Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là giao dịch giữa các bên trước khi tiến hành mua bán nhà ở. Tuy nhiên loại hợp đồng này chứa nhiều rủi ro pháp lý. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật Long Phan PMT.

mau hop dong dat coc mua ban chung cu
Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư cần có đầy đủ các điều khoản của hợp đồng theo luật định

Các trường hợp đặt cọc mua bán chung cư

Giữa bên bán (chủ đầu tư) và người mua (khách hàng)

Hợp đồng đặt cọc được thực hiện khi cả hai bên mua và bán đều thống nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng.

Điều kiện nhận đặt cọc là hai bên cùng thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng.

  • Bên mua yêu cầu bên bán cung cấp thông tin tổng quan về căn hộ
  • Thông tin các giấy tờ pháp lý thể hiện tính hợp pháp của căn hộ như biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp,…
  • Tiến độ thi công và thời gian hoàn thành để bàn giao
  • Thỏa thuận số tiền đặt cọc (luật không quy định về mức tiền đặt cọc nên số tiền đặt cọc do hai bên thỏa thuận và đảm bảo thực hiện theo hợp đồng).

Trên thực tế, hợp đồng đặt cọc chưa đảm bảo được tối ưu quyền lợi của người mua. Như đã nói, việc đặt cọc là thủ tục cơ bản giữa các bên để tiến đến ký hợp đồng mua bán chung cư, đây là hình thức đảm bảo cho giao dịch mua bán căn hộ. Số tiền đặt cọc sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng chung cư.

Vì vậy, khi ký kết hợp đồng đặt cọc, bên mua cần lưu ý điều khoản thanh toán trước khi đặt bút ký vào hợp đồng để tránh trường hợp mất tiền oan phí.

Một điểm quan trọng các bên trong giao dịch đặc biệt là người mua cần lưu ý về thời điểm ký kết hợp đồng đặt cọc cũng như thời điểm ký kết hợp đồng mua bán phải được thỏa thuận cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng và các điều khoản bồi thường, phạt vi phạm trước khi thực hiện giao dịch.

Giữa người bán (người đã ký hợp đồng với chủ đầu tư) và người mua

Người mua trước với chủ đầu tư mới có hợp đồng đặt cọc

  • Hợp đồng đặt cọc giữa người mua trước với chủ đầu tư được thực hiện với người mua sau phải đảm bảo được các giấy tờ về mặt pháp lý cũng như phải đảm bảo trình tự thủ tục đặt cọc.
  • Người mua cần chọn dự án chung cư đã được ngân hàng bảo lãnh, điều này đồng nghĩa là dự án đã được thẩm định về pháp lý cũng như đảm bảo về tiến độ xây dựng của dự án.

Người mua trước với chủ đầu tư mới có hợp đồng mua bán

Giai đoạn đã được bàn giao nhà

Khi ký hợp đồng đặt cọc căn hộ chung cư đã bàn giao nhà, bên mua cần lưu ý những điều khoản trong hợp đồng như: giấy chứng nhận hợp pháp của căn hộ, chính sách quản lý, duy trì, bảo dưỡng, mức phí đóng hàng năm, kiểm tra các thông tin liên quan đến hệ thống phòng cháy chữa cháy,…

Các thông tin cần được đảm bảo trong hợp đồng đặt cọc mua chung cư đã được bàn giao nhà bao gồm:

  • Thông tin cá nhân của bên bán và bên mua
  • Thông tin về căn hộ (diện tích, giá trị căn hộ, trang thiết bị,…)
  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn thanh toán cho các đợt tiếp theo
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
  • Quy định tiền thuế
  • Chữ ký xác nhận của hai bên.

Giai đoạn chưa được bàn giao nhà

Hợp đồng đặt cọc trong giai đoạn này thông thường để giữ chỗ cho căn hộ chung cư. Người mua cần xem xét các yếu tố sau trước khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc:

  • Tiến độ thi công của căn hộ
  • Thời gian cam kết bàn giao căn hộ
  • Mức bồi thường trong trường hợp chủ đầu tư chậm giao nhà, phạt vi phạm
  • Hình thức xử lý đối với các thiết kế thi công không đúng như hợp đồng đã cam kết
  • Yêu cầu xem phụ lục hợp đồng, chi tiết thiết kế, thi công,…

Người mua trước đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà

  • Người mua sau khi ký hợp đồng đặt cọc yêu cầu người bán cung cấp thông tin về căn hộ, các giấy tờ pháp lý như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), biên bản bàn giao căn hộ, biên bản thỏa thuận đặt cọc.
  • Nếu có đầy đủ các giấy tờ pháp lý, người mua mới được thỏa thuận hợp đồng đặt cọc.
  • Tiến hành công chứng hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng theo quy định.
  • Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền.

Rủi ro của hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư

rui ro khi dat coc chung cu
Các bên thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư cần chú ý để tránh rủi ro xảy ra
  • Rủi ro liên quan đến quy hoạch: nhà đất đã hợp pháp và đầy đủ thủ tục nhưng lại vướng vào các công trình đang quy hoạch, giải tỏa…
  • Rủi ro vì nhà đất chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý
  • Rủi ro do tranh chấp, các vấn đề chưa giải quyết được như đồng sở hữu
  • Rủi ro do bên bán không xuất trình đầy đủ các giấy tờ do đang bị thế chấp, cầm cố.
  • Rủi do do các cơ quan hành chính nhà nước đang thụ lý hồ sơ nhà đất.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư

quy dinh ve hop dong dat coc mua ban chung cư
Bên bán giao cho bên mua một số tiền để thực hiện giao kết hợp đồng

Các điều khoản của hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư cần đáp ứng cơ bản nội dung của hợp đồng quy định tại (Khoản 2 điều 398 Bộ luật dân sự 2015), cụ thể như sau:

  • Thông tin cơ bản của bên bán và bên mua (họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại,…)
  • Thông tin đối tượng giao dịch (căn hộ chung cư: diện tích đất, diện tích xây dựng, tình trạng nhà bao gồm các trang thiết bị, kết cấu nhà, tiến độ xây dựng,…)
  • Số tiền đặt cọc bên mua giao cho bên bán sau khi ký hợp đồng đặt cọc
  • Thời gian hai bên thực hiện giấy tờ thủ tục pháp lý tiếp theo
  • Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, phương thức thanh toán
  • Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Hai bên ký nhận, kết thúc giai đoạn đặt cọc để chuyển qua giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán chung cư.

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Tên hợp đồng (Hợp đồng đặt cọc mua bán chung cư)
  • Xác định chủ thể tham gia hợp đồng
  • Các thông tin căn nhà cần ghi trong hợp đồng đặt cọc như sau: Địa chỉ, diện tích, tình trạng nhà có bao gồm các trang thiết bị, kết cấu nhà.
  • Giá bán và phương thức thanh toán
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
  • Cam kết chung

Trên đây là nội dung bài viết về hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn pháp luật. Xin cảm ơn.



April 30, 2020 at 01:00PM

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Thủ tục chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ

Chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay khi nhu cầu về nhà ở ngày càng cao. Tuy nhiên hình thức mua bán này chứa rất nhiều rủi ro khi chưa có sổ đỏ. Để hạn chế những rủi ro không mong muốn khi thực hiện, các bên cần nắm rõ quy định của pháp luật. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan cho quý bạn đọc.

huong dan thu tuc chuyen nhuong chung cu chua co so do
Chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ là giao dịch thường xuyên diễn ra giữa các bên

Điều kiện chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý quan trọng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất hợp pháp. Đây là văn bản chứng minh người sử dụng đất có quyền sở hữu hợp pháp đối với đất cũng như tài sản có trên đất của mình.

Giao dịch mua bán chung cư phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ bên bán cho bên mua để thể hiện việc chuyển giao quyền sử dụng căn hộ. Tuy nhiên không phải trường hợp mua bán căn hộ nào cũng cần phải có sổ đỏ.

Theo quy định tại (khoản 2 Điều 118 Luật nhà ở 2014) giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận trong trường hợp sau:

  • Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định pháp luật. 
  • Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Nhận thừa kế nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Quy định chuyển nhượng căn hộ chưa có sổ đỏ

mua ban chung cu khong co so do
Chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai (chung cư) không bắt buộc có sổ đỏ

Chuyển nhượng căn hộ chung cư khi chưa có sổ đỏ thực chất là giao dịch chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai. Căn cứ theo quy định tại (Điều 59 Luật kinh doanh bất động sản 2014), việc chuyển nhượng này được quy định như sau:

  • Bên mua, bên thuê mua có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được lập thành văn bản, có xác nhận của chủ đầu tư vào văn bản chuyển nhượng.
  • Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, bên thuê mua nhà ở với chủ đầu tư.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên trong việc chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.
  • Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thủ tục thực hiện chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ

ky ket hop dong mua ban chung cu khong co so do
Các bên thực hiện ký kết hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ

  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục thực hiện

Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư được quy định tại (Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD), cụ thể như sau:

Bước 1: Lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật. (công chứng, chứng thực nếu bên bán không phải là tổ chức có chức năng chuyên về kinh doanh bất động sản).

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế.

Bước 3: Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ này bao gồm:

  • Năm bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Chủ đầu tư xác nhận và văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán trong thời hạn 05 ngày làm việc và giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau:

  • 02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư, trong đó có 01 bản của bên chuyển nhượng và 01 bản của bên nhận chuyển nhượng;
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.

Bước 4: Chủ đầu tư cấp văn bản xác nhận thay đổi chủ thể trên hợp đồng mua bán, xác nhận số tiền còn lại phải thanh toán theo hợp đồng mua bán. Bên bán phải lập biên bản bàn giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ (VAT) cho bên mua và bàn giao nhà nếu đã có nhà.

Bước 5: Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ cho người mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho bên mua trừ trường hợp bên mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho căn hộ chung cư

Trường hợp 1: Bên chuyển nhượng thực hiện (chủ đầu tư)

  1. Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai
  2. Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thuế thực hiện thẩm định hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có)
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính: thuế, phí, lệ phí (lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân)
  4. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận, chủ đầu tư trao giấy chứng nhận cho bên mua.

Trường hợp 2: Bên mua tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận

Theo quy định tại (khoản 3 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP), trong trường hợp này, bên mua phải yêu cầu bên bán (chủ đầu tư) cung cấp hồ sơ cho mình để tự đăng ký. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
  • Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.

Nội dung bài viết trên cũng đã phần nào giúp bạn đọc biết được thủ tục chuyển nhượng chung cư chưa có sổ đỏ nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp quý bạn đọc cần sự giúp đỡ trực tiếp từ luật sư trong việc tư vấn thủ tục pháp lý về mua bán đất đai, quý bạn đọc hãy nhấc máy gọi đến hotline 1900636387 của Công ty Luật Long Phan PMT. Xin cảm ơn.



April 29, 2020 at 01:00PM

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Trường hợp nào được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất ?

Miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất được áp dụng đối với một số trường hợp nhất định theo luật định chẳng hạn như trong giao dịch mua bán đất giữa các chủ thể có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.  Để biết được cụ thể là như thế nào, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

quy dinh mien thue thu nhap ca nhan
Đóng thuế thu nhập cá nhân trong mua bán đất là nghĩa vụ của người có thu nhập từ việc bán đất

Nghĩa vụ chịu thuế TNCN trong giao dịch mua bán nhà đất

Trong giao dịch mua bán đất đai, ngoài việc thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì người bán đất phải chịu thêm nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân đối với giao dịch mua bán đất.

Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là thu nhập chịu thuế theo quy định tại (điểm a khoản 5 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012).

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch mua bán nhà đất là giá chuyển nhượng nhân với 2% thuế suất quy định tại (khoản 1 Điều 21 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua đất?

mien thue tncn khi mua ban nha
Thuế thu nhập cá nhân được miễn trong giao dịch mua bán đất ở một số trường hợp theo luật định

Đóng thuế là nghĩa vụ của người dân. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhất định cụ thể là trong giao dịch mua bán nhà đất, chủ thể thực hiện chuyển nhượng được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại (Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012) như sau:

Trường hợp giao dịch mua bán nhà đất được thực hiện giữa những người có cùng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng

Trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất duy nhất. Trong trường hợp này, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện:

  • Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó)
  • Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày. Thời gian này căn cứ theo ngày cấp được ghi trên giấy chứng nhận.
  • Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ
  • Việc xác định được căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở.
  • Cá nhân có trách nhiệm kê khai thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trình tự thực hiện miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua đất

thu tuc mien thue tncn
Hồ sơ miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua đất được thực hiện theo trình tự luật định

Hồ sơ miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua đất được nộp kèm theo hồ sơ khai thuế TNCN. Cụ thể như sau:

Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu (Tờ khai mẫu số 11/KK-TNCN)
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao)
  • Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế TNCN.

Trình tự giải quyết

Nơi nộp hồ sơ: nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa liên thông hoặc Chi cục thuế nơi có nhà, đất chuyển nhượng hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Thời hạn nộp hồ sơ: hồ sơ nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực hoặc thời hạn chậm nhất là  thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán.

Nội dung bài viết trên cũng đã phần nào giúp bạn đọc nắm được các trường hợp về miễn thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà đất. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý về thuế, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.



April 25, 2020 at 01:00PM

Thủ tục tố cáo người mượn sổ đỏ tự ý sang tên

Tố cáo người mượn sổ đỏ tự ý sang tên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về tài sản. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết được cách thức tố cáo hành vi này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

thu tuc to cao tu y sang ten so do
Sổ đỏ là chứng thư pháp lý về đất mà nhà nước trao cho người sở hữu hợp pháp

Quy định pháp luật về sang tên sổ đỏ

to cao hanh vi tu y sang ten so do
Thủ tục sang tên hợp pháp khi có sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp đối với người sử dụng đất.

Sang tên sổ đỏ hay còn gọi là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất. Theo quy định của pháp luật, việc chuyển quyền sử dụng đất chỉ được coi là hợp pháp khi việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và giao dịch này phải được lập thành văn bản.

Việc sang tên sổ đỏ phải được chính người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện.

Điểm quan trọng để xác định giao dịch có giá trị hợp pháp khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công chứng tại Văn phòng công chứng theo quy định tại (khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).

Hậu quả pháp lý của việc sang tên sổ đỏ trái luật

Sổ đỏ bị sang tên từ người giả mạo sẽ không có giá trị pháp lý và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Hành vi tự ý sang tên sổ đỏ của người khác là hành vi trái pháp luật. Hậu quả nghiêm trọng của hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Hành vi mượn sổ đỏ và tự ý sang tên thành của mình là hành vi lừa đảo, lợi dụng lòng tin của chủ sở hữu đất hợp pháp để chiếm đoạt giá trị tài sản (sổ đỏ). Hình thức lừa đảo ở đây được thực hiện thông qua hợp đồng (mượn).

Cấu thành hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Về mặt chủ thể: người thực hiện hành vi tự ý sang tên sổ đỏ của người khác là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại (Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Về mặt khách thể: người thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản (sổ đỏ) của chủ sở hữu hợp pháp.

Về mặt khách quan: người thực hiện hành vi có được sổ đỏ của người khác hợp pháp bằng hình thức mượn. Việc mượn sổ đỏ không trái luật nhưng sử dụng sổ đỏ để chuyển nhượng cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là dấu hiệu của hành vi khi lợi dụng lòng tin của người khác thực hiện cho mục đích xấu xa.

Về mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý và mục đích

  • Lỗi cố ý ở đây được xác định là người thực hiện hành vi phải biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, gây hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong muốn/không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
  • Mục đích của hành vi là chiếm đoạt sổ đỏ của chủ sở hữu hợp pháp để thực hiện giao dịch mua bán đất bất chính. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Từ những phân tích nêu trên thì hành vi tự ý sang tên sổ đỏ của người khác đã có đủ dấu hiệu cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Tố cáo hành vi mượn sổ đỏ tự ý sang tên

thu tuc to cao tu y sang ten so do
Mượn sổ đỏ tự ý sang tên là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Người bị xâm phạm về quyền và lợi ích về đất có thể tố cáo hành vi của người đã tự ý sang tên sổ đỏ của mình theo quy định pháp luật.

Nội dung đơn tố cáo

  • Ngày, tháng, năm làm đơn tố cáo
  • Tên đơn tố cáo (Đơn tố cáo v/v Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (cơ quan điều tra cấp huyện)
  • Tên, địa chỉ cư trú của người tố cáo
  • Tên, địa chỉ cư trú của người bị tố cáo
  • Trình bày nội dung tố cáo (nêu rõ lý do, hành vi chứng minh người bị tố cáo xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình,…)
  • Yêu cầu giải quyết
  • Ký tên ghi rõ họ tên người tố cáo
  • Bằng chứng kèm theo để cơ quan công an xác minh, điều tra (giấy mượn sổ đỏ, …)

Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ (khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKNDTC)  thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:

  • Cơ quan điều tra
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
  • Viện kiểm sát các cấp
  • Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Đồng thời theo (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015) quy định về việc phân cấp thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền giải quyết hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người tố cáo.

Thủ tục giải quyết

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

  • Quyết định khởi tố
  • Không khởi tố vụ án hình sự

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng theo quy định tại (khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).

Để thuận lợi cho quá trình điều tra và đơn tố cáo sớm được giải quyết, người tố cáo cần cung cấp các chứng cứ, tài liệu có liên quan đến hành vi của người bị tố cáo, nhằm phục vụ tốt công tác điều tra của cơ quan điều tra.

Nội dung bài viết trên là hướng dẫn về thủ tục tố cáo đối với hành vi mượn sổ đỏ của người khác và tự ý sang tên sổ đỏ thành của mình.

Nếu quý bạn đọc cần sự trợ giúp của luật sư về thủ tục pháp lý trong việc soạn thảo đơn tố cáo hay tìm hướng giải quyết hành vi bị người khác sang tên sổ đỏ trái luật, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn tranh chấp đất đai. Xin cảm ơn.



April 25, 2020 at 10:00AM

Nhà được nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm có được coi là di sản ?

Nhà được nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm được hưởng các quyền và lợi ích tương tự như các loại đất khác. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định. Để biết được loại đất này có được coi là di sản, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về vấn đề pháp lý trên.

quy dinh nha dat thue tra tien hang nam
Quyền của người sử dụng đất thuê hàng năm được quy định theo pháp luật đất đai

Quy định pháp luật về quyền thừa kế đối với đất thuê trả tiền hàng năm

quy dinh ve di san dat thue hang nam
Đất thuê trả tiền hàng năm chỉ được để lại di sản đối với tài sản có trên đất

Theo quy định tại (Điều 612 Bộ luật dân sự 2015) di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác, đó là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản thừa kế được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Đất thuê trả tiền hàng năm được nhà nước cho người sử dụng đất thuê lại theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm.

Người sở hữu đất thuê trả tiền thuê hàng năm có các quyền đối với tài sản trên đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình cụ thể là để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Người nhận thừa kế được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất đai theo mục đích đã được xác định được quy định tại (điểm c khoản 2 Điều 179 Luật đất đai 2013).

Theo quy định tại (khoản 24 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì người sử dụng đất thuê đất của nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm và được cấp giấy chứng nhận thì  được cho thuê tài sản gắn liền với đất đã được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Người thuê tài sản phải sử dụng tài sản trên đất theo mục đích đã được xác định trong quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất đã ký.

Quyền của người sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm

de lai di san là dat thue hang nam
Quy định về di sản đối với nhà được nhà nước cho thuê trả tiền thuê hàng năm

Người sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền hàng năm được hưởng các quyền theo quy định tại (khoản 2 Điều 179 Luật đất đai 2013) cụ thể như sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân có quyền bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Sau khi mua , người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định
  • Hộ gia đình, cá nhân có quyền để lại thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu gán liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.
  • Có quyền cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự. Theo đó, bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
  • Quyền cho thuê tài sản, hộ gia đình có quyền cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định
  • Hộ gia đình thuê đất có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế

Thành phần hồ sơ

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Di chúc (nếu có)
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy chứng tử

Trình tự thực hiện

  1. Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế
  2. Tổ chức hành nghề công chứng xem xét, kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ.
  3. Niêm yết tại UBND cấp xã nơi có di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày
  4. Sau thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế và trả kết quả công chứng cho người có yêu cầu.
  5. Sau khi hoàn tất các thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.
  6. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  7. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định.

Bài viết trên đây cũng đã phần nào giúp bạn đọc nắm được quy định về đất thuê trả tiền hàng năm. Nếu có nhu cầu tư vấn pháp luật đất đai và cần gặp luật sư hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT thông qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn.



April 25, 2020 at 07:00AM

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Hướng dẫn người nước ngoài kiện đòi giữ đất cha mẹ đã chết

Người nước ngoài kiện đòi giữ đất cha mẹ đã chết cần phải nắm được quy định của pháp luật thừa kế. Đất đai là tài sản quý giá của người chết để lại phải được những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thừa kế và giữ gìn. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giúp bạn đọc cách thức giải quyết vấn đề kiện đòi giữ đất.

nguoi nuoc ngoai kien doi giu dat
Đất của cha mẹ đã chết để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật

Người nước ngoài có được hưởng thừa kế là đất?

Theo quy định của pháp luật thừa kế, di sản do người chết để lại được phân chia theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Đối với việc phân chia di sản là đất của cha mẹ để lại theo di chúc thì được việc phân chia được thực hiện theo di chúc. Vì di chúc thể hiện ý nguyện của người chết để lại nên dù là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay người nước ngoài thì pháp luật vẫn công nhận được hưởng thừa kế.

Nếu phát sinh tranh chấp giữa các đồng thừa kế theo di chúc, thì phần di sản được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại (Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).

Việc phân chia thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định bằng hàng thừa kế của cha mẹ đã chết. Những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần thừa kế bằng nhau theo quy định tại (khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015).

Theo quy định tại (khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013) người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

  • Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại (điểm e khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013) và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho
  • Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Điều kiện để người nước ngoài đòi giữ đất

quy dinh dung ten so do cua nguoi nuoc ngoai
Người nước ngoài không có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp đất do cha mẹ để lại thì người nước ngoài không có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được hưởng giá trị của mảnh đất, do đó vẫn được kiện đòi lại.

Để đòi lại nhà đất từ cha mẹ đã chết, người nước ngoài cần phải chứng minh được hai yếu tố về quan hệ nhân thân và chứng minh quyền sử dụng đất là của cha mẹ đã chết để lại.

  • Chứng minh quan hệ về nhân thân. Pháp luật không có quy định việc người nước ngoài thì không được hưởng thừa kể nhà đất. Do đó, nếu như người nước ngoài chứng minh được có quan hệ nhân thân với người để lại di sản (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật) hoặc chứng minh được mình được nhận tài sản theo di chúc để lại.
  • Chứng minh tài sản mà người nước ngoài yêu cầu đòi là của cha mẹ đã chết để lại. người nước ngoài phải chứng minh tài sản (quyền sử dụng đất) là tài sản hợp pháp của cha mẹ và họ được hưởng tài sản hợp pháp.

Thông thường tranh chấp kiện đòi giữ đất xảy ra từ việc tranh giành quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình sau khi ông bà, cha mẹ chết để lại.

Trong trường hợp bị người khác lấy đất của cha mẹ để lại, người nước ngoài có thể kiện ra tòa để đòi lại đất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Trình tự thực hiện kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết

kien doi giu dat cua nguoi nuoc ngoai
Thủ tục kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết được thực hiện theo quy định của pháp luật

Thủ tục kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết được thực hiện theo quy định của pháp luật

Nội dung đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện đòi giữ đất cha mẹ đã chết để lại phải đảm bảo đầy đủ nội dung của một đơn khởi kiện được quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên đơn khởi kiện (Yêu cầu phân chia di sản)
  • Tên tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc, số điện thoại của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thành phần hồ sơ

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Giấy khai sinh, giấy chứng từ,… cùng các giấy tờ khác có liên quan.

Thẩm quyền của Tòa án

Kiện đòi giữ đất của cha mẹ đã chết của người nước ngoài là tranh chấp yêu cầu phân chia di sản (đất đai). Đây là tranh chấp có yếu tố nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại (điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Thủ tục khởi kiện

  1. Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  2. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, tòa án thông báo đóng tiền tạm ứng án phí để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền.
  3. Nộp biên lai cho Tòa án. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa ban hành thông báo thụ lý vụ án.
  4. Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  5. Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
  6. Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.
  7. Tiến hành xét xử phúc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, khán nghị.
  8. Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có kháng nghị về bản án, quyết định đó cua Tòa án.

Bài viết trên đây hướng dẫn cách thức để người nước ngoài kiện đòi giữ đất của cha mẹ để lại. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc cần sự giúp đỡ của luật sư về tranh chấp thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.



April 24, 2020 at 01:00PM

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất

Điều kiện hưởng chính sách tái định cư khi bị thu hồi đất được pháp luật quy định cụ thể. Bên cạnh việc bồi thường về đất khi thu hồi, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được hỗ trợ tái định cư. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ bạn đọc biết được các trường hợp được hưởng chính sách này.

dieu kien huong chinh sach tai dinh cu
Người bị nhà nước thu hồi đất được hưởng chính sách định cư theo quy định pháp luật

Tái định cư là gì?

Tái định cư là hình thức hỗ trợ về đời sống của Nhà nước khi thực hiện chính sách thu hồi đất của người dân. Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và quỹ đất hiện có của Nhà nước, người dân sẽ được bồi thường số lượng suất tái định cư phù hợp.

Hỗ trợ tái định cư chỉ áp dụng với những cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất và phải chuyển đi nơi khác để sinh sống.

Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ tái định cư

Chính sách hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở theo quy định tại (điểm c khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013).

Các trường hợp được hỗ trợ tái định cư theo quy định tại (Điều 79 Luật đất đai 2013) và (Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:

  • Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi
  • Trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

Các khoản hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

chinh sach tai dinh cu
Suất tái định cư được quy đổi bằng tiền hoặc bằng nhà ở theo quy định của pháp luật

Tiền tạm cư

Khi thu hồi đất của người dân, nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư bao gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.
  • Nếu người có đất bị thu hồi tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ubnd cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương  quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Hỗ trợ ổn định đời sống

Việc hỗ trợ ổn định đời sống thực hiện theo quy định sau tại (Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) như sau:

  • Thu hồi đất nông nghiệp từ 30% đến 70% đang sử dụng thì được hỗ trợ thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối  đa là 24 tháng.
  • Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian  hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
  • Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 1 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Mức hỗ trợ chính sách tái định cư

  • Theo quy định tại (Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP) suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
  • Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tịch căn hộ tối thiểu theo quy định.
  • Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định
  • Nếu tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.

Thực hiện chính sách tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

ho tro tai dinh cu cho nguoi dan
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện tái định cư
  1. UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
  2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã.
  3. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư.
  4. Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở ubnd cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.

Lưu ý: Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Nội dung bài viết trên nhằm giúp bạn đọc nắm được quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tái định cư của nhà nước khi thu hồi đất.

Trong trường hợp quý bạn đọc đang gặp phải vướng mắc về luật đền bù tái định cư và có nhu cầu tìm kiếm luật sư hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để nhận được sự tư vấn từ luật sư đất đai. Xin cảm ơn.



April 24, 2020 at 07:00AM

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính



Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quản lý hành chính có tình tiết, mức độ nghiêm trọng khác nhau thì không giống nhau. Vậy, pháp luật hiện nay quy định về vấn này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ Phan Mạnh Thăng cung cấp cho quý độc giả thông tin tham khảo hữu ích. 

Cơ quan chức năng chỉ được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn luật định

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền

Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định người có thẩm quyền phải ra quyết định XPVPHC trong thời hạn như sau:
·       07 ngày, kể từ ngày lập biên bản đối với vụ việc thông thường;
·       30 ngày, kể từ ngày lập biên bản đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc vụ việc thuộc trường hợp giải trình;
·       Nếu vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, thuộc trường hợp giải trình và cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn, thời hạn gia hạn tối đa là 30 ngày;
Lưu ý, quá thời hạn chuyển hồ sơ vụ vi phạm để XPVPHC, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật  thuộc loại cấm lưu hành.


Thủ tục giải trình và chuyển hồ sơ ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định xử phạt

2. Giải trình vụ vi phạm và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính

2.1. Giải trình vụ vi phạm

Cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền XPVPHC đối với những hành vi vi phạm sau đây:
·       Hành vi mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
·       Hành vi mà pháp luật quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức.
Người có thẩm quyền phải xem xét ý kiến giải trình trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp không có yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức trong thời hạn:
·       05 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu giải trình bằng văn bản. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn tối đa 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm;
·       02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. nếu giải trình trực tiếp.

2.2. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính

Nếu vụ việc được thụ lý giải quyết bởi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra một trong các quyết định dưới đây, cơ quan đó phải chuyển quyết định kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính:
·       Không khởi tố vụ án hình sự;
·       Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự;
·       Đình chỉ điều tra;
·       Đình chỉ vụ án.
Thời hạn ra quyết định XPVPHC là 30 ngày, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định trên kể trên. Trong trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.

3. Trường hợp không ra quyết định xử phạt

Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
·       Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 11 Luật này;
·       Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
·       Hết thời hiệu XPVPHC hoặc hết thời hạn ra quyết định XPVPHC;
·       Cá nhân vi phạm chết, mất tích;
·       Tổ chức vi phạm đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
·       Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Người nhận được quyết định xử phạt có nghĩa vụ phải thi hành

4. Thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

·       Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định XPVPHC có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác để thi hành;
·       Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định XPVPHC, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quyết đó có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó;
·       Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định XPVPHC thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt;
·       Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định XPVPHC bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó;
·       Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu quý bạn đọc còn điều gì chưa tường tận xin vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư của chúng tôi thông qua hotline để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.
Tham khảo thêm:
Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Giám đốc Công ty Luật Long Phan PMT. 
Chuyên tư vấn luật Đất Đai, Nhà ở, Doanh Nghiệp, Hợp Đồng, Tư vấn thủ tục khởi kiện, tranh chấp thừa kế, ...
Địa chỉ: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Email: phanmanhthanglp@gmail.com
Phone: 0908 748 368
 Bản đồ chỉ đường: 
Đăng ký tư vấn miễn phí:

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê đất công ích

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê đất công ích của xã được UBND có thẩm quyền thụ lý giải quyết hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án. Tranh chấp đất công ích thuê của xã là tranh chấp phổ biến và tương đối phức tạp. Thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật có liên quan.

Tranh chap hop dong thue dat cong ich
Xã có thẩm quyền cho người dân thuê canh tác trên diện tích đất của xã

Đất công ích được quy định như thế nào

Đất công ích là một quỹ đất mà tùy từng địa phương tạo lập nhằm mục đích kinh tế – xã hội phục vụ lợi ích công cộng của một cộng đồng nhất định. Thông thường, mỗi đơn vị hành chính xã sẽ tạo lập ra một quỹ đất công ích nhằm phục vụ các sự kiện văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai 2013:

Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Đất công ích được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
  • Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Đối với diện tích chưa được sử dụng thì UBND xã có thể cho cá nhân, tổ chức thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Thời hạn thuê không quá 5 năm, thông qua hình thức đấu thầu và trả tiền thuê đất.

Đơn vị có thẩm quyền cho thuê đất công ích

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 59, khoản 4 Điều 132 Luật Đất đai 2013:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, UBND xã là đơn vị có thẩm quyền cho thuê đất công ích theo quy định của pháp luật.

Đất công ích được người dân thuê canh tác khi thu hồi có được bồi thường không?

Thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về UBND cấp tỉnh nơi có đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

UBND tinh co tham quyen thu hoi dat cong ich
UBND xã cho người dân thuê đất công ích để sản xuất

Căn cứ Điều 76 Luật Đất đai 2013, những trường hợp đất bị thu hồi không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về chi phí đầu tư:

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;
  • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
  • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
  • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Như vậy, đất công ích khi bị thu hồi sẽ được bồi thường chi phí đầu tư bao gồm các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau theo quy định tại Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP:

  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất đai.

Như vậy, khi nhà nước thu hồi đất công ích đang thuê của xã để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thì chúng ta có thể được bồi thường những chi phí đầu tư căn cứ theo quy định của pháp luật.

Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê đất công ích của xã.

Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Khi có tranh chấp liên quan đất công ích đang thuê của UBND xã để canh tác mà bị thu hồi, không đồng tình với quyết định thu hồi và bồi thường của UBND cấp tỉnh, người thuê đất bị thu hồi có thể khiếu nại, khởi kiện để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê đất công ích.

Thủ tục khiếu nại

Theo quy định tại Điều 21 Luật Khiếu nại 2012, đối với trường hợp tranh chấp đất công ích do bị thu hồi thì thẩm quyền giải quyết thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh là đơn vị ban hành quyết định thu hồi, bồi thường đất công ích của xã.

Trình tự thủ tục khiếu nại:

  1. Làm đơn khiếu nại quyết định thu hồi đất của chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý, Chủ tịch UBND tỉnh phải thông báo về việc thụ lý khiếu nại cho người khiếu nại biết theo quy định tại Điều 27 Luật khiếu nại 2012.
  3. Trong thời gian không quá 30 ngày hoặc không quá 45 ngày đối với những vụ việc phức tạp thì phải ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại 2012.
  4. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có thể khiếu nại lần 2 lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường để giải quyết hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

Thủ tục khởi kiện

Trường hợp người có tranh chấp muốn khởi kiện hành chính đối với quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND tỉnh thì có thể thực hiện thủ tục theo quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015.

Theo quy định tại Điều 30, Điều 32 LTTHC 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có quyết định thu hồi đất công ích bị kiện có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp.

thu hoi dat phat sinh tranh chap
Khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp thuê đất công ích

Trình tự thủ tục được thực hiện như sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết;
  2. Tòa án xem xét thụ lý vụ án, tiến hành đối thoại theo quy định;
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án hành chính;
  4. Tòa án cấp cao xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo kháng nghị.

Trên đây là bài tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất công ích thuê của UBND xã. Mọi thắc mắc phát sinh xin liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi./.



April 21, 2020 at 01:09PM

Hướng dẫn xử lý khi di chúc bị thất lạc

Hướng dẫn cách xử lý khi di chúc bị thất lạc có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản trước khi chết nhằm phân chia tài sản đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp, di chúc bị thất lạc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai, trộm cắp…Như vậy, khi đó chúng ta sẽ giải quyết di sản của người chết để lại như thế nào?

thua ke nha dat theo quy dinh cua luat
Di chúc cha mẹ để lại bị thất lạc thì di sản được chia theo quy định của pháp luật

Chia di sản thừa kế theo pháp luật khi di chúc bị thất lạc

Khi di chúc cha mẹ để lại bị thất lạc, chúng ta không còn có căn cứ để chia di sản thừa kế theo ý nguyện của người để lại di sản. Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 642 BLDS 2015 có những hướng giải quyết sau:

  • Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
  • Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
  • Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Khi di chúc thất lạc thì di sản của người chết để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì có ba hàng thừa kế theo pháp luật:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế được chia theo nguyên tắc sau:

Những người cùng chung hàng thừa kế được chia phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Di chúc thất lạc tìm lại được xử lý như thế nào

Di chúc bị thất lạc tuy nhiên sau đó tìm lại được, có nội dung chứng minh được ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 2,3 Điều 642 BLDS 2015:

Tim lai duoc di chuc phai chia lai
Phát sinh tranh chấp chia thừa kế cha mẹ để lại do di chuc bị thất lạc
  • Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
  • Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc

Trường hợp di sản thừa kế chưa được chia và tìm lại được di chúc bị thất lạc thì di sản sẽ được chia theo nội dung quy định trong di chúc.

Khi đó sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề như:

  • Di chúc có hợp pháp hay không;
  • Hiệu lực của bản di chúc.

Khi tìm thấy di chúc và chia tài sản theo ý chí của người để lại di sản thì điều đầu tiên phải quan tâm đến đó chính là tính pháp lý của di chúc. Di chúc có được lập đúng với quy định của pháp luật hay không.

Căn cứ quy định tại Điều 630 BLDS quy định về điều kiện để di chúc hợp pháp:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015

Di chúc cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định đối với những trường hợp cần phải công chứng, chứng thực hay cần có người làm chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một bản di chúc được lập ra không phải lúc nào toàn bộ nội dung của nó cũng có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Có những trường quy định tại Điều 643 BLDS 2015 về những trường hợp di chúc không có hiệu lực hoặc chỉ có hiệu lực một phần khi di sản để lại không còn hoặc còn một phần tại thời điểm mở thừa kế.

Di chuc co nguoi lam chung trong mot so truong hop
Di chúc phải tuân thủ những quy định về nội dung cũng như hình thức

Như vậy, khi di chúc bị thất lạc mà tìm lại được thì phải tiến hành chia di sản theo nội dung di chúc khi mà di sản thừa kế đó chưa được chia. Ngoài những phân tích phía trên, thì di sản thừa kế sẽ được chia cho những người được theo ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc.

Trường hợp những người như con chưa thành niên, vợ, cha, mẹ, con thành niên mà không có khả năng lao động mà không được cho hưởng di sản theo di chúc hoặc được cho hưởng nhưng ít hơn 2/3 phần của một người hưởng di sản nếu chia thừa kế theo pháp luật thì những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 về thừa kế không theo nội dung di chúc.

Đã tiến hành chia di sản mà tìm lại được di chúc

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 642 BLDS 2015, trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Căn cứ quy định tại Điều 623 BLDS 2015, thời hiệu yêu cầu chia di sản được quy định như sau:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong khoảng thời gian này, khi có yêu cầu của những người được thừa kế theo di chúc thì dù cho di sản đã được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật thì vẫn phải chia lại di sản theo nội dung của di chúc đã thất lạc mà tìm lại được để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế theo di chúc.

Trên đây là tư vấn hướng giải quyết, thủ tục liên quan đến vấn đề di chúc thất lạc. Mọi thắc mắc, tranh chấp thừa kế phát sinh xin liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết và cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết./.



April 21, 2020 at 10:00AM