Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Nhà xây nhưng chưa hoàn công và chưa cập nhật vào sổ đất thì có được bồi thường không?


Bồi thường là mối quan tâm lớn của mọi người khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Có nhiều trường hợp thu hồi đất bao gồm cả nhà hoặc các tài sản trên đất. Vậy liệu nhà xây nhưng chưa hoàn công và chưa cập nhật vào sổ đất thì có được bồi thường không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.
Nhà chưa hoàn công có được bồi thường khi bị thu hồi 

1. Quy định về hoàn công khi xây xong nhà ở

1.1 Hoàn công là gì?

·         Hoàn công là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện công trình xây dựng đã hoàn thành sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
·         Hoàn công là điều kiện để được cấp đổi lại giấy chứng nhận trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

1.2 Các trường hợp phải hoàn công khi xây dựng nhà ở

Chỉ nhà ở khi xây dựng mà bắt buộc phải có giấy phép xây dựng thì mới phải tiến hành thủ tục hoàn công.
Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì những trường hợp xây dựng nhà ở cần phải được cấp phép xây dựng:
·         Nhà ở xây dựng ở đô thị;
·         Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Như vậy, hai trường hợp xây nhà trên phải tiến hành thủ tục hoàn công, trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không cần xin giấy phép thì cũng không cần phải tiến hành thủ tục hoàn công.
Điều kiện để được bồi thường khi bị thu hồi đất

2. Điều kiện được bồi thường nhà ở khi nhà nước thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất phải đáp ứng đủ điều kiện bồi thường về đất thì mới được bồi thường về đất và xem xét bồi thường nhà trên đất. Điều kiện được bồi thường là khác nhau giữa các đối tượng sử dụng đất. Cụ thể với các đối tượng xây dựng nhà ở:

2.1 Đối với Hộ gia đình, cá nhân:

·         Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
·         Có Giấy chứng nhận hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) hoặc có đủ điều kiện để được cấp mà chưa được cấp.
Lưu ý: Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.

2.2 Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam:

·         Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp mà chưa được cấp.

2.3 Đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

·         Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
·         Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp mà chưa được cấp.

3. Các trường hợp đủ điều kiện bồi thường nhưng không được bồi thường nhà khi thu hồi đất

Điều 92 Luật Đất đai quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất:
Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này. Bao gồm:
·         Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
·         Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất
·         Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
·         Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
·         Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
·         Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng;
·         Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
·         Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

4. Nhà xây nhưng chưa hoàn công và chưa cập nhật vào sổ đất thì có được bồi thường không?

·         Tuy hoàn công và cập nhật nhà ở vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nghĩa vụ phải thực hiện khi xây nhà ở trong một số trường hợp nhưng dù sao thì nhà vẫn được xem là tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất.
·         Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không thuộc trường hợp không được bồi thường và có đủ điều kiện thì nhà đã xây vẫn được bồi thường theo quy định của pháp luật.
giá bồi thường khi bị thu hồi đất

5. Giá bồi thường nhà được xác định như thế nào?

Điều 89 Luật Đất đai 2013 quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, giá bồi thường về nhà được xác định như sau:
Đối với nhà ở phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất:
·         Phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật: bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
·         Phần còn lại của nhà ở vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật: bồi thường theo thiệt hại thực tế.
Đối với nhà không phải nhà ở phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất: Thực hiện theo Điều 9 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất:
·         Mức bồi thường: tổng giá trị hiện có của nhà bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà đó.
·         Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần:
o   Phần còn lại không còn sử dụng được: bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình;
o   Vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại: bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
·         Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Trên đây là nội dung bài viết “Nhà xây nhưng chưa hoàn công và chưa cập nhật vào sổ đất thì có được bồi thường không?”. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn pháp lý xin liên hệ ngay hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ.


Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất

Công trông coi nhà đất là một yếu tố được xem xét khi giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp có tài sản là nhà đất về nhà đất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người trông coi. Thông thường người trông coi nhà đất sẽ được hưởng một khoản chi phí được cho là chi phí hợp lý. Trong trường hợp họ không được thanh toán một chi phí nào thì phải làm phải gì, thủ tục khởi kiện ra sao? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

trong coi nha la viec gin giu, trong nom nha cua va phai duoc tra chi phi
Khởi kiện yêu cầu trả chi phí đối với công trông coi nhà đất

1.   Công sức quản lý trông coi nhà đất gồm những gì?

Quy định về trông coi nhà đất

Xem xét công sức của người giữ gìn, quản lý tài sản trước khi xét xử là một yếu tố quan trọng, cần giải quyết trong các vụ án dân sự với yêu cầu lớn là phân chia di sản.

Hiện nay, pháp luật dân sự không quy định cụ thể công sức quản lý trông coi nhà đất là gì và bao gồm những gì.

Thực tế, công sức giữ gìn, chăm sóc tài sản thường gặp trong vụ án dân sự sau:

  • Các vụ án hôn nhân và gia đình;
  • Các vụ án thừa kế;
  • Các vụ án khác liên quan đến đất đai.

Biểu hiện về việc tính công sức trông coi nhà đất

Trong các vụ án hôn nhân và gia đình, theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và khi ly hôn, về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, có xem xét đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, khi ly hôn, yếu tố về công sức giữa gìn, quản lý nhà đất thì vẫn phải xem xét khi chia tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi của người vợ/chồng có công trông coi tài sản chung.

Trong vụ án tranh chấp về thừa kế, “người quản lý di sản có quyền được thanh toán chi phí bảo quản di sản” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong các vụ án đòi tài sản khác, trong trường hợp người có công sức quản lý, trông coi nhà đất thì chủ sở hữu nhà phải có nghĩa vụ thanh toán một khoản chi phí hợp lý cho người đó.

Trong cac vu an hon nhan va gia dinh, quan ly nha dat the hien qua cong suc dong gop cua vo chong thong qua viec tao lap va duy tri nha dat
Công sức quản lý nhà đất trong các vụ án dân sự hiện nay

2.   Công sức quản lý trông coi nhà được tính như thế nào?

Để tính công sức quản lý, trông coi nhà, trước hết phải xác định thực tế có tồn tại việc trông coi, quản lý nhà đất không.

Khi tính công sức này, phải phân biệt rõ ràng giữa chi phí tính công sức quản lý, trông coi nhà và các chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa trong thời gian quản lý, trông coi nhà.

Việc tính khoản chi phí hợp lý cho công sức trông coi phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Giá trị nhà đất được trông coi;
  • Giá trị công sức bỏ ra;
  • Tầm quan trọng của việc quản lý, trông coi.

Thông thường, vấn đề về công sức trông coi nhà đất sẽ được giải quyết kèm theo các yêu cầu lớn bao trùm (yêu cầu chia thừa kế, yêu cầu chia tài sản khi ly hôn,…) trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc yêu cầu trả công trông coi nhà đất vẫn được giải quyết bằng một vụ án độc lập.

3.   Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi trả chi phí cho công sức trông nhà

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Vì đây là một tranh chấp dân sự, do đó, khi các bên không thể thương lượng, thỏa thuận lại về chi phí trả công thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì yêu cầu khởi kiện là yêu cầu thanh toán đối với công sức trông coi nhà đất, do đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho thuê cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Nguoi co cong trong viec trong coi nha phai duoc huong mot khoan chi phi hop ly
Khởi kiện là yêu cầu thanh toán đối với công sức trông coi nhà đất

Thủ tục giải quyết được tiến hành thế nào?

  1. Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
  2. Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  4. Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
  5. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  8. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi giải đáp về vấn để “Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất”. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



December 30, 2019 at 10:00AM

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất

Trong cuộc sống, luôn có những bất đồng phát sinh giữa người với người. Trường hợp những tranh chấp phát sinh từ sự “ghen ăn, tức ở” giữa những người nông dân với nhau dẫn đến phá hoại hoa màu trên đất đối phương gần đây diễn ra liên tục gây thiệt hại nghiêm trọng. Vậy để được bồi thường do sự phá hoại trên thì nên làm gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn “thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất” qua bài viết sau.

Hoa màu trên đất bao gồm những gì?

Boi thuong khi pha hoai hoa mau tren dat
Các loại cây hoa màu trên đất

Theo quy định của pháp luật đất đai, đất nông nghiệp được giao cho nguời dân phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, là tài liệu lao động, là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất.

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp có mục đích trồng cây hàng năm là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trong thời gian rất ngắn như cây hoa màu, cây trồng lúa. Như vậy, cây hoa màu bao gồm ngô, khoai, sắn và các loại cây lương thực ngoài lúa

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Khi có thiệt hại xảy ra, để được bồi thường, pháp luật quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do phá hoại hoa màu trên đất (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

 Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hai do phá hoại hoa màu trên đất

Pháp luật quy định cụ thể về thủ tục khởi kiện như sau:

Thời hiệu khởi kiện

Cây cối, hoa màu bị phá hoại phải bồi thường
Thời gian khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Theo Điều 35 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại do phá hoại hoa màu trên đất. Xem thêm về thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Cach xac dinh tham quyen cua toa an de yeu cau boi thuong thiet hai
Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết bồi thường hoa màu trên đất

Hồ sơ khởi kiện

Để khởi kiện ra Tòa án thì hồ sơ cần có bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, căn cước công dân,…)
  • Đơn xác nhận cư trú của bị đơn

Trình tự khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do phá hoại hoa màu trên đất.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

  1. Người khởi kiện nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện. Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
  2. Kể từ khi nhận được thông báo tạm ứng án phí thì trong thời hạn 7 ngày người khởi kiện phải đóng tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
  3.  Tòa án thực hiện các thủ tục cần thiết và xét xử sơ thẩm vụ án
  4. xét xử phúc thẩm (nếu có)

Qua bài viết “thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất” hy vọng giúp cho bạn đọc biết được thủ tục khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mọi trường hợp quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp luật miễn phí, hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Sỹ Ngọc Thùy Trang



December 29, 2019 at 07:00AM

Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất do bên thuê không trả tiền thuê

Đối với các bên trong hợp đồng, thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đều được ghi nhận trong hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bên đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, dẫn đến các tranh chấp phát sinh. Trong trường hợp hai bên ký kết hợp đồng thuê đất nhưng do bên thuê không trả tiền thuê thì bên cho thuê phải làm gì để xử lý trong trường hợp này? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn “Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất do bên thuê không trả tiền thuê” qua bài viết sau.

cach lam hop dong thue nha dat moi nhat
Mẫu hợp đồng thuê đất

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê đất

Hợp đồng thuê đất là một loại hợp đồng dân sự, khi bên thuê và bên cho thuê tham gia hợp đồng thì được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản theo ý chí các bên để ký kết hợp đồng nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh. Thông thường quyền và nghĩa vụ các bên có các nội dung sau:

  • Bên cho thuê đất bảo đảm việc sử dụng đất của Bên thuê đất trong thời gian thực hiện hợp đồng, không được chuyển giao quyền sử dụng khu đất trên cho bên thứ ba, chấp hành quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê đất có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp Bên thuê đất không còn là chủ sở hữu thì chủ sở hữu mới sẽ thực hiện tiếp quyền và nghĩa vụ của Bên thuê đất trong thời gian còn lại của Hợp đồng này.
  • Trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê đất trả lại toàn bộ hoặc một phần khu đất thuê trước thời hạn thì phải thông báo cho Bên cho thuê đất biết trước ít nhất là 6 tháng. Bên cho thuê đất trả lời cho Bên thuê đất trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bên thuê đất. Thời điểm kết thúc hợp đồng tính đến ngày bàn giao mặt bằng.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận của các Bên (nếu có) nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan

Hệ quả khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê đất
Thanh toán không đúng theo hợp đồng

Khi ký kết hợp đồng các bên đều mong muốn mỗi bên đều thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán, không hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Vậy khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì để lại hệ quả gì?

  • Khi trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm thì khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì phải nộp một khoản tiền cho bên cho thuê.
  • Bên cho thuê có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Bên cho thuê còn có thể yêu cầu bên thuê chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Bên cho thuê có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần cho mình khi bên thuê vi phạm hợp đồng;
  • Đặc biệt bên cho thuê có quyền hủy bỏ hợp đồng do bên thuê không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thuê

Riêng đối với trường hợp khi đang trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê đất mà bên cho thuê tiến hành sang tên trên giấy chuyển quyền sử dụng đất cho bên mua thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên thuê có quyền khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất. Theo quy định tại Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
  • Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi nghĩa vụ của bên thuê không được thực hiện thì bên cho thuê có quyền hủy hợp đồng thuê đất. Vậy, khi hợp đồng thuê đất bị hủy thì phát sinh hậu quả gì? Theo quy định pháp luật thì hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng thuê đất như sau:

  • Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác thì khi hủy hợp đồng bên thuê phải hoàn trả lại hiện trạng ban đầu khi thuê cho bên cho thuê.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. Theo đó, ngoài việc bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì bên cho thuê nếu bị thiệt hại từ hành vi không trả tiền thuê của bên thuê có thể được bồi thường
  • Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng thuê đất không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật dân sự thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.

Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất do bên thuê không trả tiền thuê

Giao dịch thuê đất bị hủy khi có yêu cầu tại tòa án
trình tự khởi kiện yêu cầu tòa án hủy hợp đồng thuê

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm (Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015)

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khi khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Hợp đồng thuê đất
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)

Trình tự, thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất tại Tòa án

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  2.  Tòa án nhận hồ sơ khởi kiện và xử lý, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người có yêu cầu. Tòa án thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử.
  3. Xét xử sơ thẩm
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có)

Trên đây là bài viết “Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất do bên thuê không trả tiền thuê”. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp luật về nội dung trên hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hợp đồng được đúc kết từ các vụ tranh chấp Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ:

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Thẩm định nội dung trong hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng
  • Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng.

Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất do bên thuê không trả tiền thuê
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



December 29, 2019 at 07:00AM

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đổi đất được thêm từ Google Docs Phanmanhthang


Trong một số trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu đổi đất cho nhau để thuận tiện cho nhu cầu của mỗi bên. Tuy nhiên, khi thực hiện việc trao đổi đất thì phát sinh tranh chấp. Vậy để hủy hợp đồng đổi đất thì thực hiện thủ tục gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

Khoi kien huy hop dong doi dat theo dung quy dinh phap luat Giao dịch đổi đất có thể bị hủy 1.   Quy định của pháp luật về hợp đồng đổi đất Định nghĩa

Căn cứ theo Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau”.

Như vậy, đổi đất là việc các bên thỏa thuận với nhau về việc đổi đất, theo đó các bên giao tài sản (đất đai) và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

Đặc điểm

  • Hợp đồng có đền bù: Hợp đồng đổi đất mang tính chất của hợp đồng mua bán. Tính đền bù của hợp đồng thể hiện việc mỗi bên đều nhận được một lợi ích là quyền sử dụng đất và đều phải giao lại cho bên kia quyền sử dụng đất của mình
  • Hợp đồng song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng đổi đất đều có nghĩa vụ giao lại quyền sử dụng đất cho nhau theo thỏa thuận của các bên.
  • Hợp đồng ưng thuận hoặc là hợp đồng thực tế: Nếu các bên không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất.

Quyền và nghĩa vụ của hợp đồng đổi đất Quyen, nghia vu cac ben ben theo quy dinh phap luat Các bên trong hợp đồng có quyền và nghĩa vụ khác nhau

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, đối với hợp đồng đổi đất các bên có quyền thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng. Thông thường hợp đồng đồi đất có quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

  • Yêu cầu bên kia giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận;
  • Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã chuyển đổi;
  • Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn

Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

  • Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận;
  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn;
  • Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Riêng việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp có những điều kiện nhất định, được quy định cụ thể tại Điều 190 Luật đất đai 2013 như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.”

Theo quy định trên thì riêng với đất nông nghiệp chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất cho người khác cùng xã, phường, thị trấn để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp

2.   Hòa giải cơ sở khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đổi đất?

Theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN vụ án.

Như vậy, đối với tranh chấp hợp đồng đổi đất là hợp đồng tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì không cần thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở để khởi kiện ra Tòa án.

3.   Thẩm quyền của Tòa án Toa an co tham quyen giai quyet vu an dan su Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp

Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp hợp đồng đổi đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết tranh chấp.

4.   Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đổi đất Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện hủy hợp đồng đổi đất;
  • Hợp đồng đổi đất;
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến tranh chấp;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…).

Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng tặng cho nhà đất cho con

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
  2. Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết để chuẩn bị xét xử.
  3. Xét xử sơ thẩm.
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là bài viết thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đổi đất. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp luật miễn phí hãy liên hệ ngay đến công ty luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hợp đồng được đúc kết từ các vụ tranh chấp Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ:

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Thẩm định nội dung trong hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng
  • Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng.

Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng đổi đất

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Phan Mạnh Thăng

December 24, 2019 at 07:00AM



/phanmanhthang/Tu van thu tuc khoi kien
Xem Google Doc Phanmanhthang

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm được thêm từ Google Docs Phanmanhthang


Lấn, chiếm đất đai là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Hành vi lấn chiếm đất đai có thể là hành vi lấn chiếm đất công hoặc hành vi lấn chiếm đất của người khác. Khi bị lấn chiếm đất đai thì người bị lấn chiếm cần làm gì ? Qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên.

dat bi lan chiem co the kien ra toa an de doi lai Nếu không có cọc tiêu hoặc hàng rào ngăn cách thì rất dễ xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai 1.   Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 166, 170 như sau:

1.1.        Thẩm quyền chung của người sử dụng đất:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

1.2.        Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

2.   Hàng xóm lấn chiếm đất thì phải xử lý như thế nào ? chiem dat cua nguoi khac la hanh vi bi nghiem cam va bi xu ly theo quy dinh cua phap luat Người lấn chiếm đất phải bị xử lý

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Khi lấn chiếm đất đai thì người lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý vi phạm về mặt hành chính và dân sự.

2.1.        Về mặt hành chính

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì người lấn chiếm đất sẽ bị:

  • Phạt tiền (đối với từng loại đất sẽ có mức phạt khác nhau)
  • Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
  • Khắc phục hậu quả: BUỘC KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.

Nghị định 102/2014/NĐ-CP sẽ được thay thế bằng Nghị định 91/2019/NĐ-CP từ ngày 05/01/2020 theo đó bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm theo quy định tại Điều 14 Nghị định trên.

2.2.        Về mặt dân sự

Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tranhchấp khi bên lấn chiếm có diện tích đất được cấp sổ đỏ trùng lên đất của mình

  • Khi bên lấn chiếm đất đai đã đăng ký phần diện tích lấn chiếm thì người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục KIỆN ĐÒI LẠI ĐẤT đồng thời yêu cầu Tòa án HỦY GIẤY CHỨNG NHẬN quyền sở hữu đối với đất bị lấn chiếm.
  • Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản bị lấn chiếm.

Trường hợp lấn chiếm dù sổ đất không thể hiện đất đó là của mình

Trường hợp bên lấn chiếm chưa đăng ký phần diện tích lấn chiếm trên giấy chủ quyền đất thì người bị lấn chiếm tiến hành kiện đòi lại đất và yêu cầu áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định theo Điều 127 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để ngăn chặn việc đăng ký diện tích trên giấy chủ quyền bởi nếu được thực hiện việc đăng ký chủ quyền sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị lấn chiếm đất.

Người bị lấn chiếm cần thực hiện khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

3.   Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm tien hanh hoa giai tranh chap dat dai khong thanh thi khoi kien tai toa an Đất bị lấn chiếm không có nghĩa là mình mất tất cả 3.1.        Thủ tục hòa giải cơ sở

Khoản 3, 4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.

  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, trước hết các bên cần tiến hành hòa giải theo quy định. Sau khi hòa giải không thành người bị lấn chiếm tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định.

3.2.        Hồ sơ khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • Giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…)

3.3.        Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

  1.  Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
  2.  Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử.
  3.  xét xử sơ thẩm
  4.  xét xử phúc thẩm (nếu có)

Trên đây là bài viết “Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm”. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ các vụ án Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ:

•           Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp

•           Tư vấn các thủ tục cần thiết để khởi kiện

•           Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến đất đai

Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Phan Mạnh Thăng

December 20, 2019 at 10:00AM



/phanmanhthang/Tu van thu tuc khoi kien
Xem Google Doc Phanmanhthang