Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất

Công trông coi nhà đất là một yếu tố được xem xét khi giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp có tài sản là nhà đất về nhà đất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người trông coi. Thông thường người trông coi nhà đất sẽ được hưởng một khoản chi phí được cho là chi phí hợp lý. Trong trường hợp họ không được thanh toán một chi phí nào thì phải làm phải gì, thủ tục khởi kiện ra sao? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

trong coi nha la viec gin giu, trong nom nha cua va phai duoc tra chi phi
Khởi kiện yêu cầu trả chi phí đối với công trông coi nhà đất

1.   Công sức quản lý trông coi nhà đất gồm những gì?

Quy định về trông coi nhà đất

Xem xét công sức của người giữ gìn, quản lý tài sản trước khi xét xử là một yếu tố quan trọng, cần giải quyết trong các vụ án dân sự với yêu cầu lớn là phân chia di sản.

Hiện nay, pháp luật dân sự không quy định cụ thể công sức quản lý trông coi nhà đất là gì và bao gồm những gì.

Thực tế, công sức giữ gìn, chăm sóc tài sản thường gặp trong vụ án dân sự sau:

  • Các vụ án hôn nhân và gia đình;
  • Các vụ án thừa kế;
  • Các vụ án khác liên quan đến đất đai.

Biểu hiện về việc tính công sức trông coi nhà đất

Trong các vụ án hôn nhân và gia đình, theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và khi ly hôn, về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, có xem xét đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, khi ly hôn, yếu tố về công sức giữa gìn, quản lý nhà đất thì vẫn phải xem xét khi chia tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi của người vợ/chồng có công trông coi tài sản chung.

Trong vụ án tranh chấp về thừa kế, “người quản lý di sản có quyền được thanh toán chi phí bảo quản di sản” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong các vụ án đòi tài sản khác, trong trường hợp người có công sức quản lý, trông coi nhà đất thì chủ sở hữu nhà phải có nghĩa vụ thanh toán một khoản chi phí hợp lý cho người đó.

Trong cac vu an hon nhan va gia dinh, quan ly nha dat the hien qua cong suc dong gop cua vo chong thong qua viec tao lap va duy tri nha dat
Công sức quản lý nhà đất trong các vụ án dân sự hiện nay

2.   Công sức quản lý trông coi nhà được tính như thế nào?

Để tính công sức quản lý, trông coi nhà, trước hết phải xác định thực tế có tồn tại việc trông coi, quản lý nhà đất không.

Khi tính công sức này, phải phân biệt rõ ràng giữa chi phí tính công sức quản lý, trông coi nhà và các chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa trong thời gian quản lý, trông coi nhà.

Việc tính khoản chi phí hợp lý cho công sức trông coi phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Giá trị nhà đất được trông coi;
  • Giá trị công sức bỏ ra;
  • Tầm quan trọng của việc quản lý, trông coi.

Thông thường, vấn đề về công sức trông coi nhà đất sẽ được giải quyết kèm theo các yêu cầu lớn bao trùm (yêu cầu chia thừa kế, yêu cầu chia tài sản khi ly hôn,…) trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc yêu cầu trả công trông coi nhà đất vẫn được giải quyết bằng một vụ án độc lập.

3.   Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi trả chi phí cho công sức trông nhà

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Vì đây là một tranh chấp dân sự, do đó, khi các bên không thể thương lượng, thỏa thuận lại về chi phí trả công thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì yêu cầu khởi kiện là yêu cầu thanh toán đối với công sức trông coi nhà đất, do đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho thuê cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Nguoi co cong trong viec trong coi nha phai duoc huong mot khoan chi phi hop ly
Khởi kiện là yêu cầu thanh toán đối với công sức trông coi nhà đất

Thủ tục giải quyết được tiến hành thế nào?

  1. Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
  2. Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  4. Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
  5. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  8. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi giải đáp về vấn để “Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất”. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



December 30, 2019 at 10:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét