Liên danh trong đấu thầu là hình thức hợp tác của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu khi mà năng lực của mỗi nhà thầu độc lập không đủ để để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Pháp luật đấu thầu quy định về liên danh và trách nhiệm của nhà thầu trong liên danh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo hữu ích.
Liên danh trong đấu thầu thực hiện như thế nào?
1. Nguyên tắc đấu thầu
Đấu
thầu
là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp. Quá trình đấu thầu phải
được thực hiện dựa trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế.
2. Tư cách hợp lệ của nhà thầu
Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định nhà thầu có tư cách
hợp lệ được tham dự thầu với tư cách liên danh. Nói cách khác, mỗi nhà thầu
thành viên phải có tư cách hợp lệ như dưới đây thì nhà thầu liên danh mới được
tham dự thầu.
2.1 Nhà thầu là tổ chức
· Có
đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu hoạt
động cấp;
· Hạch
toán tài chính độc lập;
· Không
đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản
hoặc nợ không có khả năng chi trả;
· Đã
đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
· Bảo
đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
· Không
đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
· Có
tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
· Nhà thầu nước ngoài
phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối
với khi tham dự thầu quốc tế, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực thực hiện bất cứ phần nào của
gói thầu.
2.2. Nhà thầu là cá nhân
· Có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó
là công dân;
· Có
chứng chỉ chuyên môn do luật định;
· Đăng
ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
· Không
đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
· Không
đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Liên danh là cần thiết khi gói thầu vượt quá khả
năng của nhà thầu riêng lẻ
3. Liên danh đấu thầu
Thỏa
thuận liên danh
phải được thể hiện bằng hợp đồng hoặc văn
bản khác có giá trị tương đương. Nội dung thỏa thuận quy định rõ trách nhiệm
của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng
nhà thầu trong liên danh.
Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu liên danh được xác
định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm
của các thành viên. Đồng thời, năng lực và kinh nghiệm của mỗi thành viên cũng
phải đảm bảo đáp ứng được phần việc mà mình đảm nhận, nếu không thì nhà thầu
liên danh cũng bị đánh giá là không hợp yêu cầu.
Liên danh chỉ thành công khi mỗi thành viên thực hiện
đúng cam kết
4. Trách nhiệm của thành viên trong liên danh
4.1. Quy định chung
Khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định, nhà thầu
chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp
ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trong liên danh, mỗi thành viên đều
là nhà thầu chính.
Mỗi nhà thầu thành viên trong liên danh có trách nhiệm
phải thực hiện đúng và đầy đủ phần công việc đã cam kết trong thỏa thuận liên
danh.
4.2. Ký kết hợp đồng
Khoản 1 Điều 65 Luật Đấu thầu 2013 quy định, nếu nhà thầu liên danh trúng thầu, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu và liên danh phải tiến
hành ký kết hợp đồng thực hiện gói
thầu, tất cả nhà thầu trong liên danh phải trực tiếp ký (đóng dấu) vào văn bản
hợp đồng. Tuy nhiên, một bên trong liên danh có thể đại diện cho các thành viên
khác ký kết hợp đồng nếu có văn bản ủy
quyền.
4.3. Bảo đảm dự thầu
Khoản 6 Điều 11 Luật đấu thầu quy định, từng thành
viên trong liên danh thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc cho chính mình và
thành viên khác nếu có thỏa thuận. Tổng giá trị của đảm bảo dự thầu không thấp
hơn giá trị trong hồ sơ mời thầu.
· Bảo
đảm dự thầu của thành viên trong liên danh không được hoàn trả nếu có thành
viên thuộc vào các trường hợp dưới đây:
· Rút
hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ
dự thầu;
· Không
thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
· Không
tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể
từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp
đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
4.4. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Việc ký kết thỏa thuận liên danh tạo thành sự ràng buộc
pháp lý giữa các nhà thầu thành viên. Theo đó, mỗi nhà thầu không tham dự đấu
thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng với tư cách độc lập mà là với tư cách liên
danh.
Hệ quả tất yếu là hành vi vi phạm hợp đồng của một
thành viên sẽ bi xem là sự vi phạm chung của nhà thầu liên danh. Vì vậy, mỗi
nhà thầu cần phải lưu ý đến năng lực và lịch sử hoạt động của nhà thầu khác trước
khi cùng thiết lập thỏa thuận liên danh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về liên danh trong
đấu thầu. Nếu quý khách hàng còn điều gì chưa rõ xin vui lòng liên hệ ngay cho
chúng tôi thông qua đường dây nóng để nhận được Luật sư tư vấn miễn phí. Xin cảm
ơn.
Tham khảo thêm:
Luật sư tư vấn luật Phan Mạnh Thăng
Địa chỉ: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
SĐT: 0908 748 368
Google site: https://sites.google.com/site/lsphanmanhthang/
Form đăn ký tư vấn miễn phí:
https://docs.google.com/forms/d/1ylvWS6erAtP2Gn47fQFl5xX1hGSVvTe6cZMII-Z3p7w/prefill
MXH: https://drive.google.com/drive/u/2/folders/1JoRvvK2_Nv6UKEswbIa-mNQPz7T2bxT4 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét