Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi đã được quy định chi tiết trong Nghị định số 14/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 20/4/2021 của Chính phủ với những hình thức xử phạt cụ thể. Vậy những hành vi nào bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi? Hình thức cũng như thẩm quyền xử lý đối với những hành vi đó được quy định thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi

Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định chi tiết xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi

Vi phạm quy định về giống vật nuôi

Các hành vi vi phạm quy định về giống vật nuôi bao gồm:

  • Vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi;
  • Vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm;
  • Vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi;
  • Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi;
  • Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng;
  • Vi phạm quy định về chất lượng giống vật nuôi trong sản xuất, mua bán;
  • Vi phạm quy định về khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi;
  • Vi phạm quy định về chứng chỉ, giấy phép trong quản lý giống vật nuôi.

Vi phạm quy định về thức ăn chăn nuôi

Các hành vi vi phạm quy định về thức ăn chăn nuôi bao gồm:

  • Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về công bố thông tin sản phẩm và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về chất lượng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh;
  • Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi

Các hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi:

  • Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ;
  • Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ;
  • Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn;
  • Vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yến;
  • Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn;
  • Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại;
  • Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ;
  • Vi phạm quy định về mua bán, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm.

Thời hiệu xử phạt

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

>> Xem thêm: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm

Hình thức xử phạt

Hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi là phạt tiền. Một số nội dung đáng chú ý của Nghị định số 14/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi như sau:

  • Chăn nuôi nông hộ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi;
  • Vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yến có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học
  • Theo khoản 4 Điều 29, hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy theo khối lượng động vật vi phạm.

Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ, bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính

Hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi là phạt tiền

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như:

  • Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung.

Ngoài ra, tùy vào mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt

Tùy vào hành vi và mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực chăn nuôi, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
  • Thanh tra
  • Công an nhân dân
  • Cảnh sát biển Việt Nam
  • Bộ đội Biên phòng
  • Hải quan
  • Quản lý thị trường
  • Cảnh sát biển

Trên đây là nội dung về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi của chúng tôi. Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc nhu cầu TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH hỗ trợ.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét