Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

Tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp giải quyết như thế nào?

Hiện nay, việc tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp diễn ra khá nhiều ở các tỉnh tây nguyên, miền núi tình hình khá phức tạp, nhức nhối. Để hiểu thêm về loại đất này cũng như hướng giải quyết tranh chấp đất đai trồng rừng, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

tranh chap dat rung dat lam nghiep
Giải quyết tranh chấp đất rừng, đất nông nghiệp theo quy định pháp luật

1. Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia làm ba nhóm:

  • Đất nông nghiệp;
  • Đất phi nông nghiệp;
  • Nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất rừng là loại đất nông nghiệp, gồm ba loại đất là:

  • Đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản và đặc sản rừng, động vật rừng có kết hợp với việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái và phòng hộ.
  • Đất rừng phòng hộ là loại đất phục vụ cho mục đích bảo vệ nguồn sinh thái đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước, giảm trừ phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu.
  • Đất rừng đặc dụng là loại đất phục vụ chủ yếu cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra hệ sinh thái rừng quốc gia, lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học, di tích, danh lam, thắng cảnh, nghỉ dưỡng sinh thái…

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đất rừng tự nhiên;
  • Đất trồng rừng;
  • Đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.

2. Tranh chấp đất đai và phương thức giải quyết tranh chấp

Tranh chap dat rung, dat lam nghiep và phuong thuc xu ly
Giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì TRANH CHẤP ĐẤT đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Điều 202 Luật đất đai 2013 có đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Giải quyết tranh chấp bằng con đường “hòa giải“;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Như vậy, con đường hòa giải có thể do hai bên thương lượng hoặc thông qua cơ quan hòa giải được quy định cụ thể. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (Ubnd) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ubnd cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại Ubnd cấp thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch Ubnd tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Lưu ý:

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất sau thì thủ tục hòa giải tại Ubnd cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện vụ án (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP). Cụ thể:

  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

Sau đó, đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ubnd cấp có thẩm quyền;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

3. Ubnd giải quyết tranh chấp như thế nào?

Trình tự này được quy định chi tiết tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.

  1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp, đất rừng phải nộp đơn yêu cầu tại Ubnd cấp có thẩm quyền.
  2. Chủ tịch Ubnd cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
  3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);
  4. Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ubnd cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ubnd cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chủ tịch Ubnd cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

4. Trình tự giải quyết tranh chấp đất tại Tòa án

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp tại Tòa án
Quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp đất đai tại TÒA ÁN được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền nơi có bất động sản đó.

  1. Người khởi kiện, khởi tố vụ án gửi đơn khởi kiện, khiếu nại và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
  2. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  3. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.
  4. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  5. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đối với đất rừng, đất lâm nghiệp. nếu có thắc mắc xin hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được sự tư vấn tốt nhất.



January 25, 2020 at 07:00AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét