Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cản trở việc thực hiện hợp đồng, gây nhiều khó khăn, thậm chí thiệt hại cho các bên. Vì vậy, cần có sự thỏa thuận điều chỉnh nội dung hợp đồng để các bên có thể tiếp tục hợp tác. Sau đây, Luật sư sẽ tư vấn Điều kiện để thỏa thuận thay đổi điều chỉnh nội dung hợp đồng trong hoàn cảnh dịch Covid-19.
Điều kiện để thỏa thuận thay đổi điều chỉnh nội dung hợp đồng trong hoàn cảnh dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 có được xem là căn cứ yêu cầu điều chỉnh hợp đồng ?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy Covid-19 đã đáp ứng các điều kiện của một trở ngại khách quan, cụ thể như sau:
- Dịch Covid 19 là một dịch bệnh toàn cầu không đến từ ý chí chủ quan của các bên.
- Làm tác động từ các hành vi, quyết định, văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên.
- Các bên có thể biết trước được các trở ngại này nhưng bằng mọi biện pháp cần thiết thì vẫn không thể khắc phục được.
Căn cứ Khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 thì dịch Covid-19 đáp ứng các điều kiện để xác định hoàn cảnh thực hiện hợp đồng đã thay đổi:
- Dịch Covid là một đại dịch có quy mô lớn, ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt.
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên có thể biết đến dịch Covid tuy nhiên không thể lường trước được tác động của nó, nếu các bên biết được tác động lớn đến mức không thể thực hiện hợp đồng thì ban đầu có thể đã không giao kết hợp đồng.
- Việc tiếp tục hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
Từ những phân tích trên thì Đại dịch Covid được xem là căn cứ để yêu cầu điều chỉnh hợp đồng.
>>>Xem thêm:Thực hiện hợp đồng thế nào khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Nội dung đề xuất thỏa thuận, điều chỉnh hợp đồng do dịch covid-19 như thế nào ?
Đề xuất thay đổi nội dung tránh, giảm thiệt hại cho cả hai theo đúng tinh thần của Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng do dịch Covid có thể yêu cầu đối tác thay đổi nội dung sau đây nhằm tránh, giảm thiệt hại cho cả hai:
- Bổ sung các phương án nhằm hỗ trợ bên khó khăn trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng do ảnh hưởng của dịch Covid.
- Sửa đổi nội dung thực hiện hợp đồng phù hợp với tình hình dịch Covid, hạn chế gây thiệt hại nhất có thể cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng của các bên.
- Tạm hoãn hoặc gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng đến khi khắc phục hoàn toàn được dịch Covid.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015.
>>>Xem thêm:Bị ảnh hưởng của dịch covid có được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng không?
Trình tự, thủ tục thỏa thuận thay đổi, chỉnh hợp đồng ra sao?
Trình tự đàm phán điều chỉnh nội dung hợp đồng như sau:
- Bước 1: Doanh nghiệp chứng minh thiệt hại bởi dịch bệnh covid-19 để yêu cầu đàm phán, thỏa thuận lại nội dung hợp đồng.
- Bước 2: Bên có lợi ích bị ảnh hưởng do dịch Covid có thể yêu cầu đối tác thay đổi các nội dung nhằm tránh, giảm thiệt hại cho cả hai như trình trình bày ở trên.
- Bước 3: Nếu như đối tác không chịu thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng, doanh nghiệp có thể xem xét thực hiện các thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng.
Phương án xử lý khi đối tác không đồng ý thỏa thuận
Trường hợp đối tác không chịu thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng, doanh nghiệp có thể xem xét thực hiện:
- Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Thủ tục yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Căn cứ
- Khi một bên không thể thực hiện được hợp đồng vì ảnh hưởng từ dịch Covid đã có thiện chí thỏa thuận, đàm phán lại hợp đồng tuy nhiên đối tác lại không đồng ý điều chỉnh hợp đồng thì bên bị ảnh hưởng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để hạn chế tối đa thiệt hại theo tinh thần tại Khoản 6 Điều 422 và Khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trình tự thủ tục thực hiện
- Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015.
- Bên cạnh đó, bên đơn phương sẽ có nghĩa vụ bằng các biện pháp cần thiết, hợp lý để có thể giảm thiểu thiệt hại nhất có thể xảy ra cho mình và đối tác.
Yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 420 Bộ luật dân sự 2015 thì Covid là một trường hợp bên có lợi ích ảnh hưởng có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt Hợp đồng tuy nhiên cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có chứng cứ chứng minh được Covid là tác nhân làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
- Có các tài liệu chứng minh bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã yêu cầu đàm phán lại nội dung hợp đồng nhưng hai bên lại không đi đến được thỏa thuận.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra từ việc tiếp diễn hợp đồng mà không có sự thay đổi.
Trình tự thực hiện:
- Xác định điều kiện khởi kiện;
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí;
- Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
- Tòa án nhận và sẽ xử lý đơn.
Phương án xử lý khi đối tác không đồng ý thỏa thuận
>>>Xem thêm:Hướng xử lý khi hợp đồng không thể thực hiện được do ảnh hưởng của dịch covid-19
Thông tin liên hệ Luật sư
Nếu Quý doanh nghiệp đang cần hỗ trợ về việc giải quyết hợp đồng không thể thực hiện do dịch Covid-19. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay. Công ty Luật Long Phan PMT.
Nơi cung cấp dịch vụ pháp lý một cách “Tận Tâm – Uy Tín – Hiệu Quả”.
- Hotline: 1900 63 63 87
- Website: luatlongphan.vn
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Zalo: 0819 700 748
Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Trên đây là nội dung về Điều kiện để thỏa thuận thay đổi điều chỉnh nội dung hợp đồng trong hoàn cảnh dịch Covid-19. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu cần sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT