Những vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai dường như chưa bao giờ “hạ nhiệt” trong xã hội hiện nay. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ liên quan, người sử dụng đất cần phải nắm được bản chất của pháp luật đất đai theo đó cần khẳng định rõ nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nguyên tắc quan trọng nhất. Cụ thể của nguyên tắc này ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
1.
Cơ sở xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
1.1. Cơ
sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về việc xác lập
nguyên tắc quốc hữu hóa đất đai, xuất phát từ các yếu tố chính trị, lịch sử như
sau:
1. Chế
độ ruộng đất thời kỳ tư bản có đặc trưng là tư hữu ruộng đất
2. Bất
công trong xã hội bắt đầu phát sinh
3. Việc
sử dụng đất trở nên không hiệu quả, lãng phí
Từ đó cấp thiết phải tìm ra giải pháp điều chỉnh sự bất
hợp lí nêu trên mà quốc hữu hóa ruộng đất được đề xuất và ưu tiên hàng đầu.
1.2. Cơ
sở thực tiễn
1. Các
triều đại của Việt Nam đi theo nguyên tắc tập quyền,
2. Cơ
sở kinh tế của chế độ phong kiến Việt Nam là chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất.
3. Trong
bối cảnh chính trị hiện nay, Việt Nam đang đi theo con đường định hướng XHCN
nên ưu tiên hàng đầu là đảm bảo lợi ích cho người dân, do đó đất đai phải thuộc
sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu .
2. Khái
niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là tổng hơp các
khuôn pháp lý nhằm thống nhất vai trò đại diện tối cao của chủ sở hữu đất đai
là nhà nước với việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Chế độ
sở hữu đất đai được xem là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong pháp luật
đất đai, là tiền đề cho việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách đất đai của
nhà nước
3. Các
quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu toàn dân về đất đai
3. Các
quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu toàn dân về đất đai
3.1. Cơ
sở pháp lý
· Điều
53,54 Hiến pháp năm 2013
· Điều
200 Bộ luật dân sự 2005
· Điều
4 Luật đất đai 2013
3.2. Đặc
trưng của nguyên tắc
· Đất
đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước
· Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
· Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất và quy định quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
· Nhà
nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản
lý nhà nước về đất đai thông qua việc thực hiện của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước.
3.3. Thực
tiễn áp dụng ở Việt Nam
Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân không khẳng định
việc người sử dụng đất có toàn quyền với đất đai. Người sử dụng đất nông nghiệp có thể bị nhà nước thu hồi đất nhằm phục vụ cho các mục
đích phát triển. Đây chính là vấn đề đang gây nhiều tranh chấp hiện nay. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong tranh
chấp, người sử dụng đất cần lưu ý các vấn đề sau:
· Nguyên
tắc bồi thường về đất khi Nhà nước
thu hồi đất đó là việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền.
· Căn
cứ xác định tiền bồi thường về đất là giá đất tính tiền bồi thường
· Việc
xây dựng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ban hành
· Trước
khi ban hành quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất phải ban
hành thông báo thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông
nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Trên đây là bài viết chúng tôi cung cấp thông tin liên quan
đến nguyên tắc sở hữu toàn dân, đặc trưng của nguyên tắc và thực tiễn áp dụng để
bạn đọc hiểu rõ được bản chất pháp luật đất đai. Mọi thắc mắc xin liên hệ
hotline để được Luật sư tư vấn và giải đáp chi tiết. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo
dõi.
Với thế mạnh chuyên tư vấn luật Đất Đai, Nhà ở, Doanh Nghiệp, Hợp Đồng, Tư vấn thủ tục khởi kiện, tranh chấp thừa kế, trong suốt hơn 07 năm hành nghề, Luật sư Phan Mạnh Thăng đã tư vấn và trực tiếp thực hiện thành công nhiều vụ việc cho khách hàng, là một người đồng hành đáng tin cậy của nhiều khách hàng trong những năm qua. Để được hỗ trợ miễn phí, hãy liên hệ với Luật sự qua:
Địa chỉ: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
SĐT: 0908 748 368
Email: phanmanhthanglp@gmail.com
Sheet https://docs.google.com/spreadsheets/d/1wqNGoXX4lKS9xTcWtZLXJi0B3pbpZv-8ciHC3EBk0QE/edit?usp=sharing
Dribbble https://dribbble.com/phanmanhthang
Creativemarket https://creativemarket.com/phanmanhthang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét