Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng
đất sử dụng với những mục đích khác nhau và khi cần thiết, Nhà nước sẽ tiến
hành thu hồi đất. Khi thu hồi đất, những phương án bồi thường sẽ được lập ra,
tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm được các quy định về phương án bồi
thường khi thu hồi đất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày rõ về vấn
đề này.
Phương án bồi thường đất là gì |
Phương án bồi thường là gì?
Phương án bồi
thường có thể được hiểu là dự kiến về cách thức, trình tự tiến hành công việc đền
bù, trả lại cho người khác cái có giá trị (thường bằng tiền) tương ứng với những
tổn hại đã gây ra.
Theo đó, khi thu
hồi đất, phương án bồi thường được lập ra nhằm mục đích đền bù lại những giá trị
khác tương ứng với đất bị thu hồi mà người sử dụng đất có quyền sử dụng.
Các trường hợp thu hồi đất |
Các trường hợp thu hồi đất
Quyết định thu hồi
đất là quyền của Nhà nước-đại diện chủ sở hữu về đất đai. Theo đó, Điều 16 Luật
đất đai quy định về các trường hợp nhà nước thu hồi đất:
·
Thu hồi đất vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
·
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật
về đất đai;
· Thu hồi đất do chấm dứt việc sử
dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con
người.
Điều kiện được bồi thường khi
nhà nước thu hồi đất.
Khi Nhà nước thu
hồi đất thì người sử dụng đất phải đáp ứng đủ điều kiện mới được bồi thường. Điều
kiện được bồi thường là khác nhau giữa các đối tượng sử dụng đất:
Đối với Hộ gia đình, cá nhân:
·
Đang sử dụng đất không phải là
đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
·
Có Giấy chứng nhận hợp pháp (Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất) hoặc có đủ điều kiện để được cấp mà chưa được cấp.
Lưu ý: Đối với đất
nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều
kiện để được cấp thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng,
diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
Đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại
Việt Nam:
·
Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp mà chưa được cấp.
Đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài:
·
Được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
·
Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp mà chưa được cấp.
Đối với cộng đồng dân cư, cơ sở
tôn giáo:
·
Đang sử dụng đất không phải là
đất do Nhà nước giao, cho thuê;
·
Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp mà chưa được cấp.
Đối với tổ chức:
·
Được nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử
dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước;
·
Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp mà chưa được cấp.
Đối với tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao:
·
Được Nhà nước cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
·
Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp mà chưa được cấp.
Đối với tổ chức kinh tế, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
·
Được Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp
cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
·
Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp mà chưa được cấp.
Các trường hợp không được bồi thường khi bị thu hồi đất |
Các trường hợp không được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất.
Bên cạnh những
trường hợp và điều kiện để được bồi thường thì Luật đất đai cũng quy định các
trường hợp không được bồi thường khi thu hồi đất. Theo đó, nếu thuộc các trường
hợp sau thì khi thu hồi đất, Nhà nước không cần phải bồi thường:
·
Đất được Nhà nước giao không
thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối trong hạn mức;
·
Đất được Nhà nước giao cho tổ
chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
·
Đất được Nhà nước cho thuê trả
tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
·
Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất
công ích của xã, phường, thị trấn;
·
Đất nhận khoán để sản xuất nông
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
·
Đất được Nhà nước giao để quản
lý;
·
Đất thu hồi do vi phạm pháp luật
về đất đai và do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất,
có nguy cơ đe dọa tính mạng con người trừ trường hợp đất ở trong khu vực bị ô
nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người và đất ở có nguy cơ sạt
lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con
người.
·
Trường hợp không đủ điều kiện cấp
Giấy chứng nhận hợp pháp.
Phương án bồi thường khi thu hồi
đất được tiến hành như thế nào?
Lập, thẩm định phương án bồi
thường:
·
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
·
Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân và lập thành biên bản có
xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi;
·
Tổng hợp ý kiến đóng góp bằng
văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng
ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn
có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh
phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
·
Niêm yết công khai phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt
chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
·
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện
phương án bồi thường:
·
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư trong cùng một ngày;
·
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến
và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư
nơi có đất thu hồi;
·
Gửi quyết định bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường,
hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả
tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và
thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng;
·
Tổ chức thực hiện việc bồi thường,
hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được
phê duyệt;
·
Trường hợp người có đất thu hồi
không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì
Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu
hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động,
thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
·
Trường hợp người có đất thu hồi
đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng
chế theo quy định.
Trên đây là toàn
bộ nội dung bài viết của chúng tôi về vấn đề : “Phương án bồi thường khi thu hồi
đất là gì?”. Trường hợp Quý khách hàng còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý,
xin vui lòng gọi ngay đến Hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm
ơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét