Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường như thế nào? Bảo vệ môi trường là TRÁCH NHIỆM to lớn mà mỗi cá nhân đều phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường đều là những hành vi vi phạm pháp luật và được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ. Các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường đều sẽ bồi thường thiệt hại tương xứng. Nếu bạn tìm hiểu về vấn đề trên hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Khi có thiệt hại xảy ra

Trên thực tế, thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người. Mà nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể như sau:

  • Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái như: ô nhiễm môi trường nước bởi các chất độc hại, diện tích rừng bị thu hẹp, số lượng động vật, thực vật bị suy giảm…
  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Thiệt hại gắn liền với việc bị thu hẹp hoặc mất đi những lợi ích gắn liền với việc không được sử dụng, khai thác hoặc hạn chế sử dụng, hạn chế khai thác công dụng của tài sản; chi phí để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe và các chức năng bị mất hoặc giảm sút; thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc cho người bị thiệt hại bị mất hoặc giảm sút.
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra trong một số sự cố môi trường như: nổ xăng dầu, tràn dầu, cháy rừng…
  • Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại như: lợi nhuận, doanh thu sụt giảm khi nằm trong vùng ô nhiễm.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường

Các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như:

  • Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005;
  • Vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm; quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
  • Vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
  • Vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển; các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, việc xác định bồi thường thiệt hại về môi trường không hề đơn giản. Khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhiên như:

  • Hành vi gây ô nhiễm;
  • Do suy thoái ;
  • Do yếu tố thiên nhiên.

Trong trường hợp 3 yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại càng trở nên khó khăn hơn. Hoặc trong trường hợp các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó. Nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.

Lỗi của người gây thiệt hại

Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi:

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ người thiệt hại có lỗi.

Quy định này có thể hiểu là trong trường hợp người bị thiệt hại không gây ra lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng đối với người gây ra ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trước sự xâm phạm của người khác. Việc xác định lỗi là vô cùng quan trọng để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho các bên.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Khái niệm

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Đây là hình thức nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… thì các chủ thể gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra.

Khung pháp luật bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí

Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí được quy định như sau:

  • Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
  • Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Dù có lỗi hay không nhưng chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
  • Nghị định số 155/2-16/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí

Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường không khí sẽ được tính khi có đủ các điều kiện dưới đây:

  • Thứ nhất: có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là những tổn thất thực tế do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức gây ra và tính thành tiền.
  • Thứ hai: hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên được tính là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường từ đó có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức.
  • Thứ ba: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật và là nguyên nhân dẫn đến thiệt quả xảy ra.

Thực trạng bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí

Trên thực tế, tại Việt Nam mới chỉ có một số kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường không khí gây nên như vụ của Công ty TNHH Kim loại màu Thái Nguyên (2006) ở Thái Nguyên, vụ việc của một số chủ lò gạch ở huyện Thường Tín, Ứng Hòa, Hà Nội (2009), vụ việc của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (1998) ở Hải Dương, vụ việc của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn ở Hòa Bình (2005 – 2006), vụ việc Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai (2010 – 2011),…

Có thể nói, hệ thống quan trắc môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay rất ít. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia về môi trường không khí(phát hành năm 2014) thì không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu ô nhiễm bụi, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn và ô nhiễm ozon tăng mạnh. Nồng độ bụi vượt quy chuẩn cho phép ngày càng tăng lên, thể hiện chất lượng không khí đang ở mức kém.

Song, thực tế giải quyết tranh chấp môi trường đối với các vụ việc kể trên chủ yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường không khí, chủ yếu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.

Thực trạng vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường

Thực trạng vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường

Trên đây là những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường. Nếu có thắc mắc hoặc cần sự tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, quý khách có thể liên hệ Luật sư tư vấn luật Dân sự của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn!



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét