Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ là dịch vụ tư vấn về lĩnh vực đất đai tại Công ty Luật Long Phan PMT nhằm giải quyết tranh chấp pháp lý giữa anh chị em, họ hàng trong gia đình liên quan đến sổ đỏ hoặc việc “thừa kế” nhà đất đó đã đảm bảo pháp luật chưa. Bài viết này sẽ trình bày về trình tự giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn liên quan đến thửa đất, lô đất đó.

giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Quy định pháp luật về thừa kế

Bộ luật Dân sự 2015 chỉ ra hai trường hợp về thừa kế đó chính là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp thừa kế mảnh đất đó theo di chúc cần lưu ý những điểm sau:

  • Di chúc thỏa các điều kiện về ý chí của người lập, nội dung không trái với pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc miệng. Di chúc bằng văn bản phải thực hiện công chứng, khi không công chứng thì di chúc chỉ được xem là hợp pháp khi đủ điều kiện về ý chí của người lập lẫn nội dung phù hợp pháp luật;
  • Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng phải được lập trước ít nhất hai người làm chứng và phải được ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ bởi người làm chứng. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày lập di chúc miệng, phải thực hiện công chứng, chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Tuy nhiên sau 3 tháng, kể từ lúc lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ.
  • Ngoài ra, phải lưu ý tại Điều 644 về con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động thì phải được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật khi họ không được chỉ định làm người hưởng di sản, thừa kế hoặc hưởng ít hơn hai phần ba suất đó.

luật thừa kế đất đai

Quy định pháp luật về thừa kế

Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp phần thừa kế sẽ được chia đều cho người thừa kế theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì cơ quan đầu tiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp;

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản đó chính là TÒA ÁN. Và theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì Tòa án có thẩm quyền cụ thể sẽ là Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.

Vì vậy, để giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ có thể thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp hoặc thực hiện khởi kiện tại Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.

Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế

Giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Trình tự giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Các đương sự có thể hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp. Tuy nhiên đây không là bước bắt buộc nhưng có thể giúp các bên tiết kiệm thời gian.

Nếu hòa giải thành nhưng vẫn không được sang tên đổi chủ hoặc không được phân chia mảnh đất thừa kế đó hợp lý hoặc bỏ qua bước hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã thì có thể gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp.

Bước 1: Cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thực hiện khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp;

Bước 2: Tòa án xem xét và tiến hành thụ lý, chuyển sang giai đoạn hòa giải (thời gian tối đa là 6 tháng);

Bước 3: Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự;

Bước 4: Tòa án ra quyết định, bản án về vấn đề tranh chấp.

Sau khi có quyết định của Tòa án, căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp sổ đỏ sẽ thực hiện thu hồi sổ đỏ đó để cấp lại sổ theo đúng quy định của pháp luật.

Đất có sổ đỏ rồi có được chia thừa kế không

Trình tự giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, qua đó hồ sơ sẽ gồm có:

  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Tài liệu kèm theo như bản sao quyết định hành chính, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các tài liệu chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp,…

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Nếu hòa giải không thành thì giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền tức là Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp, thành phần hồ sơ sẽ là:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Các giấy tờ liên quan khác nhằm chứng minh thực trạng đất đai liên quan đến vấn đề khởi kiện;

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện

Vai trò của Luật sư trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ là dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự và đất đai thông qua tổng đài trực tuyến miễn phí 24/7.

Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trên đây là bài viết tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế đã ra sổ đỏ, nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc pháp lý về hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện có thể liên hệ thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI giải đáp thắc mắc.



December 13, 2020 at 10:28AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét