn trồng cây lâu năm hoặc là gắn liền với đất thổ cư hoặc là do tách thửa. Tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm xảy ra khi:

Đất vườn trồng cây lâu năm đã được hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

  • Tranh chấp khi đất vườn trồng cây lâu là di sản chia thừa kế
  • Tranh chấp do lấn chiếm, sai lệch thông tin về đất vườn trồng cây lâu năm liền kề
  • Tranh chấp do quy hoạch, giải tỏa, đền bù,…
  • Các tranh chấp về mua lại, chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất vườn trồng cây lâu năm.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Rừng, Đất Lâm Nghiệp Giải Quyết Như Thế Nào?

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giảitrong nội bộ nhân dân.
  • Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Giải quyết tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm

tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm

Giải quyết tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm

>> Xem thêm: Thủ Tục Đòi Lại Đất Cho Người Khác Mượn Canh Tác Ngày Xưa

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Hòa giải

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến đất vườn trồng cây lâu năm thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Các bên làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, các bạn có thể lựa chọn hòa giải theo các phương án sau:

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục TTDS;

Yêu cầu UBND cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có bắt buộc thông qua hòa giải?

Tố cáo, khiếu nại

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Khi phát hiện hành vi xâm phạm của chủ thể khác, chủ sở hữu bất động sản đất vườn có thể thực hiện thủ tục tố cáo hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.

Khởi kiện

Khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm chủ sở hữu bất động sản có thể khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp đất theo thủ tục TTDS:

Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Tranh chấp đất đai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án giải quyết.

Tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì chọn một trong hai hình thức giải quyết: một là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện; hai là khởi kiện tại Tòa án.

Công việc của luật sư tư vấn tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm

tư vấn rủi ro khi mua đất trồng cây lâu năm

Luật sư hỗ trợ khách hàng

Đội ngũ luật sư của công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn cho quý khách hàng về:

  • Tư vấn về các tranh chấp đất đai liên quan
  • Tư vấn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự luật định
  • Tư vấn về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan cho khách hàng
  • Tham gia TỐ TỤNG theo ủy quyền của khách hàng

Trên đây là bài viết của chúng tôi về giải quyết tranh chấp đất vườn trồng cây lâu năm, nếu có gì thắc mắc về nội dung trên hoặc quý bạn đọc muốn tìm kiếm thông tin liên quan, xin vui lòng liên hệ Luật sư Đất đai qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai tận tình và miễn phí. Xin cảm ơn!



December 18, 2020 at 07:35AM

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Tư vấn tranh chấp đất đai do cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin

Đo đạc địa chính là việc xác định ranh giới, mốc giới và diện tích của lô/thửa đất trên thực địa. Thế nhưng trong quá trình đo đạc có thể xảy ra sai sót bởi các cán bộ địa chính dẫn đến TRANH CHẤP giữa các chủ thể về quyền sử dụng đất của thửa đất liền kề. Vậy tranh chấp đất do cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin sẽ được xử lý như thế nào, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc.

tranh chấp đất đai do đo đạc sai lệch thông tin

Tranh chấp đất do cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin

Trường hợp tranh chấp đất khi cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin

Mặc dù trong đo đạc địa chính cho phép có sai số nhưng nếu vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu. Việc cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin so với trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hai thửa đất liền kề sẽ xảy ra tranh chấp khi:

  • Hai chủ sở hữu cùng xây dựng nhà ở, công trình và tranh chấp về diện tích, mốc giới, ranh giới thửa đất;
  • Một trong hai chủ sở hữu tiến hành chuyển nhượng, tặng cho,.. và tranh chấp về diện tích, mốc giới, ranh giới thửa đất;
  • Khi Nhà nước tiến hành quy hoạch, giải tỏa, đền bù….

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp đất đai cần được tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
  • Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Giải quyết tranh chấp đất do cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin

cán bộ địa chính đo đất bị sai lệch thông tin

Giải quyết tranh chấp đất do cán bộ địa chính đo sai lệch

Phương thức giải quyết tranh chấp

  • Các bên có thể tự hòa giải với nhau, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu hòa giải lên UBND cấp xã.
  • Nếu như hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án về hành vi hành chính, cụ thể là hành vi đo sai lệch thông tin của cán bộ địa chính.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Hành Vi Chỉnh Lý Bản Đồ Địa Chính Của UBND Xã

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đính chính diện tích, ranh giới đất
  • Bản sao chứng minh nhân dân
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Các giấy tờ liên quan đến việc diện tích đất bị đo sai

Bước 2: Nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có đất cần đính chính).

Bước 3: Tại Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm định hồ sơ
  • Cho cán bộ địa chính xuống đo lại diện tích, ranh giới đất
  • Lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót
  • Lập hồ sơ trình với cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất
  • Chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Người yêu cầu đính chính đến nhận kết quả theo lịch đã hẹn của Văn phòng đăng ký đất đai. Đồng thời đóng mức phí, lệ phí do Ủy ban nhân dân từng tỉnh, thành phố quy định.

  • Trường hợp thực hiện vẫn không được đo đạc lại, chủ sở hữu có thể khiếu nại lên Uỷ ban nhân nhân nơi mình cư trú yêu cầu được tiến hành đo đạc, kiểm tra lại. Còn trong trường hợp đã khởi kiện ra Tòa thì có thể yêu cầu Tòa cho thẩm định lại tại chỗ.
  • Trường hợp có sự thay đổi về diện tích, ranh giới, mốc giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Hai Ranh Giới Liền Kề Cần Thủ Tục Gì?

Luật sư tư vấn về tranh chấp đất do cán bộ địa chính đo sai lệch

thẩm quyền đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp

Sai lệch thông tin trong việc đo đạc địa chính là điều không ai mong muốn vì nó có thể dẫn đến những tranh chấp không đáng có, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chủ sở hữu liên quan. Với sự am hiểu pháp luật về đất đai và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ luật sư của công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng:

  • Tư vấn về đo đạc địa chính theo đúng thẩm quyền
  • Tư vấn về việc soạn thảo mẫu đơn xin đo lại diện tích bị sai lệch
  • Tư vấn về hồ sơ, trình tự thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
  • Tư vấn về phương hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng
  • Tham gia TỐ TỤNG khi được khách hàng ủy quyền, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tư vấn tranh chấp đất do cán bộ địa chính đo sai lệch thông tin, nếu có gì thắc mắc về nội dung trên hoặc muốn tìm kiếm những vấn đề pháp lý liên quan, quý bạn đọc có thể liên hệ Luật sư Nhà đất qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai tận tình và MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn!



December 17, 2020 at 01:37PM

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Tranh chấp đất nương rẫy lâu ngày không canh tác xảy ra khá phổ biến ở những vùng nông thôn, vùng núi nước ta. Nguyên nhân chính vì tập quán canh tác di canh di cư hoặc người ở nông thôn lên thành thị lập nghiệp. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp như bỏ đất nương rẫy lâu ngày không canh tác có đòi lại được không? Nên làm gì khi phát sinh tranh chấp đất nương rẫy.

đất nương rẫy bỏ lâu tranh chấp có đòi lại được không

Tranh chấp đất nương rẫy

Phương thức xác lập quyền sử dụng đất nương rẫy

Theo Luật Đất đai 2013, có bốn phương thức xác lập quyền sử dụng đất nói chung và đất nương rẫy nói riêng, bao gồm:

  • Giao đất: là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;
  • Thuê đất của nhà nước: là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất ;
  • Công nhận quyền sử dụng đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua giao dịch: là việc nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Rừng, Đất Lâm Nghiệp Giải Quyết Như Thế Nào?

Bỏ đất nương rẫy không canh tác một thời gian có đòi lại được không?

xác lập quyền sử dụng đất nương rẫy

Đòi lại đất nương rẫy lâu ngày không canh tác

Việc đòi lại đất nương rẫy không canh tác một thời gian còn tùy thuộc vào tình tiết cụ thể của từng vụ án. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai thì có thể chia ra hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Người bỏ đất có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nương rẫy. Lúc này người bỏ nương rẫy có đủ chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đối  với mảnh đất đó nên sẽ đòi lại được đất.

Trường hợp 2: Người bỏ đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Lúc này quyền sử dụng đất có thể thuộc về người đang chiếm hữu đất nếu người đó có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Căn cứ điều 202 Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự HÒA GIẢI hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

>> Xem thêm: Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Ở Cấp Xã Như Thế Nào?

Bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất nương rẫy

Để bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất nương rẫy cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Thu thập các chứng cứ, chứng minh quyền sử dụng đất: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất là cốt lõi của tranh chấp vì vậy người tham gia tranh chấp cần thu thập những giấy tờ này một cách đầy đủ nhất nhằm rút ngắn, đơn giản hóa quá trình tranh chấp.
  • Thu thập tài liệu, giấy tờ, biên lai thuế sử dụng đất: Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì các tài liệu, biên lai thuế sử dụng đất là chứng cứ quan trọng. Tuy việc nộp thuế sử dụng đất không là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất nhưng lại là chứng cứ quan trọng để xác định việc sử dụng đất lâu dài, ổn đinh.
  • Tìm hiểu kỹ, nắm chắc các mốc thời gian sử dụng đất: từng thời kỳ pháp luật sẽ có các quy định khác nhau để phù hợp với thực tế, Luật Đất đai trải qua nhiều lần sửa đổi vì vậy cần chú ý các mốc thời gian để xác định luật áp dụng cho đúng cũng như hiểu rõ vụ án để nắm thế chủ động khi phát sinh tranh chấp.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Qua những vấn đề được nêu trên, có thể thấy việc giải quyết tranh chấp đất nương rẫy diễn ra khá phức tạp. Người tham gia tranh chấp cần nắm rõ các quy định của Luật đất đai hoặc nhờ luật sư tư vấn để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, Long Phan PMT sẽ hỗ trợ quý khách các công việc sau đây:

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo và điền khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Đại diện tham gia tố tụng.

Trên đây là bài viết tư vấn về tranh chấp đất nương rẫy, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tranh chấp đất đai hoặc cần tư vấn thêm về các giao dịch, tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai miễn phí.



December 17, 2020 at 07:12AM

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Tranh chấp đất trên 30 năm có giải quyết được không?

Tranh chấp đất đai trên 30 năm diễn ra khá phổ biến ở nước ta, nguyên nhân chính là chủ sở hữu quyền sử dụng đất vì một lý do nào đó đi xa bất động sản, tới khi trở về thì tài sản lại bị người khác chiếm hữu. Với thực tế đó, pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trên 30 năm. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin cơ bản về vấn đề này.

đòi lại đất sau 30 năm

Tranh chấp đất trên 30 năm

Phương thức xác lập quyền sử dụng đất

Phương thức xác lập quyền sử dụng đất được hiểu là cách thức để có được quyền sử dụng đất. Theo quy định của Luật Đất đai, có những phương thức xác lập quyền sử dụng đất sau đây:

  • Giao đất;
  • Thuê đất của Nhà nước;
  • Công nhận quyền sử dụng đất;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất.

>> Xem thêm: Thời Hạn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Tòa Án Thường Kéo Dài Bao Lâu ?

Có khởi kiện đòi lại đất sau 30 năm được không?

Khoản 2 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Đối với tranh chấp đất đai cần lưu ý Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Theo đó, thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với tranh chấp quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai. Với quy định này, việc khởi kiện đòi lại đất sau 30 năm thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nói cách khác, người có cơ sở chứng minh yêu cầu đòi lại đất là hợp pháp có quyền khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất theo điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 bất cứ lúc nào.

Tranh chấp đất đai trong trường hợp chiếm hữu ngay tình trên 30 năm

chiếm hữu nhà đất có tranh chấp

Chiếm hữu đất ngay tình trên 30 năm

Đòi lại đất từ người chiếm hữu ngay tình

Trong trường hợp chủ sở hữu quyền sử dụng đất vì một lý do nào đó mà sau hơn 30 mới tiến hành đòi lại mảnh đất đang bị chiếm hữu ngay tình. Chủ sở hữu có thể áp dụng Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, theo đó chủ sở hữu được đòi lại bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình trừ một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Thứ hai, trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

>> Xem thêm: Tranh Chấp Đất Nằm Trên Sổ Đỏ Hàng Xóm Giải Quyết Như Thế Nào?

Xác lập quyền sử dụng đất khi chiếm hữu ngay tình

Thực tế có rất nhiều trường hợp người sử dụng đất sử dụng mảnh đất một thời gian lâu dài, tuy không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu chiếm hữu đất một thời gian dài và không có tranh chấp thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nếu chiếm hữu đất hơn 30 mà xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất thì có được công nhận quyền sử dụng đất không? Dựa theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Bộ luật Dân sự 2015, các tình huống nêu trên sẽ được giải quyết như sau:

Thứ nhất, nếu chiếm hữu đất một thời gian dài và không có tranh chấp thì người sử dụng đất có thể áp dụng Điều 101 Luật Đất đai để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người sử dụng đất ổn đinh, không có tranh chấp.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với nơi đã có quy hoạch.

Thứ hai, việc chiếm hữu đất trên 30 năm mà xảy ra tranh chấp thì tùy từng trường hợp người chiếm hữu sẽ được công nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể, pháp luật có quy định về công nhận quyền sử dụng đất cho người chiềm hữu ngay tình tại Điều 263 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai một bất động sản trong thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở hữu của bất động sản đó.

Ngoài ra, người chiếm hữu cần lưu ý rằng giấy tờ, biên lai nộp thuế sử dụng đất không phải là căn cứ xác minh quyền sử dụng đất. Việc nộp thuế sử dụng đất được áp dụng cho các chủ thể sử dụng đất hợp pháp và bất hợp pháp. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất, người chiếm hữu ngay tình có thể sử dụng giấy tờ, biên lai nộp thuế sử dụng đất như là bằng chứng để chứng minh cho việc mình đã sử dụng đất lâu dài, ổn định.

>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đòi Lại Nhà Đất Do Vượt Biên Bỏ Lại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất trên 30 năm

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Đất đaitài sản rất có giá trị cùng với đó việc xác lập quyền sử dụng đất xảy ra rất nhiều tranh chấp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình các bên cần có một sự hiểu biết nhất định về pháp luật đất đai. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện và thời gian để tìm hiểu về lĩnh vực này. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, Long Phan PMT sẽ hỗ trợ khách thực hiện các công việc sau đây:

  • Làm thủ tục khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Đại diện tham gia quá trình tố tụng dân sự.

Trên đây là bài viết về tranh chấp đất trên 30, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc cần tư vấn luật đất đai xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 63.63.87 để được Luật sư nhà đấttư vấn miễn phí.



December 15, 2020 at 10:20AM

Tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài xử lý như thế nào?

Sử dụng đất ổn định, lâu dài là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận. Vậy tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài được xử lý như thế nào, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ.

thế nào là đất sử dụng ổn định lâu dài

Tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài

Căn cứ xác định đất sử dụng ổn định, lâu dài

Theo Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định khi:

Trường hợp 1: có giấy tờ mà có ghi thời gian thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất
  • Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất
  • Quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện UBND cấp xã nơi có đất
  • Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất
  • Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký
  • Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất
  • Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan
  • Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ
  • Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Lưu ý, trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy trên không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

Trường hợp 2:  không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng không ghi rõ thời gian

  • Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trường hợp mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại trường 1 hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất.
  • Xác nhận của UBND cấp xã dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

Các trường hợp tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài

  • Đất đã được hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Tranh chấp khi đất đã sử dụng lâu dài là di sản chia thừa kế, tài sản sau khi ly hôn,..
  • Tranh chấp do lấn chiếm, sai lệch thông tin về đất đã sử dụng lâu dài liền kề
  • Tranh chấp do quy hoạch, giải tỏa, đền bù,…
  • Các tranh chấp về mua lại, chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất đã sử dụng lâu dài

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Đất Tranh Chấp Mà Không Có Giấy Tờ

Giải quyết tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài

hướng giải quyết tranh chấp đất sử dụng lâu dài

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Hòa giải:

  • Các bên sẽ tiến hành hòa giải với nhau theo khuyến khích của Nhà nước, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Đất Hai Ranh Giới Liền Kề Cần Thủ Tục Gì?

Nếu hòa giải không thành:

  • Các bên có thể khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng:

Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Bước 3: đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh:

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án;

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án.

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Nông Nghiệp Đã Hết Thời Hạn Sử Dụng

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

  • Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án giải quyết.
  • Tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì chọn một trong hai hình thức giải quyết: một là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện; hai là khởi kiện tại Tòa án.

Vai trò của luật sư trong tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài

luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Vai trò của luật sư

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề luật, đội ngũ luật sư công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn cho khách hàng về:

  • Tư vấn về việc soạn thảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
  • Tư vấn về những hạn chế quyền sử dụng đất
  • Tư vấn về phương hướng giải quyết phù hợp cho các bên tranh chấp
  • Tư vấn về hoàn tất thủ tục hồ sơ chứng minh về đất sử dụng lâu dài
  • Tham gia TỐ TỤNG khi được khách hàng ủy quyền.

Trên đây là bài viết tranh chấp đất đã sử dụng lâu dài xử lý như thế nào của chúng tôi. Nếu có gì thắc mắc về nội dung trên hoặc khó khăn trong tìm kiếm các quy định liên quan, quý bạn đọc có thể liên hệ Dịch vụ Luật sư Nhà đất qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn tận tình và miễn phí. Xin cảm ơn!



December 15, 2020 at 07:16AM