Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Điều kiện giao hàng FCA trong hợp đồng thương mại

Điều kiện giao hàng FCA trong trong hợp đồng thương mại đang là vấn đề nhiều người quan tâm do tính phổ biến của nó. Điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở) được sử dụng trong vận chuyển quốc tế. Để áp dụng điều kiện này chúng ta cần hiểu rõ một cách đúng đắn khi vận dụng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.

Điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở)Điều kiện FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở)

Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán

Đặc điểm của hợp đồng:

Chủ thể của quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau hoặc có nơi cư trú khác nhau.

Đối tượng của hợp đồng này là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu vực pháp lý khác.

Đồng tiền để tính giá và thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế là các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và pháp luật của các quốc gia.

>> Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

FCA là gì?

Đây là một điều kiện thương mại trong đó: người bán chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở tại vị trí quy định như cảng hoặc nhà xe. Điều kiện FCA được sử dụng trong vận chuyển đường sắt, đường bộ, hàng không, đường biển, thủy nội địa hoặc vận tải bằng các hình thức kết hợp (vận tải đa phương thức).

Trong điều kiện FCA người bán giao hàng đã được thông quan cho người mua tại địa điểm chỉ định. Người mua là người có trách nhiệm tìm đơn vị vận chuyển. Như vậy địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán, nơi giao nhận vận tải (nhà xe, kho ngoại quan, CFS) hoặc cảng và sân bay. Người bán giao hàng và chuyển rủi ro cho người chuyên chở thứ 1.

Trách nhiệm người mua và người bán trong hợp đồng FCA

Trách nhiệm giao hàng, vận chuyển và thông quan

Người bán hàng theo điều kiện FCA phải trả các chi phí cho việc: Sản xuất, kiểm tra chất lượng, dán nhãn, đóng gói hàng hóa phù hợp. Đồng thời người bán cũng đứng ra tổ chức vận chuyển hàng hóa đến cảng hoặc 1 địa điểm chỉ định để sẵn sàng cho việc xuất đi. Cùng với quá trình trên, người bán phải chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hải quan. Người mua hàng chịu trách nhiệm tìm và ký hợp đồng vận tải để đưa hàng về nước.

Trách nhiệm giao hàng vận chuyển và thông quan

Trách nhiệm giao hàng, vận chuyển và thông quan

Khi người bán đã hoàn tất việc khai hải quan (khai hải quan điện tử) trên hệ thống của hải quan, đồng thời đã giao hàng cho người chuyên chở (Carrier), lúc này trách nhiệm của người bán với hàng hóa được xem là chấm dứt. Mọi rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua (và các bên có liên quan).

Trách nhiệm của người giao hàng chấm dứt

Trong các loại hình vận chuyển khác nhau, trách nhiệm giao hàng cho người vận chuyển (carrier) chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Đối với vận chuyển đường sắt:

Khi điểm giao hàng là toa tàu thì hàng hóa phải được bốc lên toa tàu (chú ý đến loại container dành cho tàu), người bán phải bốc xếp container lên tàu. Trách nhiệm người bán kết thúc khi hàng hóa được tiếp quản bởi quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền.

Khi hàng hóa là dạng hàng lẻ không chứa trong container, việc giao hàng hoàn thành khi người bán đã bàn giao hàng hóa tại điểm tiếp nhận cho đơn vị thu gom bằng đường sắt hoặc một phương tiện vận tải do đường sắt cung cấp.

  • Vận chuyển đường bộ

Nếu việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, thì trách nhiệm giao hàng hoàn thành khi hàng hóa được chất lên xe của người mua cung cấp.

Khi hàng hóa được người mua yêu cầu giao đến cơ sở vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường bộ hoặc cho người khác thay mặt người này.

  • Vận chuyển bằng đường thủy nội địa

Khi việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán hoặc tại bến cảng, trách nhiệm giao hàng được xem hoàn thành khi hàng hóa đã được chất lên tàu chở hàng do người mua cung cấp.

Trường hợp hàng hóa được giao đến cơ sở của người vận chuyển, việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển đường thủy nội địa hoặc 1 người khác được người này ủy quyền.

  • Vận chuyển đường biển

Nếu là hàng Full Container thì các container phải được vận chuyển đến khu vực Terminal của cảng, hàng hóa được coi là đã được chuyển giao rủi ro khi container đã được đưa vào cơ sở của bến cảng (terminal) đó và hàng đã được thông quan.

Đối với hàng lẻ (LCL), người bán phải đem đến cho các nơi thu gom hàng lẻ như kho CFS. Việc giao hàng được hoàn thành khi hàng hóa được giao cho hãng tàu biển hoặc 1 người đại diện cho hãng tàu biển (đơn vị gom hàng consol, forwarder).

Ưu điểm của FCA

Hiện nay, FCA được sử dụng phổ biến và được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  • Điều kiện FCA được điều chỉnh và kiểm soát một cách phù hợp với phương thức vận chuyển tân tiến bằng container. Có những đặc điểm giảm tải rủi ro trong công việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua.
  • FCA là điều kiện giao hàng có sự linh hoạt trong công việc vận chuyển hàng hóa giữa người và người mua. Nhờ vậy mang đến lợi ích cho cả đôi bên. Ở FCA, người bán có trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe vận chuyển và hoàn tất các thủ tục thông quan xuất khẩu.

Vì người bán thường có quan hệ tốt với hãng tàu và hải quan hơn. Nên sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi người bán làm việc này. Trong khi đó đối với điều kiện EXW, người mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm thông qua xuất khẩu hàng hóa.

Điều này có thể gây tốn kém chi phí và thời gian. Đồng thời gây khó khăn cho công việc nhập khẩu. So với EXW thì điều kiện FCA được đánh giá có ích hơn rất nhiều.

Trên đây là bài viết dưới góc độ của các nhà luật gia về điều kiện giao hàng FCA trong hợp đồng thương mại. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.



Nguồn: Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét