Không ít trường hợp tranh chấp đất đai hiện nay phát sinh do đất của mình mà bị người làm sổ đỏ và đứng tên đối với đất đó. Trường hợp này gây ra rất nhiều vấn đề pháp lý bất lợi cho người chủ đất thật sự bởi việc người khác được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thửa đất của mình đồng nghĩa mình sẽ mất quyền sử dụng thửa đất đó. Vậy đất của mình đã bị người khác đứng tên thì làm cách nào để đòi lại đất? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
1. Sổ đỏ là gì?
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay, chủ thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có những vai trò sau đây:
- Đây là cơ sở, là căn cứ để nhà nước xác lập quyền quản lý đất đai đối với mỗi chủ thể sử dụng đất, đồng thời là căn cứ để chứng nhận người đứng tên trên sổ đất là người được quyền sử dụng đất.
- Là căn cứ để nhà nước theo dõi các biến động, kiểm soát các giao dịch về đất đai.
- Là căn cứ để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nước thực hiện đền bù khi nhà nước thu hồi đất.
- Là điều kiện để người sử dụng đất có thể thực hiện các giao dịch quyền sử dụng đất của mình, như là chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, để thừa kế quyền sử dụng đất…
Như vậy người được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có quyền năng rất lớn trong việc sử dụng đất của mình. Khi muốn lấy lại đất của mình, người bị mất đất phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã, nếu hòa giải không thành thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất
Để được UBND cấp xã hòa giải tranh chấp đất, trong trường hợp trên là đòi lại đất đã bị người khác đứng tên, một hoặc các bên phải nộp đơn yêu cầu lên UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải. Khi nhận được đơn yêu cầu, UBND cấp xã nơi có đất phải thành lập hội đồng hòa giải. Thành phần hội đồng hòa giải gồm:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
- Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
Có một điều phải đặc biệt chú ý là việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Sau khi xã tổ chức hòa giải thì phải có biên bản hòa giải ghi nhận ý kiến của các bên, xác định việc hòa giải thành hoặc không thành. Trong trường hợp hòa giải không thành thì người đòi đất CÓ QUYỀN gửi đơn đến Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp và hủy sổ đất của người đã được cấp sổ.
3. Thủ tục khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền
Người khởi kiện phải viết đơn khởi kiện, kèm theo hồ sơ khởi kiện và nộp tại tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp này phải yêu cầu tòa án tuyên hủy sổ đất đã được cấp sai đối tượng thì thẩm quyền xét xử thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất, căn cứ theo khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
3.1. Nội dung đơn khởi kiện
Cần phải có các nội dung chính như là thông tin cá nhân người khởi kiện, thông tin cá nhân người bị kiệt, nội dung khởi kiện, yêu cầu khởi kiện là yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất và hủy sổ đất đã cấp sai cho người khác.
3.2. Hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện phải nộp kèm sổ hộ khẩu, chứng minh nhân, giấy tờ chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của mình…Sau khi tòa án nhận đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí.
3.3. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, tòa án sẽ thụ lý hoặc không thụ lý đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện được thụ lý tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để thu thập chứng cứ và xác minh quyền sử dụng đất, nguồn gốc đất, hiện trạng sử dụng đất.
Tòa án sẽ căn cứ vào kết quả xác minh nguồn gốc đất, hiện trạng sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và tài liệu, chứng cứ các bên đưa ra để có thể quyết định ai là người có quyền sử dụng đất.
Xem thêm về thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm tại Tòa án: https://luatlongphan.vn/thu-tuc-giai-quyet-vu-an-dan-su-so-tham
Về việc khởi kiện đòi lại đất bị người khác đứng tên sổ đỏ, Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ sau:
Thứ nhất, tư vấn pháp luật về đất đai:
- Tư vấn luật về cách chia thừa kế theo pháp luật, thủ tục tiến hành nhận thừa kế, phân chia tài sản thừa kế.
- Tư vấn luật về nhà đất (đất đai – nhà ở) liên quan đến tính hợp pháp, điều kiện nhận thừa kế gồm hồ sơ khai di sản thừa kế, thủ tục nhận thừa kế.
Thứ hai, tham gia giải quyết tranh chấp liên quan vấn đề đất đai:
- Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định ai là người sở hữu, sử dụng hợp pháp nhà đất, ai được nhận thừa kế đất, nhận giá trị quyền sử dụng đất thừa kế.
- Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ thừa kế, biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, tài sản riêng.
- Giải quyết tranh đòi lại đất đai thừa kế.
Thứ ba, tham gia tố tụng tại phiên tòa:
- Tư vấn cho khách hàng phương án hòa giải, giải quyết tranh chấp.
- Hướng dẫn về trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện…
- Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa..
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa.
- Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền.
Trên đây là bài viết về lấy lại đất bị người khác đứng tên trên sổ đỏ. Nếu quý vị cần hỗ trợ tư vấn hoặc tranh tụng tại Tòa án thì hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Trân trọng cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Đất bị người khác đứng tên sổ đỏ thì lấy lại bằng cách nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Sỹ Ngọc Thùy Trang
January 13, 2020 at 10:04AM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét