Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Bạn muốn góp vốn và trở thành cổ đông của công ty cổ phần nhưng lại không biết điều kiện góp vốn cũng như thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần.
Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần
Điều kiện góp vốn vào công ty cổ phần
Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn phải là các tài sản sau đây:
- Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
- Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Điều kiện về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần
Như vậy, vốn góp phải là tài sản được liệt kê theo quy định trên hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Do đó, việc góp vốn bằng “công sức” hay đóng góp bằng “trí tuệ” không được coi là một hình thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được coi là tài sản.
Về chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc thì mọi chủ thể sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng hợp pháp thì đều có quyền góp vốn trừ các trường hợp bị cấm. Theo khoản 3 điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 có hai đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần là:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định trên, ta phải hiểu thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình ở đây được hiểu là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích sau:
- Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người trong cơ quan, đơn vị;
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức theo khoản 4 điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định: Không phải tất cả cán bộ, công chức đều bị cấm góp vốn mà chỉ cấm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Thủ tục góp vốn trực tiếp vào công ty cổ phần
Từ các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, để làm thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty, bạn phải thực hiện các thủ tục như sau:
- Định giá tài sản.
- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty với phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
- Cấp giấy chứng nhận.
Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.
Góp vốn bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn phải lập biên bản xác nhận chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng.
Góp vốn từ nhận chuyển nhượng cổ phần
Để trở thành cổ đông của công ty, bạn cũng có thể nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ 1 thành viên là cổ đông của công ty. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ không ghi trong giấy phép kinh doanh mà thủ tục này sẽ do các bên thỏa thuận theo các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, việc thay đổi về tỷ lệ cổ phần và thay đổi về cổ đông nếu có phải được thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Riêng nếu có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty thì công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
Góp vốn từ mua cổ phần được chào bán
Theo Điều 123 luật doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần rộng rãi ra công chúng và cổ đông hiện hữu để huy động thêm vốn. Ngoài ra, các cổ đông hiện hữu của công ty có thể chuyển nhượng cổ phần của mình. Vì vậy, để trở thành cổ đông của công ty bạn cũng có thể mua lại cổ phần được chào bán.
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần cũng như điều kiện để góp vốn vào công ty cổ phần. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét