Trong xã hội ngày nay, tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú là một vấn đề phải được giải quyết. Theo tập tục cha ông để lại, cha mẹ thường có ý nguyện để lại tài sản cho con cái (kể cả ngoài hay trong giá thú), người đã phụng dưỡng mình. Tuy nhiên, khi cha mẹ mất đi thì lại xảy ra các vấn đề rất phức tạp giữa những người được hưởng thừa kế với nhau. Vậy, Giải quyết tranh chấp vấn đề này như thế nào? Cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.
1. Thế nào là con ngoài giá thú?
- Theo cách hiểu thông thường, con NGOÀI GIÁ THÚ được hiểu là con sinh ra giữa những nam và nữ không có quan hệ hôn nhân với nhau (có thể là CON RIÊNG hoặc con chung).
- Mặc dù quan hệ tình cảm không kết hôn đó không được pháp luật công nhận nhưng để bảo vệ quyền lợi của những đứa trẻ, pháp luật cũng đã có những quy định nhất định nhằm bảo đảm được lợi ích của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được học tập và phát triển.
2. Hàng thừa kế theo pháp luật
Xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó con ngoài giá thú thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Việc chia tài sản thừa kế của con ngoài giá thú sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.
3. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thì tài sản được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc.
Tuy nhiên, pháp luật dân sự có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Như vậy,
- Nếu có tên con ngoài giá thú trong di chúc hưởng di sản là đất thì con ngoài giá thú được quyền thừa kế phần đất tương ứng với di chúc.
- Nếu trong di chúc mà không có tên con ngoài giá thú thì không được hưởng di chúc, trừ trường hợp dưới 18 tuổi hoặc mất khả năng lao động thì được hưởng 2/3 của 1 phần thừa kế theo pháp luật từ di sản để lại.
4. Khởi kiện tranh chấp thừa kế
4.1 Thời hiệu khởi kiện
- “Thời hiệu” để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
4.2 Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là “đất đai” là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Xem thêm chi tiết về xác định thẩm quyền của tòa án tại đây: https://luatlongphan.vn/xac-dinh-tham-quyen-cua-toa-an-trong-to-tung-dan-su
4.3 Thủ tục khởi kiện
Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015, trình tự khởi kiện gồm các bước:
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Kèm theo tài liệu chứng minh con ngoài giá thú, giấy chứng tử, di chúc, …
- Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền. Người khởi kiện nộp hồ sơ đến Tòa án bằng cách nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính hoặc gửi qua thư điện tử.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Tòa án cử ngay một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải có một trong các quyết định: Thụ lý vụ án, yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp luật định.
- Trường hợp thụ lý, Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí sơ thẩm, trong thời hạn 07 ngày, người khởi kiện phải nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án để tòa án thụ lý vụ án.
- Sau khi thụ lý, Tòa án thực hiện các thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án như:Xem xét thẩm định tại chỗ nếu có yêu cầu, Định giá tài sản, thu thập chứng cứ, hòa giải…sau khi thực hiện xong các thủ tục trên, Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án.
- Trong trường hợp các đương sự không đồng ý với phán quyết sơ thẩm, thì có quyền kháng cáo lên tòa án cấp trên trực tiếp để yêu cầu xét xử phúc thẩm vụ án.
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline bên dưới nếu bạn đang có thắc mắc và cần giải quyết các vấn đề về pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
January 14, 2020 at 07:00AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét