Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài?

Quyền thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, điều chỉnh quá trình chuyển giao tài sản từ người chết cho người thừa kế. Đặc biệt liên quan đến đương sự là Việt Kiều về thừa kế đất đai thì khi có tranh chấp được giải quyết như thế nào? Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài qua bài viết sau.

Nha dat duoc nguoi Viet o nuoc ngoai thua ke
Tranh chấp thừa kế của người Việt ở nước ngoài

1. Người Việt định cư ở nước ngoài có được sở hữu nhà tại Việt Nam không?

Theo quy định tại (khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008) thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:

  • Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài và về mặt pháp lý thì họ vẫn mang quốc tịch Việt Nam;
  • Người gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở phải là đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam (Điều 8 Luật Nhà ở 2014).

Theo đó, họ có thể được chuyển giao quyền sở hữu nhà thông qua các hình thức như: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình và cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Nha o duoc nguoi Viet Nam dinh cu o nuoc ngoai so huu
Người Việt định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2. Quyền thừa kế về đất của người Việt Nam định cư nước ngoài.

Đối với đối tượng được sở hữu đất đai.

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, thì một trong những hình thức mà họ được nhận quyền sử dụng đất là thừa kế với mục đích là để ở. 

Đối với đối tượng không được sở hữu đất đai.

Nếu tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất (khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013) như sau:

  • Họ có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đứng tên trực tiếp trên Hợp đồng chuyển nhượng.
  • Có quyền tặng cho quyền sử dụng đối với các đối tượng là các nhân, hộ gia đình hoặc người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở. Người nhận thừa kế vẫn được đứng tên là bên tặng cho trong văn bản tặng cho, tuy nhiên giao dịch tặng cho này phải phù hợp với pháp luật về nhà ở.
  • Trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Trong số những người nhận thừa kế có cả người không được sở hữu nhà và có người được quyền sở hữu nhà mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính (khoản 4 Điều 186 Luật đất đai 2013).

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp.
  • Đối với trường hợp không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết như khoản 3 Điều 186 trên.
tranh chap thua ke nha dat nguoi viet o nuoc ngoai
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế đất đai

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Tranh chấp thừa kế đất đai của người Việt ở nước ngoài được hiểu là một dạng tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Vì vậy, có hai phương án mà chúng tôi kiến nghị khi phát sinh tranh chấp:

Tiến hành tự hòa giải, thương lượng.

  • Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định các bên không bắt buộc phải hòa giải, thương lượng là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Tuy nhiên, đây là phương án tối ưu nhất mà các bên cần tiến hành trước hết.
  • Trong quan hệ tranh chấp thừa kế thì thông thường các đương sự là những người có cùng máu mủ, ruột thịt với nhau hoặc ít nhiều đều biết nhau, vì vậy để giữ gìn tình cảm, tránh xung đột mà gây bất hòa thì các bên nên ngồi lại và tự thương lượng với nhau.
  • Khi tiến hành thương lượng, hòa giải phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Khởi kiện tại Tòa án.

Trường hợp đương sự không thể thỏa thuận, thương lượng với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 35, và căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi có đất thừa kế.

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án được thực hiện như sau:

  1. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình.
  2. Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử, hòa giải.
  3. Cuối cùng, nếu các đương sự vẫn không hòa giải được với nhau thì Tòa án sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!



March 14, 2020 at 10:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét