Việc khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng để tiến hành thủ tục này cần lưu ý đến thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện. Bởi lẽ hành vi nộp đơn sẽ có thể phát sinh quyền sở hữu của các đồng thừa kế hoặc thay đổi hiện trạng của tài sản như quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở hay kế thừa chức vụ trong Công ty.
Thủ tục về khởi kiện chia tài sản thừa kế
Việc khởi kiện chia tài sản thừa kế thuộc khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015.
Người có yêu cầu nộp đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản theo Điều 5 BLTTDS 2015. Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu đó.
Đương sự (người khởi kiện, người yêu cầu) cung cấp chứng cứ, giấy tờ, tài liệu liên quan như:
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản thừa kế (của ông bà, cha mẹ,…): Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
- Bản kê khai các di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).
- Tòa án sẽ thụ lý đơn theo điểm b khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015 khi đương sự nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí theo khoản 3 Điều 195 BLTTDS 2015.
Lưu ý về thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (chết về mặt sinh học) hoặc trường hợp Tòa án tuyên bố người đó chết (chết về mặt pháp lý).
Tại Việt Nam, chia làm hai mốc thời gian pháp lý đáng chú ý: trước và sau ngày 10/9/1990. Việc xác định thời điểm mở thừa kế sẽ dẫn tới cách tính thời hiệu thừa kế khác nhau, cũng như quyền thừa kế của các đương sự cũng khác biệt.
Trước ngày 10/09/1990
Theo quy định tại Nghị quyết 02-2004/NQ-HĐTP, đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này, thì người thừa kế có thời hạn mười năm để thực hiện quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, tính từ ngày ngày 10/9/1990.
Như vậy, các việc thừa kế đã mở trước ngày 30/8/1990 người thừa kế có QUYỀN khởi kiện đến hết ngày 9/9/2000. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 1/7/1996, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của HĐTP-TANDTC.
Từ ngày 01/07/1996 đến nay
- Nếu mở thừa kế trước ngày 14/06/2006 (ngày Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực) mà có tranh chấp xảy ra thì áp dụng quy định của BLDS 1995 và các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng BLDS năm 1995 để giải quyết.
- Theo đó, “thời hiệu khởi kiện” về quyền thừa kế là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế.
- Nếu di chúc được mở sau ngày 14/06/2006, thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2005).
- Từ ngày 01-01-2017, thì thời hiệu thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản ,tính từ thời điểm mở thừa kế. Nếu di chúc được tiến hành mở thừa kế trước ngày này thì áp dụng theo thời hiệu của khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện
Nếu thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì :
- Thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10). Trường hợp này áp dụng nếu tranh chấp không có đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Khoảng thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 sẽ không tính vào thời hiệu thừa kế. Trường hợp này áp dụng nếu tranh chấp có đương sự ở nước ngoài tham gia (người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Trên đây là bài viết hướng dẫn về thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí để hiểu thêm về thủ tục yêu cầu phân chia di sản, hãy liên hệ ngay đến hotline Luật sư đất đai bên dưới để được hỗ trợ tận tình. Trân trọng !
Có thể bạn quan tâm
March 20, 2020 at 10:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét