Chính sách quản lý kỷ luật lao động được xây dựng như thế nào tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng kỷ luật lao động tại doanh nghiệp mình như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật. Có những hình thức kỷ luật lao động nào được áp dụng đối với người lao động. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào. Cần có những lưu ý gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin trên.
Kỷ luật lao động
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Khi người lao động có các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiến hành việc xử lý theo quy định của công ty. Tuy nhiên, các hình thức xử lý kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động có thể áp dụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm các hình thức:
Các hình thức xử lý
- Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
- Cách chức
- Sa thải
>> Xem thêm: Thủ tục xử lý người lao động tự ý nghỉ việc
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật lao động 2019 như sau:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm;
- Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng
- Đối với một số trường hợp người sử dụng lao động không thể thực hiện xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động do người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc, bị tạm giữ tạm giam, chờ kết quả điều tra, người lao động nữ mang thai. Người sử dụng lao động có thể kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được thực hiện như sau:
Trình tự xử lý kỷ luật lao động
- Bước 1: Khi xảy ra hành vi vi phạm, doanh nghiệp thực hiện lập biên bản và thông báo tới tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp phát hiện sau khi xảy ra hành vi vi phạm thì người sử dụng lao động phải thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người lao động
- Bước 2: Trong thời hạn xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
- Bước 3: Lập biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
- Bước 4: Người sử dụng lao động tiến hành ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự xử lý kỷ luật lao động
>> Xem thêm: Quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định pháp luật
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục kỷ luật lao động
Khi xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý các điểm sau:
- Người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức kỷ luật lao động là phạt tiền đối với người lao động vi phạm quy định của doanh nghiệp
- Đối với người lao động dưới 15 tuổi thì khi xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật
- Đối với một hành vi vi phạm của người lao động không được áp dụng đồng thời nhiều hình thức xử lý kỷ luật. Nếu người lao động có nhiều hành vi vi phạm thì chỉ áp dụng hình thức xử lý cao nhất đối với hành vi vi phạm nặng nhất
- Đối với người lao động vi phạm kỷ luật trong lúc mắc bệnh tâm thần, hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì không được xử lý kỷ luật lao động.
- Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời gian xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Nội quy lao động phải sửa như thế nào từ năm 2021
Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến các chính sách quản lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động hiện hành. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động được áp dụng đối với người lao động. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động từ khi có hành vi vi phạm kỷ luật. Quy trình để xử lý kỷ luật lao động và những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét