Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Thủ tục người nước ngoài đòi lại đất nhờ người khác đứng tên hộ.

Người nước ngoài đòi lại đất nhờ người khác đứng tên hộ cần phải thực hiện những thủ tục gì? Quy định của pháp luật Việt Nam có quy định về việc người nước ngoài được nhờ người Việt Nam đứng tên hộ bất động sản ở Việt Nam. Trên cơ sở bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu những quy định pháp luật có liên quan.

Dung ten dum mua dat
Người nước ngoài gửi tiền nhờ người Việt mua đất và đứng tên hộ.

Người nước ngoài có được phép nhờ người Việt Nam đứng tên hộ nhà đất ở Việt Nam?

Theo quy định tại (Điều 186 Luật đất đai 2013) cũng như Điều 7 Luật nhà ở:

  • Người nước ngoài thuộc đối tượng không được sở hữu đứng tên bất động sản tại Việt Nam.
  • Trường hợp bất động sản mà người nước ngoài được thừa kế thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Trong trường hợp chuyển nhượng sổ đỏ thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật Đất đai này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho.
Nguoi nuoc ngoai mua nha o viet nam
Tranh chấp người nước ngoài đòi lại nhà nhờ người khác đứng tên hộ

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cho phép việc người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên nhà đất. Việc người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên mua đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, thiệt hại cho nhà nước.

Tuy nhiên vẫn có các quy định bảo vệ người nước ngoài đối với những quyền lợi của họ gắn liền với bất động sản có liên quan.

Các tranh chấp thường gặp khi người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên mua nhà đất.

Vì có nhiều trường hợp người nước ngoài không thuộc trường hợp được mua nhà ở tại Việt Nam nên sẽ nhờ người Việt Nam đứng tên mua hộ để hợp pháp hóa các giấy chứng nhận. Tuy nhiên việc này có thể gặp nhiều rủi ro cho người nước ngoài khi phát sinh tranh chấp, muốn đòi lại tài sản.

Những tranh chấp thường gặp khi người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên hộ mua nhà đất như:

  • Chị là người đã nhập quốc tịch nước ngoài, không còn quốc tịch Việt Nam gửi tiền về cho anh, chị em ruột mua nhà. Sau đó phát sinh tranh chấp, người đứng tên mua nhà không chịu trả nhà cho người chị đã gửi tiền về để mua.

Đó là những trường hợp phổ biến và thường gặp nhất đối với trường hợp nói trên.

Hướng giải quyết đối khi người nước ngoài đòi lại đất nhờ người khác đứng tên tại Việt Nam.

Trong lịch sử tư pháp Việt Nam, đối với những tranh chấp liên quan đến việc người nước ngoài đòi lại đất nhờ người Việt Nam đứng tên. Hướng giải quyết thường được tòa án áp dụng là nghiêng về việc bảo vệ người Việt Nam.

Toa an ap dung an le giai quyet tranh chap tai san cua nguoi nuoc ngoai
Xác định nguồn tiền gửi về dùng để mua nhà đất ở Việt Nam

Từ năm 1995 đến nay, trong khi xét xử các vụ án tương tự. Các tòa án Việt Nam thường xét xử dựa trên ba luồng quan điểm chính:

  • Trả tiền mua nhà tại thời điểm mua nhà cộng với phần lãi phát sinh từ thời điểm mua nhà cho tới hiện tại.
  • Hóa giá ngôi nhà theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại. Trả cho nguyên đơn là người nước ngoài phần giá trị lúc mua nhà, phần chênh lệch được xung vào công quỹ
  • Áp dụng án lệ 02/2016 của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao.

Đối với trường hợp áp dụng án lệ số 02/2016, hướng giải quyết của tòa án được áp dụng như sau:

  • Xác định công sức bảo quản giữ gìn đất của người nhận đứng tên hộ để làm căn cứ chia giá trị miếng đất cho người đứng tên.
  • Trong trường hợp không xác minh được công sức trông coi, quản lý thì phần đất đó được chia ngang nhau cho người trông coi, bảo quản và người bỏ tiền ra để chuyển nhượng bất động sản

Những căn cứ cần xác minh khi tiến hành đòi đất của người nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên:

  • Chứng minh được nguồn tiền được dùng để mua bất động sản do người nước ngoài gửi về mua đất nhờ người khác đứng tên.
  • Xác định công sức đóng góp, trông coi, bảo quản của người đứng tên miếng đất

Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Đối tượng tranh chấp là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam nên căn cứ Điều 469 BLTTDS thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, thủ tục khởi kiện đòi lại đất thực hiện theo quy định.

Trên đây là bài viết tư vấn về nội dung người nước ngoài đòi lại đất nhờ người khác đứng tên ở Việt Nam. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được Luật sư tư vấn chi tiết và cụ thể, cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi./.

Bài viết nói về: Thủ tục người nước ngoài đòi lại đất nhờ người khác đứng tên hộ.
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 11, 2020 at 10:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét