Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

Hướng xử lý khi hợp đồng không thể thực hiện do dịch Covid -19?

Hướng xử lý khi hợp đồng không thể thực hiện do dịch Covid 19 là một trong các vấn đề hiện nay được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi dịch covid diễn khá phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như là gây tác động trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. Hãy để Luật sư hợp đồng đưa ra một số phương án để xử lý hợp đồng trong trường hợp này.

Hợp đồng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hợp đồng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư xem xét, chỉnh sửa hợp đồng

Thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng

Căn cứ yêu cầu:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp có thể chứng minh dịch Covid là một trở ngại khách quan ảnh hưởng, cản trở trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho doanh nghiệp không thể thực hiện hợp đồng để yêu cầu thỏa thuận, đàm phán lại hợp đồng.
    • Theo Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 thì dịch Covid 19 đã đáp ứng các điều kiện để xem là trở ngại khách quan. Đây là một dịch bệnh xảy ra toàn cầu, không phải đến từ ý chí chủ quan của các bên, là tác nhân dẫn đến các quyết định, văn bản, hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Các bên có thể biết trước được các trở ngại này nhưng bằng mọi biện pháp cần thiết thì vẫn không thể khắc phục được, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
    • Thực tế, dịch Covid làm xuất hiện các hạn chế nhất định đối với các hoạt động thông thường. Doanh nghiệp có thể viện dẫn các sự kiện thực tế, ví dụ như việc doanh nghiệp tuân thủ các Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ phải tạm dừng hoạt động, thực hiện giãn cách xã hội thậm chí là thực hiện cách ly tại doanh nghiệp. Đây đều là các trở ngại khách quan của dịch Covid làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

Thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng

Thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng

  • Thứ hai, doanh nghiệp có thể viện dẫn việc dịch Covid đã làm thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng để thỏa thuận, đàm phán lại nội dung hợp đồng. Tại thời điểm giao kết, các bên có thể biết đến dịch Covid tuy nhiên không thể lường trước được tác động của nó đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu các bên biết được tác động lớn đến mức không thể thực hiện hợp đồng thì ban đầu có thể đã không giao kết hợp đồng. Việc tiếp tục hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Doanh nghiệp có thể đưa ra căn cứ chứng minh các thiệt hại này để yêu cầu đàm phán, thỏa thuận lại nội dung hợp đồng.

Đề xuất thay đổi nội dung tránh, giảm thiệt hại cho cả hai

  • Theo Khoản 2 Điều 420 BLDS 2015, trường hợp dịch Covid đã làm thay đổi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thì quy định cho phép bên bị ảnh hưởng có thể yêu cầu đối tác đàm phán lại nội dung hợp đồng trong một thời hạn hợp lý nhằm mục đích hạn chế thiệt hại cho cả hai. Các bên có thể thỏa thuận lại với nhau về việc bổ sung các phương án nhằm hỗ trợ bên khó khăn, sửa đổi nội dung thực hiện hợp đồng phù hợp với tình hình dịch Covid hay tạm hoãn, gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng đến khi khắc phục hoàn toàn được dịch Covid.
  • Trong trường hợp đã có thiện chí tuy nhiên đối tác không đồng ý thỏa thuận thì bên bị ảnh hưởng có thể nhờ đến sự can thiệp của Tòa án trong việc đưa ra quyết định sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích của các bên hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng này theo quy định tại Khoản 3 Điều 420 BLDS 2015.

>>> Xem thêm: Tư vấn chấm dứt hợp đồng dân sự

Thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng do dịch Covid-19

Đơn phương chấm dứt hợp đồng do dịch Covid-19

Căn cứ thực hiện

  • Bên bị ảnh hưởng có thể sẵn sàng lựa chọn phương án đơn phương chấm dứt hợp đồng để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp đối tác không đồng ý thỏa thuận bởi lẽ các bên không thể tính toán được trước khi nào thì dịch Covid mới kết thúc nên nếu việc tạm dừng hợp đồng này cứ kéo dài mà không có hướng xử lý sẽ dẫn đến thiệt hại tịnh tiến đối với bên bị ảnh hưởng.
  • Mặt khác, đối với một số trường hợp, tính chất của hợp đồng là phải thực hiện trong thời gian nhất định mà nếu cứ tình hình dịch Covid kéo dài thì mục đích thực hiện hợp đồng của các bên không đạt được.
  • Ngoài ra, nếu tranh chấp đưa ra giải quyết tại Tòa án, doanh nghiệp có thể chứng minh lý do đơn phương chấm dứt là vì không thể thực hiện hợp đồng từ việc phải việc thực hiện Chỉ thị chống dịch của Thủ tướng hoặc từ các chính sách chống dịch tương tư của các cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, hành vi đơn phương chấm dứt sẽ được xem là một trong các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005, từ đó mà doanh nghiệp sẽ không phải bồi thường.

Trình tự thủ tục thực hiện

  • Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về việc chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 428 BLDS
  • Bên đơn phương sẽ có nghĩa vụ bằng các biện pháp cần thiết, hợp lý để có thể giảm thiểu thiệt hại nhất có thể xảy ra cho mình và đối tác.

Khởi kiện yêu cầu tòa án chấm dứt hợp đồng để giảm thiểu thiệt hại

Điều kiện

Căn cứ theo quy định của BLDS thì Covid là một trường hợp bên có lợi ích ảnh hưởng có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt Hợp đồng nhưng cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có chứng cứ chứng minh được Covid là tác nhân làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
  • Có các tài liệu chứng minh bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã yêu cầu đàm phán lại nội dung hợp đồng nhưng hai bên lại không đi đến được thỏa thuận.
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra từ việc tiếp diễn hợp đồng mà không có sự thay đổi.

Trình tự, thủ tục

Căn cứ theo các quy định của BLTTDS 2015, Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện, yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là hợp pháp (như Chỉ thị chống dịch trên địa bàn, hợp đồng, giấy tờ chứng minh thiệt hại,..)
  • Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt động.

Trình tự thực hiện:

  • Xác định điều kiện khởi kiện;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí;
  • Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Tòa án nhận và sẽ xử lý đơn.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư lao động cho doanh nghiệp mùa Covid

Liên hệ

Dưới tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay thì các vấn đề ảnh hưởng đến hợp đồng là không tránh khỏi. Để có được hướng giải quyết tốt nhất, chủ doanh nghiệp nên liên hệ với dịch vụ tư vấn xử lý hợp đồng của công ty chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng, đội ngũ luật sư chuyên môn cao, chúng tôi tin rằng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho khách hàng.

Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư hợp đồng qua các hình thức sau:

  • HOTLINE 63.63.87
  • FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Tư vấn trực tiếp tại trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn phòng luật sư giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TPHCM

Trên đây là toàn bộ bài viết liên quan đến hướng xử lý hợp đồng không thể thực hiện do dịch Covid 19. Quý độc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự giúp đỡ của  TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét