Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng

Thực tế, tài sản thuê/cho thuê nhà xưởng là tài sản có giá trị lớn do vậy các tranh chấp diễn ra khá phổ biến trong gia đình cũng như xã hội. Khi xảy ra tranh chấp, nếu không biết được những quy định cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì khó có thể bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của mình.

thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản

Tranh chấp tài sản cho thuê là nhà xưởng.

Tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng

Tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng xảy ra khi nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào.

Theo quy định của pháp luật đất đai thì tài sản gắn liền với đất sẽ bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm.

Tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê nhà xưởng là tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp này thì nhà xưởng thuộc công trình xây dựng khác.

>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng 

Các tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng

Thực tế, các tranh chấp liên quan đến tài sản gắn liền với đất như nhà xưởng được phân chia thành:

  • Tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng là tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sở hữu, hoặc các giao dịch về tài sản gắn liền với đất như thuê, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh,…

Việc nhận diện các tranh chấp để phân biệt giữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất của Tòa án và thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan hành chính theo quy định của Luật đất đai năm 2013.

Giải quyết tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng.

Mâu thuẫn xảy ra, người bị ảnh hưởng về quyền và lợi ích phải nắm rõ quy trình và thủ tục khởi kiện để không gặp bất lợi khi phát sinh tranh chấp.

Hòa giải bắt buộc

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì khi các bên không thể tự hòa giải, thống nhất thì phải gửi đơn đến UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp để tiến hành hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc phải có để tranh chấp có thể giải quyết ở các cơ quan khác nếu không hòa giải được.

Thủ tục hòa giải tại UBND xã sẽ được tiến hành khi có yêu cầu của một bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp đất đai ở Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

>>> Có thể bạn quan tâm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

Người khởi kiện cần phải chuẩn bị

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật (bản sao);
  • Hợp đồng chuyển nhượng (bản sao, nếu có);
  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất (nếu có);
  • Biên bản hòa giải giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp (nếu có).

Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp

  1. Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền;
  2. Tòa án tiến hành xem xét và thụ lý đơn khởi kiện, nếu không chấp nhận đơn kiện thì phải ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  3. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai tạm ứng án phí đó;
  4. Tòa án tiến hành giai đoạn chuẩn bị xét xử;
  5. Tòa án đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và quyết định ra bản án, nếu các bên không đồng ý với bản án thì có thể nộp đơn kháng cáo.

thủ tục giải quyết tranh chấp nhà xướng

Tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân các cấp. Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì sẽ tiếp tục được giải quyết như sau:

  • Nếu đương sự là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết lần một là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần hai là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Nếu đương sự một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết lần một là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần hai là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp các bên đều không đồng ý với kết quả giải quyết lần một thì có thể kiếu nại để tiếp tục giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Toàn án nhân dân có thẩm quyền khi:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) hoặc các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Tranh chấp đất đai khi ương sự không có các loại giấy tờ nêu trên thì đương sự có quyền lựa chọn khởi kiện tại tòa án mà không cần giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

>> Xem thêm: THỦ TỤC KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT LÊN ỦY BAN NHÂN DÂN CÓ THẨM QUYỀN

luật sư giải quyết tranh chấp nhà xưởng

Dịch vụ tư vấn

Tư vấn của luật sư về vấn đề này

Các công việc Luật sư có thể hỗ trợ khách hàng.

  • Đưa ra các cách giải quyết tranh chấp tối ưu nhất, bảo vệ được quyền lợi một cách tốt nhất;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục, phương thưc giải quyết tranh chấp;
  • Thu thập, kiểm tra các giấy tờ, chứng cứ, tài liệu;
  • Hỗ trợ biên soạn, chuẩn bị hồ sơ liên quan;
  • Đại diện khách hàng đàm phsn giải quyết tranh chấp;
  • Tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng;

Bài viết trên đây là tổng hợp của chúng tôi về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thuê/ cho thuê là nhà xưởng. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hay có nhu cầu tư vấn luật về đất đai thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87. Chúng tôi sẽ tư vấn thêm cho các bạn để các bạn có thể hiểu rõ, nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản cho thuê là nhà xưởng. Mọi vướng mắc của bạn sẽ được Luật sư LongPhan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp. 



December 10, 2020 at 01:02PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét