Thế chấp đất đai không phải là thuật ngữ mới mẻ đối với những người chuyên kinh doanh bất động sản hoặc có chút ít kiến thức về bất động sản. Dù cho phổ biến là vậy, tuy nhiên, không phải lúc nào việc thế chấp cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Các tranh chấp sẽ phát sinh liên tục nếu các bên không thể thống nhất được quan điểm. Và một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay là tranh chấp vì hợp đồng thế chấp nhà đất trái luật (về hình thức, nội dung hoặc vi phạm cả hai). Gặp phải trường hợp này, việc đưa tranh chấp ra Tòa án để giải quyết là điều không thể tránh khỏi. Nếu vậy, thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thế chấp nhà đất trái luật được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục này đến quý bạn đọc.
Đưa vụ án ra Tòa án để giải quyết là một điều không phải ai cũng mong muốn 1. Hợp đồng thế chấp là gì?
Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp tài sản được định nghĩa là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Dựa vào quy định trên, ta có thể hình dung cụ thể rằng: Hợp đồng thế chấp nhà đất là một văn bản cam kết giữa hai hay nhiều bên (cả cá nhân hay pháp nhân) nhằm mục đích thực hiện việc thế chấp để bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
Vì hợp đồng thế chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất nên ngoài Bộ luật dân sự, hợp đồng này còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật Đất đai hiện hành.
Hình thức của hợp đồng
Căn cứ Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất phải được lập thành văn bản và thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Nội dung của hợp đồng Một khi đã ký kết hợp đồng thì các chủ thể bắt buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ giao kết
Thứ nhất, điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực đó là không được vi phạm các điều cấm theo luật định.
Thứ hai, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên, những điều khoản còn lại của hợp đồng kiến nghị cần phải thể hiện rõ một số vấn đề sau:
- Thông tin cơ bản của bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Trong đó, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, thông tin giấy tờ chứng thực nhân thân là những điều bắt buộc phải có.
- Phải thể hiện rõ tài sản thế chấp này là dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự nào.
- Thông tin chi tiết của tài sản bảo đảm, gồm: Thửa đất số, tờ bản đồ số, vị trí tọa lạc, diện tích, sổ đỏ số bao nhiêu – do cơ quan nào cấp, tài sản gắn liền trên đất gồm những gì ?
- Tổng giá trị của tài sản thế chấp tính đến thời điểm ký kết hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Bên nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan Nhà nước.
- Phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng.
- Cam đoan của các bên.
- Các điều khoản miễn trừ nghĩa vụ.
- Hiệu lực của hợp đồng.
3. Được khởi kiện hủy hợp đồng trái luật trong khoảng thời gian bao lâu? Phải chạy đua với thời gian vì thời hiệu không chờ đợi một ai
Khi phát hiện hợp đồng thế chấp trái luật – kể cả hình thức hay nội dung – ta có QUYỀN KHỞI KIỆN ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào Tòa án cũng thụ lý giải quyết vụ án. Một trong những trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án là vì đã hết thời hiệu khiếu kiện. Vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy, trong khoản thời hạn 03 năm này, người bị xâm phạm quyền lợi nên tận dụng thời gian và tiến hành khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết
- Căn cứ khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì các tranh chấp liên quan đến hợp đồng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ được Tòa án nhân dân cấp huyện xử lý.
- Đối với thẩm quyền theo lãnh thổ, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú.
Tổng hợp tất cả các quy định trên, ta có thể xác định được rằng Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chính là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, sinh sống, làm việc,…
5. Những hồ sơ cần phải chuẩn bị để khởi kiện
Căn cứ Chương XII Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì những hồ sơ cần thiết để phục vụ cho quá trình tố tụng là:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy tờ nhân thân người khởi kiện;
- Văn bản ủy quyền và giấy tờ nhân thân người được ủy quyền;
- Bản sao y Hợp đồng thế chấp;
- Bản sao y các Hợp đồng có liên quan;
- Bản sao y sổ đỏ;
- Bản sao y sổ hộ khẩu;
- Các văn bản thỏa thuận khác (nếu có);
- Phụ lục hợp đồng (nếu có);
- Các văn bản có liên quan khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Trình tự, thủ tục giải quyết được quy định như thế nào?
Để khởi kiện yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, ta phải thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện
Chủ thể có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 tiến hành nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo tại phòng văn thư của Tòa án.
Người nộp đơn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhằm tránh trường hợp thời gian xử lý bị kéo dài Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Thư ký bắt buộc phải nhận đơn khởi kiện và lập biên bản giao nhận.
Thư ký đóng dấu văn thư và gửi hồ sơ đến Chánh án của Tòa án nhân dân.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra thông báo trả kết quả.
Bước 3: Trả kết quả
Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Thụ lý và giải quyết
Sau khi người khởi kiện đáp ứng đủ các yêu cầu như luật định và hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ban hành văn bản yêu cầu người nộp đơn đóng tạm ứng chi phí tố tụng tại Chi cục thi hành án dân sự.
Người nộp đơn đem biên lai đóng tiền gửi về Tòa án, Thẩm phán giải quyết sẽ tiến hành ban hành Quyết định thụ lý vụ án.
Bước 5: Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, đương sự có quyền bổ sung thêm những tài liệu nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân. Ngoài ra, các bên còn có quyền thay đổi yêu cầu giải quyết vụ án (nếu yêu cầu này là đúng luật).
Khi nhận thấy cần thiết, Thẩm phán sẽ ban hành các văn bản thông báo triệu tập đương sự đến dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải để làm rõ các yêu cầu cũng như các tài liệu, chứng cứ đã cung cấp nêu trên.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử
Trong khoản thời gian từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu Thẩm phán nhận thấy các bên đã cung cấp đủ các chứng cứ hoặc gần hết thời hạn chuẩn xét xử, Thẩm phán giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử sở thẩm.
Trên đây là bài viết: “Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thế chấp nhà đất trái luật”. Trường hợp quý khách hàng đang gặp phải tranh chấp hợp đồng thế chấp liên quan đến bài viết hoặc cần tư vấn pháp luật miễn phí, xin vui lòng gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng thế chấp nhà đất trái luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
December 18, 2019 at 01:00PM
/phanmanhthang/Tu van thu tuc khoi kien
Xem Google Doc Phanmanhthang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét