Hiện nay các vụ tranh chấp về đất đai, nhà ở diễn ra khá phổ biến. Liên quan đến vấn đề này, trường hợp người đang thuê nhà của nhà nước chết làm phát sinh tranh chấp về thừa kế cho việc có được thừa kế quyền đang thuê nhà này hay không? Quyền thuê nhà của nhà nước có được coi là di sản? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn cho bạn đọc “Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của nhà nước như thế nào” qua bài viết sau.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của Nhà nước 1. Quy định của pháp luật về nhà được nhà nước cho thuê
Quy định của pháp luật về nhà được nhà nước cho thuê được quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở. Theo đó nhà được nhà nước cho thuê bao gồm:
- Nhà ở công vụ;
- Nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
- Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Đối tượng được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức; cá nhân nước ngoài có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng và giao dịch về nhà ở tại Việt Nam đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến nhà ở theo Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Các đối tượng được quyền thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi thuê nhà ở phải thực hiện thủ tục thuê nhà ở theo quy định của pháp luật về thuê nhà ở.
Trong đó hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở (Có sơ đồ vị trí nhà ở, sơ đồ mặt bằng nhà ở cho thuê);
- Giá thuê, thuê mua và phương thức thanh toán;
- Thời hạn cho thuê, thuê mua nhà ở; đối với trường hợp thuê mua thì thời hạn cho thuê mua ghi trong hợp đồng phải bảo đảm tối thiểu là 10 (mười) năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng thuê mua;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp;
- Các thỏa thuận khác (nếu có);
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký của các bên.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
- Khi hai bên cùng nhất chí chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
- Khi bên thuê nhà không còn thuộc đối tượng được tiếp tục thuê nhà ở;
- Khi bên thuê nhà chết mà khi chết không có ai trong hộ gia đình (bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con) đang cùng chung sống. Đối với nhà ở công vụ mà người đang thuê nhà ở chết thì bên cho thuê nhà được quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.
2. Có được thừa kế quyền thuê nhà không? Thừa kế quyền thuê nhà của Nhà nước
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Di sản thừa kế mà người chết để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Tài sản ở đây được hiểu là tài sản hợp pháp của người chết để lại.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Như vậy, khi người thuê nhà trên hợp đồng chết, người thừa kế nếu không thuộc trường hợp không được thừa kế thì ĐƯỢC THỪA KẾ QUYỀN THUÊ NHÀ CỦA NHÀ NƯỚC bởi quyền thuê nhà của nhà nước trong trường hợp này được coi là quyền tài sản.
3. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của nhà nước Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế bằng hình thức khởi kiện Hồ sơ khởi kiện cần có
- Đơn khơi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế
- Hợp đồng thuê nhà
- Tài liệu chứng cứ khác kèm theo
- Giấy tờ nhân thân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân,…)
Trình tự, thủ tục khởi kiện
Để giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của nhà nước người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:
- Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có nhà đất giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
- Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết để chuẩn bị xét xử.
- Xét xử sơ thẩm.
- Xét xử phúc thẩm (nếu có).
Trên đây là bài viết “thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của Nhà nước như thế nào?”. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ các vụ án Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ:
- Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn các thủ tục cần thiết để khởi kiện;
- Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng.
Xin cảm ơn.
December 18, 2019 at 07:00AM
/phanmanhthang/Tu van tranh chap thua ke
Xem Google Doc Phanmanhthang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét