Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Cách xử lý khi đất đang thuê bị xử lý thi hành án

Cách xử lý khi đất đang thuê bị xử lý thi hành án sẽ thực hiện như thế nào là vấn đề người thuê đất rất quan tâm khi đa số người cho thuê đất họ sẽ chọn phương án đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị thi hành án. Khi đó quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ như thế nào ? Khi có tranh chấp thì hướng giải quyết sẽ thực hiện quyền khởi kiện như thế nào ? Sau đây, Luật Long Phan xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Cách xử lý khi đất đang thuê bị xử lý thi hành án

Cách xử lý khi đất đang thuê bị xử lý thi hành án

Quyền lợi của người thuê đất khi đất cho thuê bị thi hành án

Căn cứ vào điều 91 Luật thi hành án dân sự 2014 có quy định : Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê được tiếp tục cho thuê theo hợp đồng đã giao kết.

Người cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất .

Tuy nhiên khi người cho thuê đất phải thi hành án thì họ thường lựa chọn phương án là đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê để thực hiện việc thi hành án đúng thời gian và thủ tục. Khi đó quyền và nghĩa vụ của hai bên như sau :

Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê

  • Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tuy nhiên trong trường hợp này bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng không có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 428 BLDS 2015 nên bên cho thuê có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.

Cụ thể ở đây là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (nếu hợp đồng có quy định) và bồi thường ngoài hợp đồng cho bên thuê.

  • Mức bồi thường thiệt hại này sẽ do hai bên cùng thỏa thuận với nhau .
  • Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

>> Xem thêm: Mẫu Hợp Đồng Thuê Đất

Quyền và nghĩa vụ của người thuê

  • Bên thuê có quyền được nhận thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng và được bồi thường thiệt hại .
  • Trả lại đất đúng thời hạn và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng
  • Trong quá trình thỏa thuận về bồi thường thiệt hại nếu bên thuê thấy mức thỏa thuận không hợp lý và nảy sinh tranh chấp, có thể thực hiện quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết .

Người cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất

Người cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất

>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng Thuê Đất Do Bên Thuê Không Trả Tiền Thuê

Thực hiện quyền khởi kiện khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng

Thời hiệu

Căn cứ Điều 429 BLDS 2015 quy định : Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trình tự, thủ tục

Hồ sơ khi khởi kiện hủy hợp đồng thuê đất

  • Đơn khởi kiện
  • Hợp đồng thuê đất
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)

Trình tự, thủ tục khởi kiện

  • Nộp hồ sơ khởi kiện đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Đây là vụ Tranh chấp hợp đồng dân sự về thuê quyền sử dụng đất theo khoản 3 điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. (Căn cứ điểm a khoản 1 điều 35 BLDS 2015 nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú )
  • Tòa án nhận hồ sơ khởi kiện và xử lý, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người có yêu cầu. Tòa án thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử.
  • Xét xử sơ thẩm
  • Xét xử phúc thẩm (nếu có)

 Thực hiện quyền khởi kiện khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng

Thực hiện quyền khởi kiện khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng

>> Xem thêm: Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Quyền Sử Dụng Đất

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến cách xử lý khi đát đang thuê bị xử lý thi hành án? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ Tư Vấn Luật Dân Sự qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.:



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Những thay đổi mới nhất về đăng ký tạm trú từ ngày 01/7/2021

Luật cư trú 2020 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2021 có nhiều thay đổi so với trước. Trong đó, người dân đặc biệt quan tâm đến những thay đổi trong việcđăng ký tạm trú, liệu đối tượng, điều kiện, thời gian,.. đăng ký tạm trú có thay đổi không?. Dưới đây là một số thay đổi mà Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp đến quý bạn đọc.

Những thay đổi mới về đăng ký tạm trú từ ngày 1/7/2021

Những thay đổi mới về đăng ký tạm trú từ ngày 1/7/2021

Thay đổi điều kiện đăng ký tạm trú

Hiện nay, Theo quy định tại Khoản 2 điều 30 Luật cư trú 2006 sửa đổi 2013 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến: đối với người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì phải đăng ký tạm trú.

Tuy nhiên, đến ngày 1/7/2021 Luật cư trú 2020 có hiệu lực thì những người lao động học tập hoặc vì mục đích khác mà ở trên 30 ngày trở lên mới phải đăng ký tạm trú cụ thể tại điều 27 Luật cư trú 2020.

>> Xem thêm: Quy định mới về thường trú, tạm trú năm 2021

Quy định mới về địa điểm không được đăng ký tạm trú mới

Kể từ ngày 1/7/2021 khi cần lưu ý những địa điểm không được đăng ký tạm trú, đây là điểm mới được quy định tại điều 23 Luật cư trú 2020 chỗ ở nằm những địa điểm sau đây:

  • Địa điểm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình
  • Toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép
  • Chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng
  • Có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
  • Nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng
  • Có quyết định phá dỡ.

Thủ tục đăng ký tạm trú đơn giản

Giảm số giấy tờ khi đăng ký tạm trú

Hiện nay, khi tiến hành đăng ký tạm trú phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu

Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ: đồng ý bằng văn bản.

Việc chuẩn bị khá nhiều giấy tờ khác nhau để đăng ký tạm trú khi chuyển đến nơi khác khiến tâm lý mọi người không muốn đi đăng ký tạm trú dù biết là bắt buộc. Nhằm khắc phục những khó khăn, luật cư trú mới đã giản lược bớt các loại giấy tờ, cụ thể hồ sơ được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật cư trú 2020 gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản).
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà

Mẫu đơn đăng ký tạm trú

Mẫu đơn đăng ký tạm trú

Không cấp sổ tạm trú kể từ ngày 1/7/2021

Thay vì cấp sổ tạm trú cho công dân khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ như quy định hiện nay thì theo quy định tại Luật cư trú 2020 cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký, nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kể từ ngày 1/7/2020 sẽ dừng cấp sổ tạm trú, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.Trường hợp khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng kí cư trú sẽ thu hồi sổ tạm trú, và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Thời hạn gia hạn tạm trú được rút ngắn

Theo khoản 2 Điều 27 Luật Cư trú 2020 thời gian tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Việc gia hạn tạm trú sẽ được thực hiện theo khoản 3 Điều 28 Luật cư trú 2020 như sau: Công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú trước khi kết thúc thời hạn tạm trú là 15 ngày. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện như hồ sơ đăng ký tạm trú và sẽ cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Như vậy, kể từ ngày 1/7/2021 thời hạn gia hạn tạm trú còn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký tạm trú đã đăng ký so với thời hạn hiện tại là 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn theo Khoản 4 Điều 1 Luật Cư trú 2006 sửa đổi năm 2013.

Thủ tục đăng ký tạm trú

Thủ tục đăng ký tạm trú

>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh

Có thể đăng ký tạm trú qua mạng

Nhằm để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo đó, người dân có thể đăng ký tạm trú qua mạng tại cổng dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên đây mới chỉ là nội dung được đề xuất trong Dự thảo Thông tư của Bộ Công an và sẽ sớm có hiệu lực trong năm 2021.

Trên đây là một số thay đổi mới nhất đăng ký tạm trú từ ngày 1/7/2021. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn luật thủ tục hành chính vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Lương ngừng việc được tính như thế nào trong mùa Covid

Lương ngừng việc được tính như thế nào trong mùa Covid là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là người lao động và doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề tiền lương phải trả trong thời buổi dịch bệnh. Có thể nói, dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều hệ lụy, khiến doanh nghiệp lao đao, thậm chí nhiều nơi phải tạm ngừng công việc với người lao động. Vậy khi bị ngừng công việc do dịch bệnh, người lao động có được hưởng lương? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này.

Lương ngừng việc được tính thế nào trong mùa Covid

Lương ngừng việc được tính thế nào trong mùa Covid

Khi nào thì người lao động được trả lương ngừng việc?

Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 (BLLĐ năm 2019), người lao động được trả lương ngừng việc khi lý do ngừng việc thuộc về lỗi của người sử dụng lao động hoặc ngừng việc vì những lí do khác như thiên tai, dịch bệnh…

>> Xem thêm: Quy định về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động

Tiền lương ngừng việc được tính như thế nào?

Khi ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 99 BLLĐ năm 2019, nếu người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động cũng quy định “thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động” được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.

Theo đó, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động buộc người lao động phải nghỉ làm thì thời gian ngừng việc đó vẫn sẽ được tính thời gian làm việc hưởng lương. Trong thời gian ngừng việc, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với số ngày ngừng việc.

Khi ngừng việc do lỗi của người lao động

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 BLLĐ năm 2019, nếu người lao động ngừng việc do lỗi của chính họ thì sẽ không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, nếu người lao động phải ngừng việc do lỗi của mình thì họ sẽ không được trả lương.

Khi ngừng việc vì những lí do khác (thiên tai, dịch bệnh…)

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 BLLĐ năm 2019, người lao động phải ngừng việc vì những lí do khác có thể là xuất phát từ những sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, khiến người lao động bắt buộc phải ngừng việc.

  • Nếu ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương người lao động ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Cũng theo Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL của Bộ Lao động Thương binh và xã hội có quy định, đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:

  • lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc

thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc được thực hiện theo Khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019 (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu).

Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho người lao động

Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho người lao động

Cách thức xử lý khi doanh nghiệp không có khả năng chi trả lương cho người lao động

Cơ chế giải quyết

Một trong những nguyên tắc trả lương cho người lao động được quy định tại Điều 94 BLLĐ năm 2019, đó là “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động”. Do đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho người lao động. Trường hợp vì lý do bất khả kháng thì doanh nghiệp được quyền trả lương chậm nhưng không quá 30 ngày.

Trường hợp doanh nghiệp không chi trả lương cho người lao động thì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, người lao động có thể:

  • Cách 1: Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương
  • Cách 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Cách 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động
  • Cách 4: Khởi kiện tại Tòa án

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Theo đó, tương ứng với việc lựa chọn cách thức giải quyết nào mà chủ thể thực hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện đến cơ quan đó. Chẳng hạn, khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động

  • Trong đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.
  • Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
  • Căn cứ Khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Tuy nhiên, trong tình hình đại dịch covid 19 hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp, doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn nên tại Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL có nêu, nếu doanh nghiệp không có khả năng chi trả lương cho người lao động thì có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc cho người lao động nghỉ việc không lương. Trường hợp người lao động không đồng ý thì người sử dụng lao động có quyền thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động (nay là Điều 36 và Điều 42 BLLĐ năm 2019).

Doanh nghiệp có thể thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ

Doanh nghiệp có thể thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ

>> Xem thêm: Nghỉ thai sản người lao động có được trả lương không

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn Lương ngừng việc được tính như thế nào trong mùa Covid. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Dịch vụ luật sư tư vấn sắp xếp lại nhân sự mùa Covid

Dịch vụ luật sư tư vấn sắp xếp lại nhân sự mùa Covid đang là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm trong tình hình dịch Covid hiện tại. Với sự ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, nên nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại nhân sự – người lao động. Vây sắp xếp nhân sự như thế nào thì đúng luật, mời bạn đọc xem bài viết dưới đây.

Tư vấn sắp xếp lại nhân sự mùa Covid

Tư vấn sắp xếp lại nhân sự mùa Covid

Tư vấn sắp xếp lại nhân sự mùa Covid đúng luật

Những trường hợp được giảm lương nhân viên

Trong tình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều chỉ thị quyết liệt để hạn chế sự lây lan của virus trong đó có cả biện pháp Cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì những lý do khách quan trên, nhiều công ty đã phải cho nhân viên làm việc tại nhà do dịch corona, cho nhân viên nghỉ việc đóng cửa trụ sở.

Công ty có được giảm lương của nhân viên không?

Công ty có được giảm lương của nhân viên không?

Điều này ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất của công ty, gây thiệt hại doanh thu của doanh nghiệp. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã phải tiến hành cắt giảm chi phí tiền lương cho nhân viên để giảm bớt gánh nặng trong giai đoạn khó khăn.

Các giải pháp đó là:

  • Chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động;
  • Tạm ngừng việc với người lao động.

Chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Điều 29Bộ luật lao động 2019(có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) quy định về việc chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) như sau:

  • Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ.

  • Khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ, người sử dụng lao động phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ.
  • NLĐ chuyển sang làm công việc khác so với HĐLĐ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động 2019.

Cắt giảm nhân sự mùa dịch Covid

Cắt giảm nhân sự hay gọi cách khác đó chính là người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp: Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

Cắt giảm nhân sự mùa dịch Covid

Cắt giảm nhân sự mùa dịch Covid

Theo đó, khi đại dịch covid 19 xảy ra và vẫn còn đang tiếp diễn phức tạp mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Luật sư tư vấn hỗ trợ khách hàng sắp xếp lại nhân sự mùa Covid

Thông thường, luật sư thực hiện dịch vụ trên thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn trình tự sắp xếp lại nhân sự cho khách hàng;
  • Tư vấn xử lý các nghĩa vụ tài chính phát sinh;
  • Tư vấn, rà soát pháp lý với các Quyết định, Biên bản họp và các Hợp đồng;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng (nếu khách hàng có yêu cầu) thực hiện các công việc có liên quan.
  • Các công việc khác.

Căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, công ty sắp xếp luật sư, giới hạn phạm vi công việc, dự kiến thời gian xử lý và đưa ra báo giá cho khách hàng.

Lợi ích của việc nhờ luật sư hỗ trợ tư vấn

Với phương châm lấy “TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ” làm mục tiêu và động lực cho sự phát triển, Long Phan PMT cam kết mang lại cho Quý khách hàng:

  • Chất lượng dịch vụ tốt nhất thông qua năng lực và trình độ chuyên môn sâu sắc của đội ngũ luật sư, hoạt động tuân thủ đúng quy định pháp luật, các quy tắc về đạo đức và hành nghề của luật sư.
  • Vấn đề bảo mật thông tin luôn được đề cao giúp Quý khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ.
  • Đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, hạn chế tối thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động và phát triển bền vững của Quý doanh nghiệp.

Cách thức liên hệ luật sư

Liên hệ trực tiếp

Trong trường hợp cụ thể, khi có những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư dân sự tư vấn trực tiếp tại hai địa chỉ:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Liên hệ trực tuyến

Thông qua tổng đài tư vấn 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý dân sự khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư hình sự giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Bên cạnh tổng đài tư vấn trực tuyến, Luật sư nhận những câu hỏi thắc mắc của khách hàng thông qua nhiều hình thức khác:

>> Xem thêm: Làm việc tại nhà do dịch Corona thì có được giảm lương nhân viên không?

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Dịch vụ Luật sư tư vấn sắp xếp lại nhân sự mùa Covid. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư Doanh nghiệp của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Trường hợp nào công an được tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Trường hợp nào công an được tạm giữ người theo thủ tục hành chính là thắc mắc thường gặp của rất nhiều người, liên quan đến vấn đề trường hợp nào cá nhân sẽ bị công an cũng như các chủ thể có thẩm quyền tạm giữ theo thủ tục hành chính. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính có điểm gì khác so với tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết này để có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này.

Công an là một trong những chủ thể có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Công an là một trong những chủ thể có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là gì?

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC 2012), áp dụng trong những trường hợp luật định hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục hành chính với tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự

Tiêu chí phân biệt

Thủ tục hành chính

Thủ tục tố tụng hình sự

Cơ sở pháp lý

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Đối tượng bị tạm giữ

Người thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật hành chính.

Người thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật hình sự.

Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ

Ngoài Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, người chỉ huy tàu bay, tàu biển, thì còn rất nhiều chủ thể có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính.

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Trung đoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển.

Thủ tục tạm giữ

Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Người có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Viện kiểm sát có quyền xem xét và nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, thì huỷ bỏ quyết định tạm giữ; khi đó người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

>> Xem thêm:Bị tạm giữ bao nhiêu ngày nếu bị tình nghi

Các trường hợp công an được tạm giữ theo thủ tục hành chính

Căn cứ vào Điều 122, 123 Luật XLVPHC 2012 và Điều 102 Luật Hải quan 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC 2012, những trường hợp công an được tạm giữ hành chính bao gồm:  

  • Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác
  • Hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Công an được tạm giữ người trong những trường hợp luật định

Công an được tạm giữ người trong những trường hợp luật định

Một số quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề tạm giữ người theo thủ tục  hành chính

Thời hạn tạm giữ

  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật XLVPHC 2012, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
  • Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
  • Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

Thẩm quyền tạm giữ

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật XLVPHC 2012 và được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 104 Luật Hải quan 2014, thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định như sau:

Ngoài công an thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
  • Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;
  • Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;
  • Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;
  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;
  • Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
  • Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
  • Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
  • Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Người có thẩm quyền tạm giữ người có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền.

Nơi tạm giữ

  • Nơi tạm giữ là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
  • Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
  • Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.Nơi tạm giữ là nhà hoặc buồng tạm giữ hành chính tại trụ sở cuả người có thẩm quyền

Nơi tạm giữ là nhà hoặc buồng tạm giữ hành chính tại trụ sở của người có thẩm quyền

>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ để điều tra hình sự

Trên đây là bài viết quy định về Trường hợp nào công an được tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu tư vấn những vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay với LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH theo HOTLINE 1900636387 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất

Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được thực hiện như thế nào? Hiện nay, các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất hoạt động rất nhiều ở Việt Nam. Đây là những khu vực chịu sự giám sát chặt chẽ về hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng cũng được hưởng ưu đãi về chính sách đầu tư cũng như mức thuế. Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được thực hện như thế nào?

Một trong những khu chế xuất nổi tiếng và lâu đời ở TP. Hồ Chí Minh

    Một trong những khu chế xuất nổi tiếng và lâu đời ở TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên trong sản xuất hàng hóa giúp cho dịch vụ phân phối hàng hóa luôn mang lại một lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Chính xác, doanh nghiệp chế xuất chính là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nằm trong khu chế xuất. Tất cả các loại hàng đó đều được doanh nghiệp sản xuất không phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo trực tiếp với cơ quan Hải quan để trở thành một doanh nghiệp chế xuất.

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.

Các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục hải quan

Theo Khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ phải thực hiện thủ tục hải quan bao gồm:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Một số trường hợp hàng hóa được miễn làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu vào khu chế xuất như: thực phẩm, văn phòng phẩm, giấy vệ sinh… phục vụ sinh hoạt trong khu chế xuất không nhằm mục đích sản xuất xuất khẩu.

Thực hiện thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất

Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ cần chuẩn bị để khai báo hải quan vào khu chế xuất cơ bản gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư trên.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn GTGT.Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại (Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Tên hàng hóa bằng tiếng Việt, Mã HS code của hàng hóa để phục vụ khai báo hải quan.

Nộp hồ sơ

Quy trình khai báo hải quan, kiểm tra hàng hóa

Quy trình khai báo hải quan, kiểm tra hàng hóa

Địa điểm nộp hồ sơ hải quan: Theo Điểm a Khoản 1 Điều Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng. Để thuận tiện, thường các công ty sẽ mở tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu tại cùng 1 Chi cục hải quan. Ví dụ ở Khu chế xuất Tân Thuận sẽ là hải quan Khu chế xuất Tân Thuận quản lý.

Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống. Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai. Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.

Khi đã có tờ khai chính thức, người khai hải quan sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai hải quan (xanh, vàng hoặc đỏ):

  • Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa có thể vào khu chế xuất.
  • Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thuế GTGT khi doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất

Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%

Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%

Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu.Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%Doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0% theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên theo Khoản 2 điều này, để được áp dụng mức thuế suất 0%, doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định:

  • Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
  • Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất thiếu tờ khai hải quan thì hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ phải tính theo mức thuế suất là 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan thì doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất được xuất hóa đơn với thuế suất 0% nhưng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được Tư vấn Luật Doanh nghiệp, có thể liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 hoặc qua website của chúng tôi để được Luật sư Doanh nghiệp tư vấn chi tiết.

 



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Chưa đăng ký kết hôn nam có được hưởng thai sản

Chưa đăng ký kết hôn nam có được hưởng thai sản? Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và và các văn bản hướng dẫn thi hành, vẫn có chế độ thai sản dành cho nam. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật nam giới chưa kết hôn có quyền được HƯỞNG CHẾ ĐỘ này hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho quý bạn đọc.

Nam giới vẫn có chế độ hưởng thai sản

Nam giới vẫn có chế độ hưởng thai sản

Điều kiện nghỉ việc hưởng thai sản đối với lao động nam

Theo điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam được hưởng chế độ thai sản nếu có đủ 02 điều kiện sau:

  • Đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
  • Có vợ sinh con

Như vậy, đối với lao động nam, chỉ cần đang tham gia BHXH (không cần tính thời gian là bao lâu) và có vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Có vợ sinh con là điều kiện để lao động nam được hưởng thai sản

Có vợ sinh con là điều kiện để lao động nam được hưởng thai sản

Chế độ hưởng thai sản đối với nam

Thời gian nghỉ hưởng

Theo Khoản 2, 4, 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Trong một số trường hợp đặc biệt, lao động nam được nghỉ với thời gian dài hơn, tuy nhiên thời gian nghỉ trong các trường hợp này sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần:

  • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Trường hợp cha tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.
  • Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng

Theo Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nam được tính như sau:

Mức hưởng = 100% X (Mbqtl : 24) X Số ngày được nghỉ.

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
  • Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là Mbqtl mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Nghỉ thai sản, lao động nam vẫn được hưởng lương

Nghỉ thai sản, lao động nam vẫn được hưởng lương

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nam

Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
  • Giấy xác nhận của cơ sở y tế trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Nam không được hưởng thai sản khi chưa đăng ký kết hôn

Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc, quan hệ vợ chồng chỉ được công nhận khi nam và nữ kết hôn hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để lao động nam được hưởng chế độ được pháp luật quy định rõ là “có vợ sinh con”. Như vậy, đối với người lao động chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn sẽ không được xác định là vợ chồng hợp pháp. Do vậy, người lao động nam trong trường hợp này sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Chế độ trợ cấp một lần khi sinh con

Điều kiện để được hưởng chế độ trợ cấp một lần:

  • Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
  • Trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Mức hưởng:

Lao động nam được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp sẽ là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng.

Trên đây là những quy định của pháp luật về chế độ hưởng thai sản của lao động nam. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được Tư vấn luật Lao động, có thể liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87 hoặc qua website của chúng tôi để được Luật sư Lao động tư vấn chi tiết.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc là thủ tục hành chính, yêu cầu người nộp thuế khi muốn cắt giảm các đối tượng người phụ thuộc thì phải thông báo thay đổi thông tin trực tiếp với CƠ QUAN THUẾ hoặc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập theo từng trường hợp cụ thể. Vậy trình tự, thủ tục cắt giảm người phụ thuộc theo quy định mới nhất như thế nào ? Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết này.

Cắt giảm người phụ thuộc là thủ tục hành chính thường gặp

Cắt giảm người phụ thuộc là thủ tục hành chính thường gặp

Khái niệm người phụ thuộc

Người phụ thuộc được hiểu là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm, nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, bao gồm:

  • Con bị tàn tật, con chưa thành niên;
  • Cá nhân không có phát sinh thu nhập hoặc có thu nhập nhưng mức thu nhập không vượt quá mức quy định bao gồm con thành niên đang tham gia học cao đẳng, đại học, học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp, vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, bố mẹ hết độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác mà không có nơi nương tựa.

Cắt giảm người phụ thuộc trong trường hợp nào?

  • Khi con đã thành niên có thu nhập vượt quá mức quy định
  • Vợ/chồng đã được khôi phục khả năng lao động.
  • Bố mẹ không có khả năng lao động đã mất
  • Cắt giảm người phụ thuộc trong trường hợp nào?

Xem thêm: Người phụ thuộc chưa có mã số thuế có được giảm trừ

Hồ sơ thực hiện việc cắt giảm người phụ thuộc được quy định

Hồ sơ thực hiện việc cắt giảm người phụ thuộc được quy định

Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

Đối với cá nhân (người nộp thuế) thông báo thay đổi thông tin trực tiếp với cơ quan thuế

Theo quy định tại Tiểu mục c.1 Điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC, khi muốn cắt giảm người phụ thuộc thì hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này để thay đổi thông tin cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc.
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp thuế thu nhập cá nhân nộp hồ sơ thay đổi thông tin về người phụ thuộc với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Đối với cá nhân (Người lao động) thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập

Theo quy định tại Tiểu mục c.2 Điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC, trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

  • Cá nhân gửi Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của người phụ thuộc cho cơ quan chi trả thu nhập.
  • Cơ quan chi trả thu nhập lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này. Trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.

Hướng dẫn cắt giảm người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh trên Hỗ trợ kê khai (HTKK)

Bước 1: Truy cập HTKK. Nhập Mã số thuế của doanh nghiệp. Chọn Đồng ý

Bước 2: Chọn Thuế thu nhập cá nhân. Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Bước 3: Dựa theo thông tin trong Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng để nhập thông tin vào HTKK

Nhập thông tin Thời gian tính giảm trừ: Trường hợp muốn cắt giảm người phụ thuộc từ thời gian nào thì điền vào cột đến tháng..

Từ tháng: Ghi tháng bắt đầu đăng ký …

Đến tháng: Ghi tháng kết thúc đăng ký …

Bước 4: Chọn Ghi để ghi lại dữ liệu đã kê khai, chọn Đóng để thoát

Bước 5: Chọn Kết xuất. Kết xuất XML

Bước 6: Nộp tờ khai: Truy cập trang nhantokhai.gdt.gov.vn để nộp tờ khai. Sau đó chọn NỘP TỜ KHAI. Chọn tệp tờ khai, rồi tải file vừa được kết xuất.

Cắm chữ ký số vào máy tính, chọn Ký điện tử. Hệ thống báo Ký tệp tờ khai thành công nhấp OK. Chọn Nộp tờ khai để hoàn tất.

Thông báo tờ khai đã được nộp thành công. Kết quả tra cứu thông báo đã Cấp mã thành công.

Chủ thể có thể thực hiện thủ tục cắt giảm người

Chủ thể có thể thực hiện thủ tục cắt giảm người

>> Xem thêm: Thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Lưu ý về hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc năm 2020

  • Nếu nộp hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc bằng giấy thì sử dụng mẫu số 20-ĐK-TH-TCT
  • Nếu nộp hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc qua mạng điện tử thì làm trực tiếp trên phần mềm hỗ trợ kê khai hoặc phần mềm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN

Trên đây là bài viết quy định về Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu tư vấn về những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ ngay với LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH hoặc LUẬT SƯ DÂN SỰ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn luật hành chính chi tiết. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Hướng dẫn xử lý khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà

Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà là vấn đề mà bất kỳ khách hàng mua nhà hình thành trong tương lai nào cũng có thể gặp phải. Quyền của người mua nhà trong trường hợp này được quy định thế nào? Người mua nhà có thể làm những gì để xử lý tình huống này? Hãy cùng Luật sư đất đai tìm hiểu các quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà?

Xử lý thế nào khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà?

Điều kiện bàn giao nhà

Chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao nhà khi công trình căn hộ/nhà phố nói riêng và các công trình thuộc dự án nói chung đã được nghiệm thu và bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, an toàn theo quy định của dự án được cấp phép. Có thể kể đến các điều kiện sau:

Theo khoản 3 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi:

  • Đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
  • Bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực
  • Trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó.

Trường hợp bàn giao nhà thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà

Theo quy định tại Điều 123 Luật Xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật Xây dựng.

Đồng thời, Luật phòng cháy, chữa cháy cũng nghiêm cấm việc nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm về phòng cháy và chữa cháy.

Nghĩa vụ của chủ đầu tư

Theo quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, chủ đầu tư có nghĩa vụ:

  • Giao nhà, công trình xây dựng cho bên mua theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

>> Xem thêm: Nhà thầu xây nhà không đúng bản vẽ xử lý thế nào?

Quyền của người mua nhà

Theo quy định tại Điều 23 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, khách hàng khi mua nhà có những quyền sau:

  • Yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà, công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên bán giao nhà, công trình xây dựng theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên bán bảo hành nhà, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
  • Yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do việc giao nhà, công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng.

Mức xử phạt đối với chủ đầu tư chậm bàn giao nhà

Theo quy định của Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi chậm bàn giao nhà theo tiến độ đã được phê duyệt của chủ đầu tư sẽ phải chịu mức xử phạt với số tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà có thể chịu xử phạt

Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà có thể chịu xử phạt

Nghị định 139/2017/NĐ-CP cũng quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý và vận hành công trình có hành vi: không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình.

Ngoài ra, việc triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ áp dụng xử phạt với mức phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Hướng xử lý khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà

Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 434 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Như vậy, thời điểm được tính là bàn giao nhà đất chậm là thời điểm kết thúc thời hạn bàn giao nhà đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật mà người bán chưa thực hiện nghĩa vụ bàn giao.

Việc chậm bàn giao nhà của chủ đầu tư thuộc trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 353 BLDS 2015 và phải chịu các khoản bồi thường sau:

  • Bên chậm bàn giao phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thiệt hại được xác định bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần theo Điều 360, Điều 361, Điều 419 BLDS 2015.
  • Bên chậm bàn giao nhà đất phải chịu chế tài phạt vi phạm theo hợp đồng đã ký kết. Mức phạt vi phạm là không giới hạn và do các bên thỏa thuận theo Điều 418 BLDS 2015. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải chịu khoản tiền phạt theo quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường do chậm bàn giao nhà đất

Bên chậm bàn giao phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Bên chậm bàn giao phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện (Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
  • Chứng cứ, tài liệu kèm theo để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng vay tiền để mua nhà,…)
  • Hộ khẩu, chứng minh nhân dân;
  • Hồ sơ liên quan đến người khởi kiện, đương sự và người có liên quan.

Trình tự, thủ tục khởi kiện

  • Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện
  • Nộp tạm ứng án phí
  • Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
  • Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có)
  • Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.

>> Xem thêm: Cách xử lý khi nhà thầu vi phạm hợp đồng không bàn giao mặt bằng đúng hạn

Trên đây là bài viết chi tiết Hướng dẫn xử lý khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI vui lòng gọi số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI hỗ trợ.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Hiện nay vấn đề về tranh chấp lao động tập thể là một vấn đề diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Quá trình tranh chấp lao động tập thể luôn có những rủi ro gây ra thiệt hại về quyền, lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vậy tranh chấp lao động tập thể là gì? Pháp luật quy định như thế nào về tranh chấp lao động tập thể? Vì sao lại cần sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động tập thể? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.

Ttanh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động tập thể

Quy định chung về tranh chấp lao động tập thể

Tranh chấp lao động tập thể là gì?

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động 2019, có thể hiểu: Tranh chấp lao động tập thể là những mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa tập thể người lao động, tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định tại Điều 192, Bộ luật lao động 2019, như sau:

  • Hoà giải tại hoà giải viên lao động.
  • Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp: Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích được quy định tại Điều 196, Bộ luật lao động 2019, gồm các bước sau:

  • Hòa tại hòa giải viên lao động.
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp: Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197, Bộ luật lao động 2019 hoặc tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật lao động 2019 để đình công.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Căn cứ tại khoản 1, Điều 191, Bộ luật lao động 2019, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:

  • Hòa giải viên lao động.
  • Hội đồng trọng tài lao động.
  • Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được quy định tại khoản 1, Điều 195, Bộ luật lao động 2019, bao gồm các tổ chức, cá nhân sau:

  • Hòa giải viên lao động.
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tập thể như thế nào?

Luật sư sẽ tư vấn cho bạn những thông tin sau:

Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp lao động tập thể:

  • Về các loại tranh chấp lao động tập thể phổ biến.
  • Về các quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia tranh chấp lao động tập thể.
  • Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

Tư vấn, hướng xử lý vấn đề nhằm giúp khách hàng tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục và biết cách thực hiện những thủ tục liên quan đến tranh chấp lao động tập thể.

Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng những việc sau trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể:

  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ trong tranh chấp lao động tập thể.
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu,… chuẩn bị hồ sơ liên quan đến vụ việc.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án nhân dân, viện kiểm sát,…) để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Hỗ trợ trong giải quyết trong tranh chấp lao động tập thể

Hỗ trợ trong giải quyết trong tranh chấp lao động tập thể

>> Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Tại sao người lao động cần luật sư giải quyết tranh chấp lao động?

  • Luật sư là người am hiểu các quy định của pháp luật lao động;
  • Luật sư là có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp lý liên quan;
  • Luật sư trình bày, lập luận, hùng biện sắc bén tại phiên họp hòa giải, phiên tòa;
  • Tối ưu hóa thời gian và chi phí, cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến.
  • Vì với kinh nghiệm dày dặn cùng với kiến thức về pháp luật, luật sư sẽ đưa ra các phương án giải quyết tranh chấp lao động một cách ổn thỏa không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh, mà còn tạo điều kiện gắn kết lâu dài giữa người lao động với người sử dụng lao động, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp giữa tập thể người lao động với doanh nghiệp của Luật Long Phan, nếu Quý bạn đọc có bất kỳ các thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ LAO ĐỘNG của chúng tôi tư vấn thêm. Xin trân trọng cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường như thế nào? Bảo vệ môi trường là TRÁCH NHIỆM to lớn mà mỗi cá nhân đều phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường đều là những hành vi vi phạm pháp luật và được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ. Các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường đều sẽ bồi thường thiệt hại tương xứng. Nếu bạn tìm hiểu về vấn đề trên hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Khi có thiệt hại xảy ra

Trên thực tế, thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người. Mà nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể như sau:

  • Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái như: ô nhiễm môi trường nước bởi các chất độc hại, diện tích rừng bị thu hẹp, số lượng động vật, thực vật bị suy giảm…
  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Thiệt hại gắn liền với việc bị thu hẹp hoặc mất đi những lợi ích gắn liền với việc không được sử dụng, khai thác hoặc hạn chế sử dụng, hạn chế khai thác công dụng của tài sản; chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe và các chức năng bị mất hoặc giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc cho người bị thiệt hại bị mất hoặc giảm sút.
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra trong một số sự cố môi trường như: nổ xăng dầu, tràn dầu, cháy rừng…
  • Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại như: lợi nhuận, doanh thu sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường

Các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như:

  • Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005;
  • Vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm; quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
  • Vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
  • Vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển; các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, việc xác định bồi thường thiệt hại về môi trường không hề đơn giản. Khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhiên như:

  • Hành vi gây ô nhiễm;
  • Do suy thoái ;
  • Do yếu tố thiên nhiên.

Trong trường hợp 3 yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại càng trở nên khó khăn hơn. Hoặc trong trường hợp các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó. Nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.

Lỗi của người gây thiệt hại

Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ người thiệt hại có lỗi.

Quy định này có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác. Việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Khái niệm

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Đây là hình thức nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… thì các chủ thể gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra.

Khung pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí

Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí được quy định như sau:

  • Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
  • Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Dù có lỗi hay không nhưng chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
  • Nghị định số 155/2-16/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí

Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí sẽ được tính khi có đủ các điều kiện dưới đây:

  • Thứ nhất: có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra và tính thành tiền.
  • Thứ hai: hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên được tính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức.
  • Thứ ba: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật và là nguyên nhân dẫn đến thiệt quả xảy ra.

Thực trạng bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí

Trên thực tế, tại Việt Nam mới chỉ có một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường không khí gây nên như vụ của Công ty TNHH Kim loại màu Thái Nguyên (2006) ở Thái Nguyên, vụ việc của một số chủ lò gạch ở huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Hà Nội (2009), vụ việc của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (1998) ở Hải Dương, vụ việc của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn ở Hòa Bình (2005 – 2006), vụ việc Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (2010 – 2011),…

Có thể nói, hệ thống quan trắc môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay rất ít. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia về môi trường không khí(phát hành năm 2014) thì không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu ô nhiễm bụi, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn và ô nhiễm ozon tăng mạnh. Nồng độ bụi vượt quy chuẩn cho phép ngày càng tăng lên, thể hiện chất lượng không khí đang ở mức kém.

Song, thực tế giải quyết tranh chấp môi trường đối với các vụ việc kể trên chủ yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường không khí, chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.

Thực trạng vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường

Trên đây là những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường. Nếu có thắc mắc hoặc cần sự tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, quý khách có thể liên hệ Luật sư tư vấn luật Dân sự của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn!



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Trình tự giải quyết đơn tố cáo là một trong những thủ tục để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân gây hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.Vậy làm thế nào để nắm được trình tự giải quyết đơn tố cáo”? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật

Đơn tố cáo là gì?

Để hiểu rõ khái niệm đơn tố cáo, trước tiên ta phải nắm được khái niệm tố cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018 thì tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, từ quy định trên, đơn tố cáo có thể được hiểu là đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền trình bày về việc các đối tượng là cá nhân hoặc tổ chức gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một cá nhân, tổ chức khác.

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo tham nhũng.

Người tố cáo viết đơn tố cáo

Người tố cáo viết đơn tố cáo

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Tố cáo được giải quyết theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật tố cáo 2018:

  • Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo phá hoại tài sản.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
  • Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
  • Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
  • Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Công khai kết luận nội dung, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

  • Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
  • Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thời hạn giải quyết đơn tố cáo

  • Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
  • Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Hướng giải quyết khi đơn tố cáo không được giải quyết theo đúng trình tự

Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 cũng quy định khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Như vậy, trong trường hợp đơn tố cáo không được giải quyết theo đúng trình tự thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhưng đã không thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình.

Khiếu nại người đã ra quyết định hành chính

Khiếu nại người đã ra quyết định hành chính

Trên đây là bài viết về Trình tự giải quyết đơn tố cáo. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Tư vấn luật hành chính của chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT