Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Lấn chiếm đất có bị xử phạt không?

Lấn chiếm đất” là hành vi gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Việc người nào có hành vi lấn chiếm đất có bị xử lý hay không? Công  ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

Lan chiem dat dai bi xu phat theo phap luat
Hành vi lấn chiếm đất đai

1. Lấn chiếm đất là gì?

Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật

2. Cách thức bảo vệ quyền sử dụng đất khi bị lấn chiếm

bao ve quyen su dung dat khi bi lan chiem
Hòa giải để bảo vệ đất lấn chiếm

Để bảo vệ hành quyền sử dụng đất khi bị LẤN CHIẾM ĐẤT đai, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai.
  • Hoặc gửi đơn lên UBND cấp xã để thực hiện việc hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
  • Trường hợp các bên hòa giải không thành người bị lấn chiếm thực hiện khởi kiện đến Tòa án. Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013

3. Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Trách nhiệm hành chính

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt là:

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và “mức xử phạt” như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
cac muc xu phat hanh chinh cho hanh vi lan chiem dat dai
Xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trách nhiệm hình sự

Xu ly cac hanh vi lan chiem dat dai
Xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt hành vi lấn chiếm đất như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  • Người nào lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.



January 30, 2020 at 01:00PM

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Thủ tục khởi kiện chia tài sản chung là nhà đất của hộ gia đình

Tài sản chung là nhà đất của hộ gia đình được quy định trong Luật Đất đI 2013 và quyền quyền sở hữu chung này được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc các thành viên trong hộ gia đình có tranh chấp về phân chia tài sản chung, đặc biệt là nhà đất. Như vậy thủ tục khởi kiện chia tài sản chung được tiến hành như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo qua bài viết sau.

chia tai san chung la dat cua ho gia dinh
Tài sản chung của hộ gia đình là nhà đất

1.   Tài sản chung của hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2.   Nhà đất đứng tên hộ gia đình được xác định như thế nào?

Theo quy định tại  khoản 1, Điều 5 của Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTNMT tại trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:

  • Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
  • Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
  • Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
  • Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó

3.   Xử lý tài sản chung là nhà đất của hộ gia đình

giao dich lien quan den nha dat la tai san chung cua gia dinh
Việc định đoạt nhà đất của hộ gia đình phải do các thành viên gia đình thỏa thuận
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức THỎA THUẬN.
  • Trường hợp định đoạt tài sản là “bất động sản”, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của BLDS 2015.
  • Hơn nữa, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư (khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

4.   Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết?

  • Tranh chấp nhà đất thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
  • Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết.
  • Tòa án nơi có nhà đất đang tranh chấp (điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

5.   Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?

Giay to can thiet de khoi kien yeu cau chia nha dat la tai san chung cua ho gia dinh
Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để khởi kiện

Khi tiến hành KHỞI KIỆN cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Đối với các tranh chấp liên quan đến yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất, tài liệu, chứng cứ kèm theo được xác định có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thỏa thuận phân chia nhà đất của các thành viên trong hộ gia đình,…

6.   Trình tự, thủ tục khởi kiện

  1. Nộp đơn khởi kiện kèm theo các TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  4. Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  5. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
  6. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về bài viết trên hoặc cần sự hỗ trợ liên quan đến thủ tục khởi kiện tại Tòa án, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn kịp thời. Trân trọng!

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện chia tài sản chung là nhà đất của hộ gia đình
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 27, 2020 at 10:00AM

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Tranh chấp thừa kế của vợ lẽ giải quyết như thế nào?

Vấn đề tranh chấp thừa kế của vợ lẽ xảy ra rất thường xuyên. Vợ lẽ nhận thừa kế khi người chồng có di chúc để lại di sản cho họ. Pháp luật quy định về nguyên tắc và điều kiện được hưởng thừa kế cho mọi cá nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống, tranh chấp chia tài sản khi có hai vợ là khó tránh khỏi. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về trường hợp này.

 tranh chap thua ke cua vo lẻ
Vợ hợp pháp – được thừa nhận theo pháp luật và có giấy đăng ký kết hôn

1. Thế nào là vợ lẽ?

  • Vợ lẽ” hay còn gọi là (vợ hai) theo ngôn ngữ được hiểu là người vợ ở hàng thứ, sau vợ cả, của người đàn ông nhiều vợ dưới chế độ cũ.
  • Hiện nay, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Và hôn nhân hợp pháp là hôn nhân đảm bảo về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 
  • Do đó, người vợ được pháp luật công nhận là người đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn với người chồng, không phải người vợ lẽ, mà là vợ hợp pháp (vợ cả).

2. Vợ lẽ được hưởng di sản từ người chồng hay không?

  1. Trong trường hợp “thừa kế” theo di chúc, thì TÀI SẢN được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc. Nếu người vợ lẽ có tên trong di chúc hưởng di sản thì được hưởng phần di sản tương ứng với DI CHÚC.
  2. Trong trường hợp người chồng không để lại di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy,

  • Vợ lẽ là người vợ không được pháp luật công nhận nên không phải là chủ thể thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nghĩa là vợ lẽ sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật.
  • Tuy nhiên đối với trường hợp pháp luật công nhận “vợ chồng thực tế“, người vợ lẽ vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Ngay cả trường hợp người chồng có con thì mẹ kế vẫn được quyền nhận di sản.
Vo le duoc huong thua ke khi nguoi chong co di chuc de lai tai san
Vợ lẽ không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế

3.1. Thời hiệu khởi kiện

Tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu “giành quyền” yêu cầu chia di sản thừa kế như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

3.2. Trình tự khởi kiện tại tòa án

cach tien hanh giai quyet tranh chap ve di san thua ke theo thu tuc luat dinh
Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế và phân chia chúng
  1. Chuẩn bị hồ sơ “khởi kiện” gồm: Đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ chứng minh cho quyền hưởng di sản thừa kế được là giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, như Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng tử của người chồng đã chết, …
  2. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Thẩm quyền của “Tòa án” được xác định theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  3. Khi nhận được đơn khởi kiện trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay Giấy nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
  4. Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Tòa án tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án, như: thu thập chứng cứ, hòa giải, đối thoại, xem xét thẩm định tại chỗ…
  5. Sau khi thực hiện xong các thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án thì Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với phán quyết sơ thẩm thì có quyền kháng cáo để Tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm.

Trên đây là nội dung về vấn đề trên. Hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline bên dưới nếu bạn hay gia đình đang có thắc mắc và cần giải quyết các vấn đề về pháp luật.



January 26, 2020 at 01:17PM

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất đai giải quyết như thế nào

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất đai không đạt thỏa thuận, mất tiền đặt cọc, hợp đồng thiếu ràng buộc bằng giấy viết tay…là dạng tranh chấp phổ biến hiện nay, Khi phát sinh tranh chấp thì được giải quyết như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

tranh chap hop dong chuyen nhuong dat dai
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

1. Điều kiện để hợp đồng c có hiệu lực

Hợp đồng chuyển nhượng QUYỀN SỬ DỤNG đất (QSDĐ) là một dạng hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực đất đai. Vì tính chất phức tạp và phổ biến liên quan đến đất đai mà điều kiện để hợp đồng này có hiệu lực cũng được pháp luật quy định chặt chẽ hơn.

Ngoài quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 (yêu cầu về chủ thể, mục đích và nội dung của hợp đồng và hình thức hợp đồng) thì một hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cần phải đáp ứng các điều kiện:

  • Phải công chứng, chứng thực. Đây là điều kiện bắt buộc mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phải đáp ứng để có hiệu lực theo điểm a Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
  • Phải đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.

Thời điểm phát sinh “hiệu lực của hợp đồng” là khi đăng ký vào sổ địa chính

Hieu luc cua hop dong chuyen nhuong dat dai
Điều kiện để một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực

2. Thẩm quyền giải quyết

Hiện nay, khi một vụ tranh chấp về đất đai phát sinh thì có hai hướng phổ biến để giải quyết. Đó là hòa giải và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước ta hiện nay khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tiến hành HÒA GIẢI để giải quyết mâu thuẫn về đất đai, có thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại UBND cấp xã.

Không phải mọi tranh chấp đất đai đều phải tiến hành hòa giải cấp cơ sở mà chỉ tranh chấp pháp luật quy định như sau thì mới bắt buộc hòa giải:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Nếu hòa giải không thành thì các bên có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, cụ thể là yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Xét quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì có hai hướng xử lý:

  • Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Tuy nhiên, các bên trong tranh chấp không thể đồng thời cũng yêu cầu Tòa án và UBND cùng giải quyết đối với tranh chấp đất đai thuộc diện không có giấy tờ trên mà chỉ được lựa chọn một phương án.

Sau khi yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Toa an giai quyet tranh chap hop dong chuyen nhuong dat dai
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

3. Thủ tục giải quyết

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

  1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất đai nộp một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm:
  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết 
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
  1. Chủ tịch UBND giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết;
  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu cần thiết)
  • Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết 
  • Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án: 

  1. Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (căn cứ vào Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Trong đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (đáp ứng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình của người khởi kiện);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho anh biết để anh đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  1. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  2. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
  3. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi . Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới. Xin cảm ơn!



January 25, 2020 at 10:00AM

Tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp giải quyết như thế nào?

Hiện nay, việc tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp diễn ra khá nhiều ở các tỉnh tây nguyên, miền núi tình hình khá phức tạp, nhức nhối. Để hiểu thêm về loại đất này cũng như hướng giải quyết tranh chấp đất đai trồng rừng, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

tranh chap dat rung dat lam nghiep
Giải quyết tranh chấp đất rừng, đất nông nghiệp theo quy định pháp luật

1. Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia làm ba nhóm:

  • Đất nông nghiệp;
  • Đất phi nông nghiệp;
  • Nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất rừng là loại đất nông nghiệp, gồm ba loại đất là:

  • Đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản và đặc sản rừng, động vật rừng có kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.
  • Đất rừng phòng hộ là loại đất phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, giảm trừ phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu.
  • Đất rừng đặc dụng là loại đất phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra hệ sinh thái rừng quốc gia, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, di tích, danh lam, thắng cảnh, nghỉ dưỡng sinh thái…

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đất rừng tự nhiên;
  • Đất trồng rừng;
  • Đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.

2. Tranh chấp đất đai và phương thức giải quyết tranh chấp

Tranh chap dat rung, dat lam nghiep và phuong thuc xu ly
Giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì TRANH CHẤP ĐẤT đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Điều 202 Luật đất đai 2013 có đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Giải quyết tranh chấp bằng con đường “hòa giải“;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Như vậy, con đường hòa giải có thể do hai bên thương lượng hoặc thông qua cơ quan hòa giải được quy định cụ thể. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (Ubnd) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ubnd cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại Ubnd cấp thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch Ubnd tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Lưu ý:

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất sau thì thủ tục hòa giải tại Ubnd cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP). Cụ thể:

  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

Sau đó, đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ubnd cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

3. Ubnd giải quyết tranh chấp như thế nào?

Trình tự này được quy định chi tiết tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.

  1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp, đất rừng phải nộp đơn yêu cầu tại Ubnd cấp có thẩm quyền.
  2. Chủ tịch Ubnd cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
  3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);
  4. Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ubnd cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ubnd cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chủ tịch Ubnd cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

4. Trình tự giải quyết tranh chấp đất tại Tòa án

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp tại Tòa án
Quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp đất đai tại TÒA ÁN được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền nơi có bất động sản đó.

  1. Người khởi kiện, khởi tố vụ án gửi đơn khởi kiện, khiếu nại và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
  2. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  3. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
  4. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  5. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đối với đất rừng, đất lâm nghiệp. nếu có thắc mắc xin hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được sự tư vấn tốt nhất.



January 25, 2020 at 07:00AM

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

Tranh chấp cầm cố nhà bằng giấy tay giải quyết như thế nào?

Cầm cố nhà đất bằng giấy viết tay là phương thức hợp đồng mua bán vay mượn tiền giữa cá nhân với cá nhân, là biện pháp cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của một bên như nghĩa vụ trả tiền, thanh toán nợ. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai hiện hành, thì việc cầm cố nhà đất, giấy tờ nhà có “giấy viết tay” không được pháp luật thừa nhận. Vậy, khi phát sinh “tranh chấp” “chiếm đoạt” thì giải quyết như thế nào chúng ta cần tham khảo các vấn đề sau đây.

tranh chap cam co nha bang giay viet tay
Quy định chung về cầm cố nhà đất bằng giấy viết tay

1. Pháp luật quy định về cầm cố tài sản

  • Cầm cố tài sản là việc một bên gọi là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia gọi là bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
  • Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

1. Nghĩa vụ của bên cầm cố:

  • Giao tài sản (sổ hồng, giấy tờ nhà) cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
  • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
  • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Quyền của bên cầm cố:

quyen va nghia vu ben cam co nha dat
Quyền và nghĩa vụ của các bên theo luật định
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại (khoản 3 Điều 314 của Bộ luật) này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

3. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
  • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4. Quyền của bên nhận cầm cố:

  • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

2. Cầm nhà bằng giấy tay là cầm nhà hay cầm giấy tờ nhà?

cam co nha bang giay viet tay
Cầm cố nhà đất hay cầm cố giấy tờ nhà đất?
  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. (Điều 105 BLDS 2015)
  • Các quy định của pháp luật về cầm cố rất rõ ràng và khẳng định rằng cầm cố “bằng giấy tay” trong trường hợp này là cầm cố bất động sản là nhà, giấy tờ nhà (hay nói cách khác là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) thực chất không phải là giấy tờ có giá nên không phải là tài sản.
  • Điều này đồng nghĩa với việc giấy tờ nhà không phải là đối tượng của cầm cố.

3. Tranh chấp nhà cầm bằng giấy tay giải quyết như thế nào?

  • Tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Tại Khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 quy định: Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có quyền Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở. Trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
thu tuc khoi kien yeu cau giai quyet tranh chap cam nha dat
Yêu cầu giải quyết tranh chấp cầm nhà bằng giấy tay
  • Theo đó, dù là cầm cố nhà ở hay giấy tờ nhà thì giao dịch cầm cố vẫn bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật bởi trong các quyền của người sử dụng đất và người sở hữu nhà ở, Nhà nước không thừa nhận và nghiêm cấm việc cầm cố những đối tượng trên.
  • Trong trường hợp này, bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện tuyên bố giao dịch cầm cố vô hiệu. Kèm theo đơn khởi kiện là những TÀI LIỆU CHỨNG CỨ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm. Sau đó Tòa án sẽ tiến hành xem xét và thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Hậu quả pháp lý của giao dịch cầm cố nhà bằng giấy tay vô hiệu

Căn cứ Điều 131 BLDS 2015 quy định:

  • “Giao dịch dân sự vô hiệu” không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
rui ro giao dich cam co nha dat bang giay viet tay
Giao dịch vô hiệu thì không có hiệu lực pháp luật

5. Yếu tố lỗi được xác định như thế nào?

Việc xác định bồi thường thiệt hại dựa trên các yếu tố sau:

  • Có hành vi trái pháp luật
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại thực tế.

Như vậy, khi giao dịch cầm cố nhà bằng giấy tay vô hiệu, bên nhận cầm cố và bên cầm cố đều có lỗi. Trường hợp hành vi giao kết gây thiệt hại cho người thứ ba hoặc các chủ thể khác thì các bên phải bồi thường theo mức độ lỗi mà các bên gây ra.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về tranh chấp các rủi ro trên của việc cầm cố nhà đất bằng giấy tay. Trong trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề chưa rõ, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Xin chân thành cảm ơn!

Bài viết nói về: Tranh chấp cầm cố nhà bằng giấy tay giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 24, 2020 at 01:00PM

Tranh chấp thừa kế thế vị giải quyết như thế nào?

Tranh chấp thừa kế vị thường hiếm thấy bởi lẽ hiện nay tồn tại hai dạng thừa kế rất phổ biến, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật dân sự. Mọi người thường biết đến hai dạng thừa kế này hơn và dường như cảm thấy lạ lẫm với khái niệm “thừa kế thế vị”. Vậy thừa kế thế vị là gì và làm sao để giải quyết tranh chấp thừa kế thế vị? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ và hướng dẫn vấn đề này.

tranh chap thua ke the vi
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế thế vị

1. Thừa kế vị là gì?

  • Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự (BLDS 2015), thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại đất đai, tài sản, di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sảnthì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
  • Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

2. Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị

1. Về đối tượng

  • Những người THỪA KẾ thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
  • Người thừa kế thế vị phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. (Điều 613 BLDS 2015)

2. Về thời điểm phát sinh

Phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

3. Đảm bảo về quyền được nhận thừa kế

truong hop nguoi thua ke khong duoc huong di san the vi
Người thừa kế thế vị được hưởng di sản thừa kế theo luật định
  • Cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết khi còn sống, nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị.
  • Và bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

4. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh dựa trên thừa thế theo pháp luật

  • Thừa kế theo pháp luật là một sự dự liệu trong trường hợp không có di chúc.
  • Người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, di sản sẽ được chia cho từng hàng thừa kế, khi người thừa kế ở hàng này không còn thì xét đến hàng thừa kế tiếp theo.
  • Thừa kế thế vị chỉ phát sinh đối với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
thua ke the vi duoc ap dung khi nao
Những điều kiện cần thiết để nhận di sản theo thừa kế thế vị

3. Các tình huống thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật

Các trường hợp thừa kế thế vị phổ biến hiện nay bao gồm:

1. Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà

  • Nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B sinh ra C) thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủ các điều kiện trên.
  • Nếu quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng (A nhận nuôi B và B nhận nuôi C) thì đương nhiên thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp.
  • Nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đời thì cần xác định theo các trường hợp sau: (1) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (A nhận nuôi B và B sinh ra C) thì được thừa kế thế vị. Trường hợp này cũng được áp dụng đối với con riêng của vợ, của chồng, nếu con riêng với mẹ kế, bố dượng được thừa nhận là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con; (2) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là huyết thống nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (A sinh ra B và B nhận nuôi C) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, chỉ được thế vị nếu được người để lại di sản coi như cháu ruột.
cac truong hop the vi de huong di san
Con cái thế vị cha mẹ để hưởng di sản từ ông bà

2. Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ

  • Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản là cụ. Cha, mẹ cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.
  • Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản. Cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
  • Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản. Cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
  • Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại không được hưởng di sản của cụ (người để lại di sản), nếu cha mẹ chết trước cụ thì chắt cũng được thế vị cha mẹ để hưởng thừa kế đối với di sản của cụ.

4. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế thế vị

tien hanh giai quyet tranh chap thua ke the vi
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế thế vị
  • Đơn khởi kiện gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Tòa án phải đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.
  • Căn cứ khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, TAND cấp huyện có THẨM QUYỀN giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thụ lý vụ án.
  • Thẩm phán thông qua các tài liệu chứng cứ các bên giao nộp hoặc tự mình thu thập để nghiên cứu, đưa ra bản án sơ thẩm.
  • Nếu các bên không đồng ý với bản án sơ thẩm có thể kháng cáo để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tranh chấp đối với thừa kế vị . Công ty Luật Long Phan PMT tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!



January 24, 2020 at 07:00AM

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

Tranh chấp đất rạch do thừa kế giải quyết như thế nào

Tranh chấp đất rạch do thừa kế là vấn đề khá nổi lên hiện nay và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nhằm hỗ trợ Quý bạn đọc giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và thuận lợi, chúng tôi xin tư vấn về việc giải quyết tranh chấp đất rạch do thừa kế qua bài viết sau.

 tranh chap dat rach do thua ke
Tranh chấp thừa kế đất rạch hiện nay

1. Quy định của pháp luật về đất rạch

Đất kênh, rạch thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, là nhóm đất được sử dụng vào mục đích cộng đồng công ích. Theo Điều 163 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất chủ yếu đã được xác định, đất rạch được quản lý và sử dụng theo quy định sau:

  • Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản;
  • Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản;
  • Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện sự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Đất rạch có được xem là di sản để chia thừa kế?

phan chia dat rach cho nhung nguoi thua ke
Xác định người thừa kế đất rạch

Pháp luật hiện công nhận hai dạng thừa kế, đó là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc

  • “DI CHÚC” là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Chủ thể lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định của luật.

Thừa kế theo pháp luật

  • Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
  • Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc theo các trường hợp khác quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Những người trong cùng một hàng thừa kế quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần thừa kế ngang bằng nhau

Tài sản người chết để lại được xem là di sản. Theo BLDS 2015 thì tài sản bao gồm bất động sản và động sản, trong đó, bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đất rạch được xem là di sản của người sử dụng hợp pháp để lại và khi người để lại di sản chết đi, phần đất này sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật tùy vào từng trường hợp cụ thể.

3. Giải quyết tranh chấp đất rạch do thừa kế

tranh chap thua ke tu dat rach duoc giai quyet theo thu tuc luat dinh
Trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế đất rạch

Tranh chấp đất đai do thừa kế là những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất nên theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án.

  • Khi tranh chấp xảy ra, tiến hành đơn khởi kiện nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đối với các tranh chấp về thừa kế không có yếu tố nước ngoài, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú.

Xem thêm về cách xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án;…
  • Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định. 
  • Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về tranh chấp đất rạch do thừa kế. Nếu Quý bạn đọc có nội dung nào chưa rõ hoặc nhầm lẫn, xin hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. \



January 23, 2020 at 01:00PM

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế nhờ trông coi

Các vụ Tranh chấp đất thừa kế do nhờ trông coi hiện này xảy ra rất nhiều, đặc biệt liên quan đến đất đai. Việc hiểu rõ quy định về quyền thừa kế đất đai do người chết để lại di sản sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị xâm phạm. Tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

 tranh chap dat thua ke
Tranh chấp di sản thừa kế do nhờ người trông coi

1. Xác định người quản lý di sản

Theo quy định tại Điều 616 BLDS 2015, người quản lý di sản được xác định như sau:

  • Người quản lý di sản là người được chỉ định trong “di chúc“hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
  • Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
  • Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Xac dinh nguoi trong coi di san thua ke
Xác định người quản lý di sản thừa kế

2. Quyền sở hữu di sản của người quản lý di sản

Theo Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, kể từ thời điểm “mở thừa kế“, thời hiệu để người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

Do đó, đối với di sản thừa kế đang tranh chấp là đất đai thì trong thời hạn 30 năm, người thừa kế phải có yêu cầu chia di sản thừa kế. Nếu không, khi hết thời hạn trên thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý đất đai đó.

Trong trường hợp không có người thừa kế quản lý di sản thì giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của BLDS 2015;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 623 Bộ luật này.
quyen cua nguoi quan ly di san thua ke
Người quản lý di sản thừa kế có các quyền theo luật định

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Tranh chấp thừa kế là đất đai với người trông coi không chỉ đơn thuần là tranh chấp về thừa kế, mà nó có thể là tranh chấp liên quan đến thừa kế. Cụ thể như sau:

  • Đây sẽ là tranh chấp về thừa kế nếu tranh chấp này nhằm mục đích xác định quyền thừa kế giữa những người thừa kế.
  • Nếu không thuộc trường hợp trên, thì xác định đây là tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. Tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế có thể là tranh chấp phát sinh giữa những người thừa kế với người trông coi di sản khi người này đã không bảo quản tài sản dẫn đến gây thiệt hại về tài sản,…
khoi kien tai Toa an yeu cau giai quyet tranh chap di san thua ke
Yêu cầu giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế

Cần lưu ý, vì tài sản tranh chấp có liên quan đến đất đai, nên cần xác định tranh chấp này có bắt buộc phải thực hiện hòa giải hay không. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP thì có thể phát sinh 02 trường hợp:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015).
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch mua bán quyền sử dụng đất, tranh chấp đất thừa kế giữa anh em ruột, anh chị em với nhau, … thì thủ tục HÒA GIẢI tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Do đó, nếu là tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, thì phải bắt buộc thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.

Tranh chấp về thừa kế hoặc tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế là những tranh chấp liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, có thể trực tiếp khởi kiện ra tòa mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.

Xem thêm về cách xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc của Tòa án.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa

trinh tu thuc hien giai quyet tranh chap ve di san cho nguoi quan ly di san
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án
  1. Người khởi kiện tiến hành nộp đơn khởi kiện kèm theo CÁC TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  4. Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  5. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định. 
  6. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Công ty Luật Long Phan PMT tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ qua Hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.



January 22, 2020 at 07:04AM

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Tranh chấp nhà đồng sở hữu giải quyết như thế nào?

Hiện tượng đồng sở hữu đối với nhà, đất trong xã hội hiện nay ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở khu vực các thành phố lớn. Vậy khi phát sinh tranh chấp thì xử lý như thế nào để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về loại hình nhà đồng sở hữu cũng như hướng dẫn giải quyết khi phát sinh tranh chấp.

Giai quyet tranh chap nha dong so huu
Phương thức giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu

1. Khái quát về nhà đồng sở hữu

Theo Khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 thì “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản“. Tức là nhiều chủ thể có quyền được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nếu tài sản đó là tài sản chung của họ.

Như vậy, NHÀ ĐỒNG SỞ HỮU được hiểu là nhiều chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn nhà đó.

Đối với trường hợp nhà đồng sở hữu, các đồng sở hữu có hình thức sở hữu là sở hữu chung theo phần. Theo đó:

  • Một đồng sở hữu sẽ có một phần quyền nhất định đối với căn nhà và có quyền, nghĩa vụ đối với căn nhà này tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
  • Xuất phát từ việc sở hữu chung nên quyền quản lý, sử dụng, định đoạt của các đồng sở hữu phải tuân thủ theo các điều kiện theo quy định tại Điều 216, 217, 218, 219 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo lợi ích chung của tất cả các đồng sở hữu.

2. Hình thức cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu

Người đứng tên trong nhà đồng sở hữu
Cấp giấy chứng nhận cho người đứng tên đồng sở hữu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sở hữu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (viết tắt là GCN) (còn gọi là sổ hồng).

Hiện nay, GCN được chia làm 02 loại:

  • GCN riêng là giấy chứng nhận riêng biệt của chủ sở hữu mà ở đó có số lô riêng, số thửa bản đồ riêng và người đứng tên trực tiếp trên sổ hoàn toàn có quyền quyết định mục đích sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Còn GCN chung là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có nhiều chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái với chủ sở hữu.

Cả hai loại GCN này đều có giá trị pháp lý như nhau, được Nhà nước cấp và công nhận, áp dụng được mọi nơi trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì GCN được quy định như sau:

  • Phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Mỗi người được cấp 01 Giấy chứng nhận;
  • Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Đối với trường hợp cấp GCN cho tất cả đồng sở hữu được quy định như sau:

  • Từng chủ sở hữu sẽ được cấp riêng 01 GCN có giá trị như nhau;
  • Phần tên người sở hữu thì GCN của ai sẽ có tên người đó và chỉ ghi tổng diện tích.
  • Việc từng chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu do các bên lập biên bản thỏa thuận với nhau.

Do đó, nếu nhiều người cùng được cấp sổ hồng chung thì họ không có quyền tuyệt đối đối với việc quản lý, sử dụng, định đoạt đối với căn nhà.

Như vậy, theo quy định hiện hành, trường hợp nhà ở có nhiều người chung quyền sử dụng thì có 02 hình thức cấp GCN:

  • Một là, cấp GCN cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người;
  • Hai là, cấp chung một giấy chứng nhận nếu những người sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật).

3. Thủ tục cấp sổ hồng cho nhà đồng sở hữu

Thủ tục cấp GCN đối với nhà đồng sở hữu không khác nhiều với thủ tục cấp GCN thông thường nhưng vẫn có một số điểm đặc trưng nhất định.

Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất yêu cầu:

  1. Trường hợp cấp GCN cho tất cả đồng sở hữu thì trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận ;
  2. Ghi Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
  3. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.
  4. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).
  5. Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này;
  6. Đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại).

4. Giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu

phương thức giải quyết nhà đồng sở hữu khi phát sinh mâu thuẫn
Hướng xử lý khi tranh chấp nhà đồng sở hữu
  • Nếu các bên không thể có thỏa thuận, hòa giải giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu thì có thể yêu cầu Tòa ánthẩm quyền giải quyết.
  • Các tranh chấp nhà đồng sở hữu được giải quyết tương tự với vụ án tranh chấp đất đai khác. Tuy nhiên, tất cả chủ sở hữu đối với căn nhà được ghi nhận trong GCN phải tham gia tố tụng để giải quyết vụ án.
  • Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Tranh chấp nhà đồng sở hữu giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 21, 2020 at 01:00PM

Mua nhà vi bằng là gì? Khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

Tranh chấp về mua nhà bằng vi bằng là tranh chấp về thủ tục chuyển nhượng và mua bán nhà ở, đất đai. Việc chuyển nhượng bất động sản là nhà phải được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai và Luật Nhà ở. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người thực hiện chuyển nhượng bằng cách lập vi bằng. Do đó đây là trường hợp thường xuyên xảy ra tranh chấp. Vậy, tranh chấp về mua nhà bằng vi bằng được giải quyết như thế nào, bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này.

Giai quyet trnh chap mua nha bang viec lap vi bang trong doi song
Phương thức giải quyết khi mua nhà vi bằng phát sinh tranh chấp

1. Thực trạng hiện tượng mua nhà bằng vi bằng hiện nay

  • Hiện tượng mua nhà bằng vi bằng đang phát triển rầm rộ và từ khóa “mua nhà bằng vi bằng” trên Google, sẽ có khoảng 272.000.000 kết quả sau 0,49s thể hiện thông tin lừa đảo về việc mua nhà bằng vi bằng hay việc “ném tiền qua cửa sổ” khi mua nhà bằng vi bằng.
  • Các thông tin trên đã đủ thể hiện việc các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng việc lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại để trục lợi, mặc dù căn nhà đó không thuộc quyền sở hữu của chúng, thậm chí là không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh.
  • Việc chuyển nhượng bằng vi bằng thông thường là mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà).
  • Đồng thời, việc mua BÁN NHÀ này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.
  • Đối tượng bị thiệt hại trong việc chuyển nhượng là những người dân không am hiểu kiến thức về pháp luật. Để hiểu rõ vấn đề mua bán nhà vi bằng, và cách giải quyết tranh chấp khi mua nhà vi bằng chúng tôi sẽ phân tích qua bài viết như sau.

2. Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng?

Vi bằng là gì?

  • Theo Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”
  • Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập, vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
  • Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại (Khoản 2 Điều 25 Nghị định 61/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP).

Như vậy, vi bằng là văn bản do Văn phòng Thừa phát lại lập nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Giá trị pháp lý của vi bằng (Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP):

  • Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
  • Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
hinh thưc mua nha bang vi bang va gia tri phap ly cua vi bang
Vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng

3. Mua nhà bằng vi bằng có phải là giao dịch hợp pháp không?

Cũng theo Điều 25 Nghị định 61/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP thì Thừa phát lại Có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự.

Lưu ý: Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng nếu các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự thuộc:

  • Trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng
  • Thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua nhà là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng (Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không phù hợp với quy định của pháp luật và không có giá trị pháp lý.

4. Hệ quả pháp lý của việc mua nhà bằng vi bằng

Lap vi bang mua nha tai Van phong thua phat lai
Hệ quả pháp lý và tranh chấp có thể xảy ra khi mua nhà lập vi bằng.

Hợp đồng mua nhà có hiệu lực tại thời điểm công chứng, chứng thực theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014. Do vậy, hợp đồng mua nhà. bằng vi bằng sẽ vô hiệu do không tuân thủ điều kiện về hình thức theo Điều 122, Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Theo đó,

  • Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lưu ý:

Trường hợp theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch khi:

  • Mua bán được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực;
  • Đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu .

Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. (Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực (Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015).

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bởi hành vi lừa đảo bằng cách mua nhà bằng vi bằng, người mua nhà có thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Theo đó, thủ tục khởi kiện tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

  1. Bên bị xâm phạm nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức tại TAND cấp huyện.
  2. Tài liệu, chứng cứ thể hiện quyền và lợi ích bị xâm phạm được nộp kèm theo đơn khởi kiện.
  3. Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  4. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm.

Trong trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần tư vấn, vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Mua nhà vi bằng là gì? Khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 21, 2020 at 10:09AM