Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Thủ tục khởi kiện hành vi chỉnh lý bản đồ địa chính của UBND xã được thêm từ Google Docs Phanmanhthang


Chỉnh lý bản đồ địa chính là một trong những thủ tục quan trọng giúp cho cơ sở dữ liệu đất đai của quốc gia luôn nằm trong tình trạng mới nhất. Việc này sẽ giúp ích Ủy ban nhân dân tỉnh rất nhiều trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm khi đã sở hữu dữ liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai từng khu vực. Ngoài ra, việc chỉnh lý này cũng là công cụ giúp cơ quan thuế có thể thu đúng số thuế của người sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải lúc nào bản đồ địa chính cũng được điều chỉnh đúng với thực địa. Vì thế, khi phát hiện sai phạm, người bị xâm phạm quyền lợi có quyền khởi kiện yêu cầu hủy bản đồ địa chính không chính xác. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Long Phan PMT xin hướng dẫn quý bạn đọc thực hiện thủ tục khởi kiện hành vi chỉnh lý bản đồ địa chính kể trên.

khoi kien hanh vi chinh ly ban do dia chinh trai luat cua ubnd xa Chỉnh lý bản đồ địa chính là một công việc quan trọng giúp CSDLQG luôn nằm trong tình trạng mới nhất 1.   Quy định chung về việc chỉnh lý bản đồ địa chính

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được xem như là hành vi nhằm mục đích đảm bảo cho thửa đất ngoài thực địa và trên bản đồ địa chính là tương đồng nhau.

Các trường hợp phải thực hiện việc chỉnh lý Nhung truong hop phap luat quy dinh ma ubnd xa phai tien hanh chinh ly ban do dia chinh Một mẫu bản đồ địa chính hiện nay

Vì lẽ đó, điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định những trường hợp phải chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:

  • Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới;
  • Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất;
  • Thay đổi diện tích thửa đất;
  • Thay đổi mục đích sử dụng đất;
  • Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;
  • Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
  • Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
  • Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
  • Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

Cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành chỉnh lý

Xét về thẩm quyền, căn cứ khoản 6 Điều 22 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT và điểm e khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc chỉnh lý và ký duyệt nghiệm thu bản đồ địa chính.

Việc chỉnh lý này có ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở dữ liệu đất đai của quốc gia, vì vậy, phải hội đủ những cơ sở phù hợp theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì Sở Tài nguyên và Môi trường mới được tiến hành chỉnh lý bản đồ:

  • Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính;
  • Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa;
  • Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

2.   Bản đồ bị chỉnh lý sai thì khởi kiện ai?

Căn cứ tiểu mục 5, mục III Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/04/2019 của Tòa án nhân dân tối cao thì bản đồ địa chính cấp xã được xác định là QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH. Nếu vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính thì là đây chính là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.

Việc chỉnh lý, ký duyệt bản đồ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc do cơ quan, tổ chức khác thực hiện thì người bị kiện được xác định là cơ quan, tổ chức đã thực hiện việc chỉnh lý, ký duyệt bản đồ địa chính theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính.

Cá nhân, tổ chức nhận thấy việc chỉnh lý bản đồ địa chính là không chính xác và xâm phạm đến quyền lợi của mình thì có thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án có thẩm quyền.

3.   Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án? Toa an nao co tham quyen giai quyet khi nguoi khoi kien nop don Mộ trụ sở Tòa án hiện nay

Theo như hướng dẫn tại Công văn số 64/TANDTC-PC thì bản đồ địa chính cấp xã được xác định là quyết định hành chính, vậy nên, việc khởi kiện đối với quyết định này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

Vì cơ quan chỉnh lý là Sở Tài nguyên và Môi trường – là cơ quan hành chính cấp huyện, nên căn cứ khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng hành chính 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan bị kiện sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án này.

4.   Hồ sơ khởi kiện bao gồm những gì?

Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện và cung cấp những tài liệu có liên quan đến tranh chấp, bao gồm:

  • Giấy tờ nhân thân người khởi kiện;
  • Văn bản ủy quyền và giấy tờ nhân dân người được ủy quyền;
  • Bản đồ địa chính sai phạm;
  • Các quyết định của cơ quan Nhà nước mà người khởi kiện cho là sai phạm (nếu có);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (sổ đỏ, băng ghi hình hiện trạng đất, các chứng thư đo đạc của tổ chức tư nhân,…);
  • Đơn xác nhận chấm dứt việc khiếu nại hành chính.

5.   Trình tự, thủ tục giải quyết được quy định như thế nào?

Để khởi kiện yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, ta phải thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện

Chủ thể có quyền khởi kiện tiến hành nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo tại phòng văn thư của Tòa án.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Thư ký bắt buộc phải nhận đơn khởi kiện và lập biên bản giao nhận.

Thư ký đóng dấu văn thư và gửi hồ sơ đến Chánh án của Tòa án nhân dân.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra thông báo trả kết quả.

chuan bi ho so khoi kien phu hop quy dinh phap luat hien hanh Những giấy tờ người nộp đơn cần chuẩn bị để phục vụ cho quá trình tố tụng Bước 3: Trả kết quả

Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật tố tụng hành chính 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật tố tụng hành chính.

Bước 4: Thụ lý và giải quyết

Sau khi người khởi kiện đáp ứng đủ các yêu cầu như luật định và hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ban hành văn bản yêu cầu người nộp đơn đóng tạm ứng chi phí tố tụng.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 5: Giai đoạn chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, đương sự có quyền bổ sung thêm những tài liệu nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân. Ngoài ra, các bên còn có quyền thay đổi yêu cầu giải quyết vụ án (nếu yêu cầu này là đúng luật).

Khi nhận thấy cần thiết, Thẩm phán sẽ ban hành các văn bản thông báo triệu tập đương sự đến dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải để làm rõ các yêu cầu cũng như các tài liệu, chứng cứ đã cung cấp nêu trên.

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử

Trong khoản thời gian từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu Thẩm phán nhận thấy các bên đã cung cấp đủ các chứng cứ hoặc gần hết thời hạn chuẩn xét xử, Thẩm phán giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử sở thẩm.

Trên đây là bài viết: “Thủ tục khởi kiện hành vi chỉnh lý bản đồ địa chính của UBND xã”. Trường hợp quý khách hàng đang gặp phải tranh chấp hợp đồng thế chấp liên quan đến bài viết hoặc cần tư vấn pháp luật miễn phí, xin vui lòng gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện hành vi chỉnh lý bản đồ địa chính của UBND xã

Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT

Tác giả:Phan Mạnh Thăng

December 19, 2019 at 07:00AM



/phanmanhthang/Tu van thu tuc khoi kien
Xem Google Doc Phanmanhthang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét