Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Tư vấn giải quyết đất bị lấn chiếm làm sai diện tích đất trong sổ đỏ

Đất bị lấn chiếm sai diện tích trong sổ đỏ khá phổ biến khi các chủ đất ở cạnh nhau xảy ra tranh chấp với nhau vì một trong hai bên lấn chiếm đất của nhau làm phát sinh tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai trong trường hợp lấn chiếm đất thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Vậy đối với các hành vi lấn chiếm đất làm sai diện tích đất trong sổ đỏ bị xử lý như thế nào?

đất bị lấn chiếm làm sai diện tích

Tranh chấp đất đai đất bị lấn chiếm

Đất bị lấn chiếm làm sai diện tích trong sổ đỏ có đòi lại được không?

Đối với phần diện tích đất bị lấn chiếm sai diện tích trong sổ đỏ thì cá nhân bị lấn chiếm có quyền kiện đòi lại phần đất của mình bị lấn chiếm. Theo đó hành vi của người lấn chiếm đất làm dịch chuyển thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên làm mở rộng diện tích thửa đất của mình. Việc lấn chiếm đất trên vi phạm pháp luật và người lấn chiếm đất buộc phải trả lại diện tích ban đầu cho người bị lấn chiếm. Hành vi lấn chiếm đất bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng xử lý.

Giải quyết tranh chấp đất bị lấn chiếm bị thiếu theo sổ đỏ?

Quy định pháp luật về tranh chấp đất bị lấn chiếm?

tranh chấp đất bị lấn chiếm

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất khi bị lấn chiếm

Khi tranh chấp đất bị lấn chiếm làm sai diện tích trong sổ đỏ các cá nhân tổ chức có thể dựa theo quy định pháp luật mà đòi lại phần diện tích đất của mình bị lấn. Tranh chấp đất bị lấn chiếm được tiến hành hòa giải tại cơ quan UBND xã phường nơi có diện tích đất bị lấn chiếm, việc hòa giải tranh chấp đất đai được pháp luật khuyến khích các cá nhân tự hòa giải thương lượng khi có tranh chấp đất, nếu sau đó không tự hòa giải được thì tiến hành nộp đơn hòa giải tại UBND. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác;
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Buộc Trả Lại Đất Đã Lấn Chiếm

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất bị lấn chiếm?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã hòa giải tại cơ quan UBND nơi có đất bị lấn chiếm không thành thì sau 45 ngày cá nhân tổ chức tiến hành gửi đơn kiện tới Tòa án nhân dân khởi kiện giành lại phần đất bị lấn chiếm theo quy định Luật đất đai 2013. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án gồm:

  • Đối với tranh chấp đất đai mà có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định và các giấy tờ có liên quan thì thẩm quyền giải quyết do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Đối với tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan được quy định thì đương sự có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau để giải quyết tranh chấp: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

luật sư giải quyết đất bị lấn

Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm

Xử lý hành vi lấn chiếm đất sai trong diện tích sổ đỏ?

Đối với hành vi vi phạm lấn chiếm đất nhằm mục đích mở rộng diện tích đất thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp được quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với các hành vi lấn đất bao gồm:

  • Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
  • Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất được quy định trên theo Nghị định 91/2019/ND-CP.

Ngoài ra người lấn đất và chiếm đất vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 228 BLHS 2015 quy định về tội vi phạm quy định về sử dụng đất:

  • Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

>> Xem thêm: Tự Ý Tháo Dỡ Công Trình Lấn Chiếm Đất Đai Của Người Khác Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Diện tích đất thực tế nhỏ hơn diện tích đất trong sổ đỏ?

Đối với diện tích đất nhỏ hơn so với diện đất ghi trong sổ đỏ các cá nhân tổ chức cần đó đạc và kiểm tra lại diện tích đất hiện tại của mình và sau đó xem đã bị lấn chiếm và đòi lại phần đất thực tế ghi trên sổ đỏ của mình. Việc đo đạc diện tích đất bị thiếu có thể do nhiều nguyên nhân xảy ra và người lấn và chiếm đất phải hoàn trả lại phần đất mà mình đã lấn chiếm theo đúng quy định pháp luật nếu không tùy vào mức độ mà bị xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất bị lấn chiếm ?

  • Tư vấn thủ tục hồ sơ thực hiện khi khởi kiện tranh chấp giành quyền sử dụng đất đối với đất bị lấn chiếm;
  • Tiến hành soạn thảo đơn từ hồ sơ biểu mẫu cho khách hàng khi khởi kiện tại Tòa án để giành phần đất bị lấn chiếm;
  • Nhận ủy quyền làm việc với cơ quan chức năng theo yêu cầu của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các công việc tại Tòa án và tranh tụng giành lại phần đất đã bị lấn chiếm;
  • Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai và giành lại quyền sử dụng đất đối với thửa đất bị lấn chiếm luôn đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty.

>> Xem thêm: Cách Giải Quyết Khi Lấn Chiếm Ngõ Đi Chung

Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về việc tư vấn đất bị lấn chiếm làm sai diện tích trong sổ đỏ? Nếu như có thắc mắc về các vấn đề về tranh chấp cần được tư vấn luật đất đai hoặc muốn gặp trực tiếp luật sư nhà đất hãy liên hệ tới chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.



December 07, 2020 at 01:05PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét