Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam. Để được phép kinh doanh trong lĩnh vực này, các chủ thể phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện đó là gì? Các chủ thể có thể kinh doanh xăng dầu dưới những hình thức nào? Hãy cùng Luật sư doanh nghiệp tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Kinh doanh xăng dầu là gì?
Hoạt động kinh doanh xăng dầu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:
- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
- Sản xuất và pha chế xăng dầu;
- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
- Cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
>> Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Hình thức kinh doanh xăng dầu
Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh xăng dầu hiện nay có thể kể đến là:
- Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
- Thương nhân đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu. Thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
- Thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu để bán lẻ xăng dầu.
Có đa dạng các hình thức kinh doanh xăng dầu
- Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao.
- Đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân làm đại lý để thực hiện việc bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu để hưởng thù lao.
- Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.
Các loại Giấy phép trong kinh doanh xăng dầu
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư số 38/2014/TT-BCT sửa đổi tại Thông tư số 28/2017/TT-BCT, các loại Giấy phép trong kinh doanh xăng dầu bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
- Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Điều kiện kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu
Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được cấp cho doanh nghiệp:
- Có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu;
- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa;
- Có hệ thống phân phối xăng dầu, phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định của pháp luật.
Thương nhân phân phối xăng dầu
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu được cấp cho doanh nghiệp:
- Có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có kho, bể dung tích;
- Có phương tiện vận tải xăng dầu;
- Có phòng thử nghiệm;
- Có hệ thống phân phối xăng dầu và cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh cần đáp ứng điều kiện luật định
Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu được cấp cho doanh nghiệp:
- Là doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký là kinh doanh xăng dầu;
- Có kho, bể xăng dầu;
- Có phương tiện vận tải, có hệ thống phân phối xăng dầu;
- Điều kiện về cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, có chứng chỉ theo quy định.
Tùy vào từng hình thức kinh doanh xăng dầu mà phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy xác nhận/Giấy chứng nhận/Giấy phép
Đại lý bán lẻ xăng dầu
Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu khi thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây theo Điều 19 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu;
- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu;
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu được cấp cho cửa hàng xăng dầu:
- Có địa điểm phù hợp với quy hoạch;
- Thuộc sở hữu hoặc đồng ở hữu của đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối;
- Đáp ứng điều kiện về thiết kế, xây dựng, trang thiết bị, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh.
Thủ tục xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 83/2014 bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (theo mẫu số 9);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu (kèm theo các tài liệu chứng minh);
- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.
Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo điểm a khoản 4 Điều 20 Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục
- Chủ doanh nghiệp tiến hành gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Công Thương;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Trên đây là bài viết chi tiết về Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo nghị định mới nhất. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ.
Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét